Biệt đội huyền thoại Mỹ: Hứng các đòn "tra tấn" mà người thường không thể chịu nổi, NASA chịu ơn mãi mãi

Thứ Hai, 12 Tháng Mười 20205:00 SA(Xem: 6107)
Biệt đội huyền thoại Mỹ: Hứng các đòn "tra tấn" mà người thường không thể chịu nổi, NASA chịu ơn mãi mãi

Cho đến nay, Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) vẫn là một "đế chế" khám phá vũ trụ mạnh nhất, nổi tiếng nhất trong lịch sử. Nhờ có NASA, nhân loại đạt được bước tiến đột phá nhất mọi thời đại: Năm 1969, lần đầu tiên con người đặt chân lên Mặt Trăng - vệ tinh tự nhiên duy nhất và lớn nhất của Trái Đất, cách chúng ta ở khoảng cách trung bình 384.403 km (với cận điểm là 363.104 km, viễn điểm là 405.696 km).

Ra đời một năm sau bối cảnh Liên Xô vừa phóng thành công vệ tinh nhân tạo Sputnik 1 lên quỹ đạo Trái Đất tầm thấp năm 1957, NASA non trẻ phải đối mặt với rất nhiều thử thách để khẳng định vị thế nước Mỹ trong cuộc đua vào không gian thời Chiến tranh Lạnh (1946-1991). Đọc series về Liên Xô tại đây.

Cuối thập niên 1950, một trong những thách thức lớn nhất của NASA nói riêng và các nhà chiến lược vũ trụ quốc tế nói chung chính là xác định xem liệu chuyến bay của con người vào không gian có khả thi hay không.

Một điều chưa được các nhà khoa học bấy giờ hiểu rõ đó là môi trường không trọng lượng kéo dài sẽ có tác động lên cơ thể con người ra sao; và liệu say độ cao/tốc độ có làm cản trở các sứ mệnh không gian và gây nguy hiểm cho tính mạng phi hành gia hay không.

G A L L A U D E T E L E V E N

Để kiểm tra xem cơ thể có thể phản ứng như thế nào với sự khắc nghiệt của quá trình bay vào vũ trụ và sinh sống tại môi trường vô trọng lực, NASA cần những người miễn nhiễm với chứng say tàu xe. Để làm được điều đó, họ hướng chú ý sang trường Cao đẳng Gallaudet (nay là Đại học Gallaudet tại thủ đô Washington, D.C.) chuyên về giáo dục cho người khiếm thính.

Tại đây, NASA đã tuyển dụng 11 học viên tình nguyện và trong một thập kỷ, họ đã phải trải qua những thí nghiệm khắc nghiệt nhất mà một người bình thường không thể chịu đựng/sống sót. 11 con người ấy được lịch sử ghi nhớ với cái tên "Gallaudet Eleven".

Biệt đội huyền thoại Mỹ: Hứng các đòn tra tấn mà người thường không thể chịu nổi, NASA chịu ơn mãi mãi - Ảnh 1.

Những người thuộc "Gallaudet Eleven" tham gia nghiên cứu đang trò chuyện trên chiếc máy bay Zero-g bay từ Trạm Hàng không Hải quân ở Pensacola, Florida, Mỹ. Ảnh: U.S. Navy/Gallaudet University collection

Trong môi trường không trọng lượng, người bình thường đều có cảm giác bị ốm, bởi vì các cơ quan thăng bằng nằm ở tai trong không còn có thể tiếp nhận các tín hiệu từ trọng lực - tín hiệu cho phép chúng ta phát hiện đường nào đi lên và đường nào đi xuống. Khi tín hiệu cảm giác quan trọng này bị loại bỏ, não bộ sẽ mất phương hướng, sinh ra cảm giác khó chịu và nôn nao.

Tổn thương hệ thống tiền đình của tai trong đã khiến "Gallaudet Eleven" miễn nhiễm với chứng say tàu xe, và do đó, họ là ứng cử viên hoàn hảo cho các thí nghiệm bay trên không gian. NASA biết ơn họ mãi mãi.

Từ năm 1958 đến năm 1968, "Gallaudet Eleven" đã tham gia vào nhiều thí nghiệm không trọng lượng, thăng bằng và chống say tàu xe để giúp các nhà khoa học NASA hiểu rõ hơn về cách cơ thể con người phản ứng với môi trường vũ trụ. Những thí nghiệm như thế này đã giúp NASA hiểu được tác động của sự thay đổi lực hấp dẫn đối với cơ thể con người. Chúng gồm những gì?

LOẠT THÍ NGHIỆM ĐÁNG SỢ...

Hãy xem trong 10 năm, "Gallaudet Eleven" đã phải tham gia những thí nghiệm khủng khiếp nào để đo được những giới hạn có thể phải chịu đựng của con người trong môi trường không trọng lực? Để xem họ đã âm thầm cống hiến cho ngành vũ trụ Mỹ nói riêng và lịch sử khám phá không gian thế giới nói chung như thế nào?

Biệt đội huyền thoại Mỹ: Hứng các đòn tra tấn mà người thường không thể chịu nổi, NASA chịu ơn mãi mãi - Ảnh 2.

Với một G-forces mạnh 35g (so với trọng lực thông thường 4 đến 5g) (xảy ra khi tàu vũ trụ tăng tốc) có thể khiến xương trong cơ thể nứt vỡ, các chất trong răng văng ra, áp lực lên máu mới thực sự đáng sợ. Ảnh minh họa: Popsci

Thí nghiệm đơn giản nhất có lẽ là khi đội "Gallaudet Eleven" bị trói vào một cái máy luôn xoay tròn và nghiêng. Sau khi bị quay vòng, các nhà khoa học yêu cầu họ xác định đường chân trời bằng một mắt hoặc cả hai mắt bị che.

Sau đó là các thí nghiệm riêng biệt dành cho từng cá nhân của "Gallaudet Eleven".

Một người sẽ bị nhốt vào buồng kín và căn buồng sẽ dần dần bị thiếu oxy. Trong quá trình đó, người này được yêu cầu viết tên của mình LIÊN TỤC cho đến khi bàn tay người đó chỉ còn vẽ những nét nguệch ngoạc vô nghĩa.

Biệt đội huyền thoại Mỹ: Hứng các đòn tra tấn mà người thường không thể chịu nổi, NASA chịu ơn mãi mãi - Ảnh 3.

Đối tượng thử nghiệm bên trong 'lồng sắt'. Ảnh: Gallaudet University Archives

Một người khác thực hiện thí nghiệm đứng liên tục trong 6 giờ đồng hồ, trong quá trình đó, các nhà nghiên cứu sẽ theo dõi và chụp ảnh liên tục đôi mắt của người này.

Một người khác thì tham gia thực hiện các chuyến đi thang máy lên và xuống liên tục trong nhiều giờ ở tòa nhà Empire State 380 mét tại Thành phố New York, Mỹ. Yêu cầu thí nghiệm đặt ra cho họ là không được buồn nôn.

Một người khác được các nhà khoa học NASA yêu cầu phải tự chích máu của chính mình trong khi bị nhốt trong 'lồng sắt' quay liên tục.

Biệt đội huyền thoại Mỹ: Hứng các đòn tra tấn mà người thường không thể chịu nổi, NASA chịu ơn mãi mãi - Ảnh 4.

Harry Larson thuộc "Gallaudet Eleven" đứng trong phòng quay chậm tốc độ 10 vòng/phút. Ảnh: Gallaudet University Archives/Harry Larson collection

Một trong những thí nghiệm dài nhất và khó khăn nhất yêu cầu 4 người ở trong căn phòng rộng vỏn vẹn 6 mét vuông trong suốt 12 ngày. Điều kỳ dị là căn phòng này quay liên tục với tốc độ 10 vòng/phút, 24 giờ một ngày, chỉ dừng lại vào một chút buổi sáng để ăn uống, nghỉ ngơi.

Trong 12 ngày đó, các nhà nghiên cứu ở bên ngoài đã tiến hành kiểm tra khả năng nhận thức của họ (đối tượng tham gia thí nghiệm được yêu cầu gõ theo trình tự trên bàn phím và mở khóa móc với mật khẩu đặt trước), cũng như kiểm tra sự khéo léo về thể chất của họ (chẳng hạn như khả năng cầm bút stylus để viết tên mình hoặc ném phi tiêu khi căn phòng đang quay).

Một số người khác sau khi trải qua các bài test khắc nghiệt trong phòng thí nghiệm sẽ được 'trải nghiệm' thực tế trên các chuyến bay không trọng lực. Số khác được gửi đến tỉnh bang Nova Scotia (Canada) để di chuyển trên vùng nước dữ dội của Đại Tây Dương. 

Năm 1968, chuỗi thí nghiệm dành cho "Gallaudet Eleven" kết thúc. KHÔNG AI trong số họ được lên vũ trụ nhưng bằng sức chịu đựng và sự cống hiến âm thầm của họ cho khoa học vũ trụ Mỹ, "Gallaudet Eleven" đã cung cấp thông tin vô cùng có giá trị giúp các nhà nghiên cứu làm sáng tỏ bí ẩn về hệ thống giác quan của con người và tìm hiểu cách cơ thể phản ứng với các điều kiện khắc nghiệt ngoài không gian.

Chuỗi kiến thức và kinh nghiệm này được chứng minh là VÔ GIÁ trong việc chuẩn bị cho các phi hành gia NASA cho các chuyến bay vũ trụ trong tương lai, và gần nhất là sứ mệnh của phi hành đoàn Apollo 11.

Nói một cách khác, nếu không có "Gallaudet Eleven" cùng những thí nghiệm khốc liệt đối với người bình thường thì NASA, Mỹ và lịch sử thế giới khó mà có những ngày đại thắng trên Mặt Trăng và vũ trụ về sau...

Biệt đội huyền thoại Mỹ: Hứng các đòn tra tấn mà người thường không thể chịu nổi, NASA chịu ơn mãi mãi - Ảnh 6.

Lễ cắt băng trưng bày tại Bảo tàng Đại học Gallaudet. Từ trái sang phải: Người phụ trách triển lãm Gallaudet Margaret Kopp, Nhà sử học trưởng NASA Bill Barry, Tiến sĩ Paul DiZio của Phòng thí nghiệm Định hướng Không gian Ashton Graybiel tại Đại học Brandeis, Harry O. Larson (61 tuổi), Barron Gulak (62 tuổi), David O. . Myers (61 tuổi), Chủ tịch Đại học Gallaudet Roberta J. Cordano, và Provost Carol J. Erting. Ảnh: Jean Bergey / Gallaudet University

Danh sách 11 người thuộc "Gallaudet Eleven":

Harold Domich

Robert Greenmun

Barron Gulak

Raymond Harper

Jerald Jordan

Harry Larson

David Myers

Donald Peterson

Raymond Piper

Alvin Steele

John Zakutney

Bài viết sử dụng nguồn: NASA, Space.com, Amusing Planet

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn