Thèm khát 'kỳ lân công nghệ', Nhật Bản công bố xây dựng bốn 'thung lũng Silicon'

Thứ Năm, 23 Tháng Bảy 20201:00 CH(Xem: 4069)
Thèm khát 'kỳ lân công nghệ', Nhật Bản công bố xây dựng bốn 'thung lũng Silicon'
Thèm khát 'kỳ lân công nghệ', Nhật Bản công bố xây dựng bốn 'thung lũng Silicon'

Tuy nhiên, địa điểm và thời gian mà quốc gia này muốn "thai nghén" ra những con kỳ lân dường như chưa được hợp lý cho lắm.

Hôm 13/7 vừa qua, chính phủ Nhật Bản đã công bố bốn khu vực của đất nước sẽ trở là Global Base Cities (thành phố cơ sở tiêu chuẩn toàn cầu). Về cơ bản, nó tương đương với 'Thung lũng Silicon' ở Nhật, nơi mà sự đổi mới công nghệ sẽ được thúc đẩy bởi các khoản đầu tư mạnh mẽ từ các công ty đầu tư mạo hiểm.

Quyết định này sẽ biến bốn khu vực nói trên trở thành tâm điểm của đầu tư khởi nghiệp và cũng là đèn hiệu để thu hút những bộ óc trẻ và sáng tạo nhất của Nhật Bản.

Nghe qua, đây có vẻ như là một cách tuyệt vời để cải thiện danh tiếng về công nghệ của Nhật Bản, đồng thời khôi phục lại một số khu vực nông thôn của Nhật Bản hiện đang đứng trước bờ vực của sự tuyệt chủng do suy giảm dân số nghiêm trọng.

Tuy nhiên, hãy xem lại các khu vực được đề xuất. Đó là Tokyo và các khu vực lân cận Yokohama, Tsukuba và Ibaraki; Trung tâm tỉnh Aichi, bao gồm Nagoya và Hamamatsu; Khu vực Kansai, bao gồm Osaka , Kobe và Kyoto; Bốn thành phố chưa được xác định xung quanh Fukuoka.

Nhân tiện, các khu vực nói trên đều thuộc nhóm các thành phố đông dân nhất của Nhật Bản, nơi hầu hết các hoạt động kinh doanh vẫn được thực hiện và hầu hết mọi người từ các vùng nông thôn đang chuyển đến sinh sống.

Thèm khát kỳ lân công nghệ, Nhật Bản công bố xây dựng bốn thung lũng Silicon - Ảnh 1.

Nhật Bản muốn biến các thành phố đông dân nhất nước thành những "Thung lũng Silicon".

Nên biết rằng, Thung lũng Silicon ở Mỹ là khu vực được tạo ra sau hơn nửa thế kỷ nỗ lực, từ chính phủ, các trường đại học và cả quân đội nước này. Nhưng chính phủ Nhật Bản lại không muốn tốn nhiều thời gian tới như vậy. Họ đặt ra mốc thời gian là chỉ 10 năm.

Cụ thể, trong khung thời gian mà chính phủ thiết lập này, từng khu vực sẽ phải thành lập được 5 công ty "kỳ lân công nghệ" trở lên. Mà một công ty được đánh giá là "kỳ lân", cần có giá trị hơn một tỷ USD trước khi ra mắt công chúng.

Trong số 475 "kỳ lân" đang tồn tại trên thế giới tính đến thời điểm này, Nhật Bản chỉ có 3, so với 123 của Trung Quốc và 225 của Mỹ. Ba "kỳ lân công nghệ" của Nhật Bản hiện tại là công ty về AI Preferred Networks, ứng dụng giao dịch tiền điện tử Liquid và ứng dụng SmartNews.

Sở dĩ các công ty này được gọi là những con kỳ lân, bởi vì chúng hiếm và khó dự đoán như chính sự tồn tại của những con ngựa với chiếc sừng ma thuật trên đầu. Do đó, việc quy định rằng bơm một số tiền nhất định vào một khu vực được thiết lập trong một khung thời gian nhất định sẽ tạo ra chúng, dường như có vẻ thiếu thực tế.

Tuy nhiên, một số người ở Nhật Bản đang rất hoan nghênh sáng kiến ​​của chính phủ. Hoặc là họ đang mỉa mai ngầm.

"Ồ ồ, thời khắc của Nhật Bản đã đến!"

"Đó là quá nhiều. Họ chỉ nên tập trung vào một khu vực."

"Hy vọng, điều này sẽ làm sống lại Shibuya."

"Thung lũng Silicon thường nằm cách xa trung tâm đất nước, như ở Mỹ và Trung Quốc. Vậy tại sao chúng ta lại đặt chúng ở Tokyo?"

Trong quá khứ, năm 2013, Nhật Bản từng đưa ra dự án tương tự trên lĩnh vực giải trí mang tên Cool Japan. Đây được coi là một sáng kiến ​​đầu tư do chính phủ tài trợ để đưa Nhật Bản trở nên tốt nhất - hoặc ít nhất là tuyệt vời nhất - trong việc quảng bá văn hóa nhạc pop của nước này trên khắp thế giới. Đáng tiếc hiệu quả của nó không được như mong đợi.

Tham khảo Sora24news

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn