Melbourne: Lễ Tưởng Niệm Đồng Bào Đã Hy Sinh Trên Đường Đi Tìm Tự Do ( TVQ Úc châu chuyển )

Thứ Ba, 07 Tháng Bảy 20202:00 CH(Xem: 4898)
Melbourne: Lễ Tưởng Niệm Đồng Bào Đã Hy Sinh Trên Đường Đi Tìm Tự Do ( TVQ Úc châu chuyển )

Nhân Tuần Lễ Tỵ Nạn, vào sáng Chủ Nhật 21/06/2020, tại Tượng Đài Thuyền Nhân, Ủy Ban Quản Trị Đền Thờ Quốc Tổ tổ chức một buổi Lễ Tưởng Niệm các đồng bào kém may mắn đã bỏ mình trong rừng sâu, núi thẳm, trong lòng biển cả mêng mông hay tại các trại tỵ nạn trên đường vượt thoát chế độ Cộng sản phi nhân.

Vì phải tuân thủ luật của Chính Phủ tiểu bang, để ngăn chận sự lây nhiễm con cúm Vũ Hán nên số người tham dự buổi lễ rất hạn chế.

Trước khi cử hành nghi thức chào quốc kỳ Úc-Việt và một phút Mặc Niệm, ông Nguyễn Thế Phong (Ban Tổ Chức) ngỏ lời chào đón đồng bào và xướng danh các quan khách tham dự – bà Megan Bridger-Darling (Phó Thị Trưởng TP Maribyrnong), bà Cúc Lâm (Nghị Viên TP Maribyrnong), cô Phượng Vỹ (Chủ Tịch Ủy Ban Đa Văn Hóa Sự Vụ Victoria), ông Nguyễn văn Bon (Chủ Tịch CĐNVTD/VIC và Liên Bang Úc Châu).

Mở đầu buổi lễ, ông Phong nhắc lại những thảm nạn của hàng trăm ngàn người Việt khi tìm đường thoát khỏi “thiên đường CS”. Đối với ông, buổi lễ hôm nay không chỉ để tưởng niệm những nạn nhân xấu số mà còn để nhắc nhở cho chúng ta hãy luôn nhớ mình là những người Việt tỵ nạn, đồng thời cũng phải nghĩ đến hàng triệu người tỵ nạn đang phải sống vất vưởng đó đây khắp nơi trên thế giới. Tiếp theo, ông Phong bày tỏ lòng biết ơn của người Việt tỵ nạn đối các quốc gia tạm dung trong vùng Đông Nam Á và sự cưu mang của các quốc gia thứ ba như Úc Châu. Nhân dịp này ông Phong cũng đã ngỏ lời cám ơn HĐTP Maribyrnong, chính quyền tiểu bang, liên bang và đồng bào ở khắp mọi nơi về sự hỗ trợ cho dự án Viện Bảo Tàng, là một cơ sở thích hợp nhất để bảo tồn lịch sử người Việt tỵ nạn.

Bà Megan Bridger-Darling nói: Chúng ta tề tựu về đây hôm nay để tưởng niệm những người ra đi tìm tự do nhưng không bao giờ đến được bến bờ. Buổi lễ hôm nay là buổi lễ tưởng niệm nhưng cũng là một buổi lễ tạ ơn – tạ ơn vì đã đến được một đất nước tự do, thành công và đóng góp cho xã hội Úc. Và Cổng Chào Sài Gòn là một biểu tượng thật đáng hãnh diện cho sự thành công và đóng góp của cộng đồng người Việt.

Bà Cúc Lâm, cũng là một người Việt tỵ nạn, chia sẻ về cuộc hành trình đi tìm tự do của bà và những người thân trong gia đình. Khi quyết định ra đi bà đã chấp nhận cái chết chứ không muốn sống ở Việt Nam. Bà và chồng rời Việt Nam trên một chiếc ghe bầu đi trong sông vào ngày 19/05/1978 cùng với 32 người khác, và may mắn được tàu Hải Quân Mã Lai cứu vớt sau 8 ngày lênh đênh trên sóng biển. Người thân của bà đi sau thì không may đã bị mất tích. Bà đã ôm nổi đau buồn ấy trong lòng suốt hơn 40 năm qua. Và như để đánh động lương tâm của những người được may mắn, bà nói rằng: Khi đến được bến bờ có bao giờ chúng ta tự hỏi là đã có bao nhiều người ra đi nhưng không bao giờ tới?!

Niềm ước mơ của bà là làm thế nào để cho Cộng đồng người Việt và cả thế giới thấy được sự đóng góp về lịch sử và văn hóa của người Việt tỵ nạn qua công trình xây dựng Viện Bảo Tàng. Do đó, Viện Bảo Tàng là một biểu tượng vô cùng quan trọng cho sự thành công của Cộng đồng người Việt và cũng là nơi để cho các thế hệ mai sau học hỏi, tìm hiểu về nguồn gốc của chính mình.

Ông Nguyễn văn Bon nhắc nhở: “Chúng ta phải biết chúng ta đến từ đâu và chúng ta đang đứng ở chổ nào để chúng ta có thể hướng về cái tương lai của chúng ta, … Ngày hôm nay, chúng ta hưởng được sự tự do đó, sự tự do mà chúng ta có được [là nhờ] nhiều người đã hy sinh, …, đó là một cái ân huệ, …”. Do đó ông Bon nghĩ rằng – “Khi chúng ta có mặt ở đây chúng ta [phải] hiểu được cái bổn phận của chúng ta, là người tỵ nạn chúng ta cần làm những gì.”

Tiếp theo, ông Bon nêu lên luật giới hạn số người tụ tập và việc giữ khoảng cách an toàn để nói về cái hệ lụy của CS – cả thế giới đều trở thành nạn nhân của đại dịch cúm Vũ Hán do Tàu cộng phát tán, cho nên chúng ta phải biết làm bổn phận công dân đối với đất nước Úc và quê hương Việt Nam.

Nhân dịp này, ông Bon đã nhắc đến công sức của ông Trần Đông (Văn Khố Thuyền Nhân) đối với công trình xây dựng Tượng Đài Thuyền Nhân, và việc hai Tượng Đài Tưởng Niệm và Tri Ân tại Mã Lai và Nam Dương đã bị CSVN đập phá để nói lên sự cần thiết của việc xây dựng viện bảo tàng tại một nơi chốn an toàn để bảo tồn những di tích lịch sử của người Việt tỵ nạn. Và phải nhớ rằng lịch sử của người Việt tỵ nạn cũng là một phần của lịch sử nước Úc khi người Việt đặt chân lên miền đất tự do này và xin nhận nơi đây làm quê hương.

Ông Bon đã không quên cám ơn sự hỗ trợ thật đáng kể của HĐTP Maribyrnong, của chính quyền tiểu bang và liên bang đối với công trình xây dựng Viện Bảo Tàng. Với cái nhìn đầy hy vọng, ông Bon nghĩ rằng sau khi Viện Bảo Tàng được hoàn thành, Footscray sẽ trở thành một địa điểm du lịch lôi cuốn người Việt đến từ khắp mọi nơi trên thế giới.

Sau cùng buổi lễ được chính thức cử hành với phần dâng lời cầu nguyện cho vong linh của những người kém may mắn và phần dâng hương của đồng bào.

Melbourne
21/06/2020

Một số hình ảnh của buổi lễ – https://photos.app.goo.gl/WFpK5Pn6wQ4wSH5Q7

546_01

546_02

546_03

546_04

546_05

546_06

546_07

546_08

546_09

546_10

 

 

Video của Hướng Dương

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn