Trung Quốc nhân bản vô tính khỉ thành công ( Mặt con khỉ này giống y chang mặt bác Hồ )

Thứ Năm, 25 Tháng Giêng 20185:56 SA(Xem: 7328)
Trung Quốc nhân bản vô tính khỉ thành công ( Mặt con khỉ này giống y chang mặt bác Hồ )
Helen Briggs BBC News

Zhong Zhong được tạo ra bằngcách chuyển đổi hạt nhân của tế bào soma Bản quyền hình ảnh CHINESE ACADEMY OF SCIENCES
Image caption Trung Trung được tạo ra bằng cách chuyển đổi hạt nhân của tế bào soma

Trung Quốc được nhân bản thành công hai con khỉ bằng cách sử dụng kỹ thuật nhân bản cừu Dolly.

Hai con khỉ đuôi dài Trung Trung và Hoa Hoa được sinh ra cách đây vài tuần tại một phòng thí nghiệm ở Trung Quốc.

Các nhà khoa học cho biết những con khỉ giống hệt nhau về mặt di truyền sẽ rất hữu ích trong việc nghiên cứu bệnh ở người.

Tuy nhiên giới chỉ trích nói việc làm này gây lo ngại về vấn đề đạo đức bằng cách khiến thế giới gần hơn với việc nhân bản con người.


Qiang Sun thuộc Viện Khoa học thần kinh rung Quốc, cho biết các con khỉ nhân bản sẽ dùng để nghiên cứu các bệnh về di truyền, bao gồm một số bệnh ung thư, rối loạn chuyển hóa và miễn dịch.

"Có rất nhiều câu hỏi về linh trưởng học có thể được nghiên cứu qua các mẫu vật bổ sung này," ông nói.

Các nhà nghiên cứu nói con khỉ đang được cho bú bình và đang phát triển bình thường. Họ mong đợi nhiều con khỉ đuôi dài nhân bản sẽ được ra đời những tháng tới.

'Không phải là bước tiến'

Giáo sư Robin Lovell-Hiệu trưởng của Viện Francis Crick, London, cho biết kỹ thuật được sử dụng để nhân bản Trung Trung và Hoa Hoa là "không hiệu quả và nguy hiểm".

Ông nói: "Công trình nghiên cứu này không phải là một bước tiến để thiết lập các phương pháp nhân bản vô tính con người.

Giáo sư Darren Griffin của Đại học Kent cho biết phương pháp tiếp cận có thể hữu ích trong việc hiểu các bệnh của con người, nhưng đã làm dấy lên quan ngại về nguyên tắc đạo đức.

Ông nói: "Bây giờ cần cân nhắc cẩn thận về yếu tố đạo đức của các thí nghiệm như vậy ."

Cô cừu Dolly đã tạo nên lịch sử cách đây 20 năm khi được nhân bản thành công tại Viện Roslin ở Edinburgh. Đó là lần đầu tiên các nhà khoa học có thể nhân bản một động vật có vú từ một tế bào gốc trưởng thành, lấy từ bầu vú.

Cừu Dolly là động vật có vú đầu tiên được nhân bản vô tính cách đây 20 năm Bản quyền hình ảnh Science Photo Library
Image caption Cừu Dolly là động vật có vú đầu tiên được nhân bản vô tính cách đây 20 năm

Kể từ đó, nhiều động vật có vú khác đã được nhân bản bằng kỹ thuật chuyển nhân tế bào soma (SCNT), gồm gia súc, lợn, chó, mèo và chuột.

Kỹ thuật này liên quan đến việc chuyển DNA từ hạt nhân của tế bào sang tế bào trứng hiến, vốn đã được loại bỏ DNA. Sau đó phát triển thành một phôi và cấy vào một con vật thay thế.

Trung Trung và Hoa Hoa là những con linh trưởng đầu tiên được nhân bản qua kỹ thuật này.

Năm 1999, một phôi thai khỉ vàng đã được tách làm hai để tạo ra hai cặp song sinh giống hệt nhau. Một con khỉ sinh ra từ kỹ thuật này - được gọi là Tetra - được cho là con khỉ nhân bản đầu tiên trên thế giới, nhưng nó không liên quan đến quá trình chuyển DNA phức tạp.

'Rất nhiều thất bại'

Trong nghiên cứu được công bố trên tạp chí Cell, các nhà khoa học Trung Quốc đã sử dụng DNA từ tế bào bào thai.

Sau khi DNA được chuyển sang trứng, cơ chế tái thiết lập gene để thay đổi gene khiến cho phôi ngừng phát triển.

Trung Trung và Hoa Hoa là kết quả sau 79 lần thử nghiệm. Hai con khỉ khác được nhân bản từ một loại tế bào khác, nhưng không sống sót.

Tiến sĩ Sun nói: "Chúng tôi đã thử một số phương pháp khác nhau, nhưng chỉ có một phương pháp thành công. Chúng tôi đã thất bại nhiều lần trước khi chúng tôi tìm ra cách để nhân bản thành công một con khỉ."

Các nhà khoa học Trung Quốc cho biết họ tuân theo các nguyên tắc quốc tế chặt chẽ về nghiên cứu động vật do Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ đặt ra.

Đồng nghiên cứu, Tiến sĩ Muming Poo, cũng thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc ở Thượng Hải, nói: "Chúng tôi rất ý thức rằng các nghiên cứu trong tương lai về linh trưởng trên thế giới phụ thuộc nhiều vào việc các nhà khoa học tuân thủ các nguyên tắc đạo đức nghiêm ngặt."

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn