Hình ảnh lắp ráp máy thở trong xưởng máy bay Airbus

Thứ Hai, 01 Tháng Sáu 20205:00 SA(Xem: 4959)
Hình ảnh lắp ráp máy thở trong xưởng máy bay Airbus

Trong khi nước Anh đang bị virus corona tàn phá, nhu cầu máy bay sụt giảm, hàng trăm nhân viên của Airbus SE tại bắc xứ Wales vẫn đang hối hả làm việc tại nhà máy với những ca kéo dài đến 11 giờ.

Nhưng giờ đây thay vì lắp ráp cánh máy bay, họ chuyển sang lắp ráp máy thở cho những bệnh viện đang cần chúng. Đây là một phần trong sáng kiến của chính phủ Anh nhằm thúc đẩy nguồn cung thiết bị này cho các cơ sở y tế.

Tuần trước, tạp chí Bloomberg đã được phép vào trong nhà máy Airbus tại Broughton để được xem người khổng lồ sản xuất máy bay dân dụng này chuyển mình như thế nào giữa tình hình đại dịch như hiện nay.

Sững sờ với cảnh lắp ráp máy thở trong xưởng máy bay Airbus - Ảnh 1.

Từng là khu vực dùng để phát triển cánh máy bay, giờ đây nơi này đã chuyển thành khu vực sản xuất các bộ phận máy thở.

Sững sờ với cảnh lắp ráp máy thở trong xưởng máy bay Airbus - Ảnh 2.

Một nhân viên lắp ráp trong dây chuyền sản xuất.

Trong những nhà để máy bay khổng lồ, nơi vốn trước đây dùng để phát triển cánh máy bay thế hệ mới, khoảng 550 nhân viên Airbus đang cặm cụi lắp các ống dẫn nước và cảm biến nhiên liệu cho máy thở. Dù sao họ vẫn may mắn hơn nhiều so với hàng nghìn đồng nghiệp của mình.

Khoảng 3.200 nhân viên Airbus – chiếm hơn ½ trong lực lượng lao động của nhà máy tại đây – đã phải tạm nghỉ ở nhà vì nhu cầu máy bay sụt giảm. Khoảng 1.500 công nhân khác tại một nhà máy gần thành phố Bristol cũng đã bị cho nghỉ việc, và không biết khi nào cũng như bao nhiêu người có thể đi làm trở lại.

Trong khi đó, tính đến đầu tháng Ba, cả nước Anh chỉ có khoảng 5.000 máy thở và chính phủ Anh cũng không tham gia vào kế hoạch thu mua máy thở của Liên minh châu Âu. Thay vào đó, họ kêu gọi các ngành công nghiệp đất nước đang tạm dừng hoạt động chuyển sang sản xuất các thiết bị này.

Bất chấp khởi đầu chậm chạp và sự thiếu thốn kỹ năng khi chuyển sang lắp ráp một sản phẩm mà họ chưa biết đến, các công ty trên khắp nước Anh đều tham gia vào nỗ lực này. Từ nhà máy Ford Motor cho đến người khổng lồ kỹ thuật Siemens AG. Vào ngày 30 tháng Tư vừa qua, thủ tướng Anh Boris Johnson tuyên bố nước Anh đã vượt qua đỉnh dịch, cho dù chưa có vắc-xin. Hiện với 32.000 ca tử vong, nước Anh đang là nơi bị ảnh hưởng nặng nề nhất tại châu Âu.

Sững sờ với cảnh lắp ráp máy thở trong xưởng máy bay Airbus - Ảnh 3.

Laura Green với thiết kế máy thở của Penlon trên tay.

Cô Laura Green, 23 tuổi, người gia nhập Airbus từ 4 năm trước, cho biết, việc chuyển đổi sản xuất giúp cô có thể đóng góp cho cuộc chiến chống Covid-19 của nước Anh. "Nó rất khác biệt so với công việc hàng ngày của tôi." Cô cho biết trong khi dây chuyền lắp ráp bộ phận đo luồng khí tạm nghỉ. "Nhưng vẫn có điểm chung giữa hai sản phẩm này. Bạn vẫn phải duy trì việc kiểm soát chất lượng ở tiêu chuẩn cao nhất, khi chúng đều liên quan đến sinh mạng."

Theo ông Martin Bolton, người điều hành chương trình nghiên cứu cánh máy bay và hiện điều hành việc lắp ráp máy thở, số lượng người tham gia vào việc sản xuất máy thở trở nên quá đông, buộc công ty phải lựa chọn 2 người lấy một người.

Sững sờ với cảnh lắp ráp máy thở trong xưởng máy bay Airbus - Ảnh 4.

Khoảng cách giữa các công nhân đều được số hóa và tính toán chính xác đến từng inch để đảm bảo giãn cách xã hội.

Trong khi các nhà máy máy bay đều được lên kế hoạch một cách chính xác, hoạt động sản xuất máy thở được Airbus đẩy lên một tầm cao mới. Hợp tác với hãng Siemens, họ số hóa thiết kế sàn nhà để đặt các bàn lắp ráp ở vị trí chính xác đến từng inch, nhằm đảm bảo giãn cách xã hội. Nhân viên làm việc trong đó phải đi qua các lều khử trùng và phải duy trì khoảng cách 2m với mọi nơi trong khu liên hợp này. Phòng ăn tương tự như hội trường đại học, với mỗi người được ngồi ở bàn riêng để tránh phải tiếp xúc gần với nhau.

Sững sờ với cảnh lắp ráp máy thở trong xưởng máy bay Airbus - Ảnh 5.

Mỗi người được ngồi ở một bàn riêng biệt để đảm bảo khoảng cách

Sững sờ với cảnh lắp ráp máy thở trong xưởng máy bay Airbus - Ảnh 6.

Việc lắp ráp máy thở cũng tuân theo quy trình do Siemens vạch ra để ngay cả những kỹ sư chưa biết đến loại máy này cũng có thể làm được. Với Laura Green, cô mất 25 phút để lắp các ống dẫn khí và ống thở cho thiết bị này.

Theo hợp đồng với chính phủ Anh, Liên minh Ventilator Challenge UK, với Airbus là thành viên, có nhiệm vụ sản xuất khoảng 15.000 thiết bị y tế này trong vòng 10 tuần. Giá trị cho hợp đồng này lên đến 100 triệu Bảng (tương đương 125 triệu USD).

Trong khi Airbus sản xuất bộ phận đo dòng khí và máy hấp thụ CO2, nhà máy sản xuất động cơ của Ford tại Dagenham sẽ phụ trách màn hình hiển thị và hộp thông gió, để bơm không khí vào. Còn đội đua Công thức Một của McLaren chịu trách nhiệm cho xe đẩy tay để đặt các máy này vào. Các nhà sản xuất tham gia vào dự án này đều không có được lợi nhuận từ việc sản xuất máy thở.

Sững sờ với cảnh lắp ráp máy thở trong xưởng máy bay Airbus - Ảnh 7.

Máy thở do hãng Penlon thiết kế.

Một thành viên của Liên minh này là hãng chuyên về thiết bị y tế, Penlon LTd, đã giới thiệu một thiết kế mới dựa trên các máy bơm thuốc gây mê cho bệnh nhân. Các bộ phận được sản xuất ở trên sau đó sẽ được gửi đến hãng chuyên về điện tử STI Ltd, trước khi chuyển tới Penlon để thực hiện việc kiểm tra cuối cùng và đưa tới các bệnh viện.

Sững sờ với cảnh lắp ráp máy thở trong xưởng máy bay Airbus - Ảnh 8.

Những chiếc máy thở hoàn thiện để sẵn sàng gửi tới các bệnh viện.

Một nhóm thứ hai bao gồm Rolls-Royce Holdings và GKN Aerospace cũng đang sản xuất 5.000 máy thở khác theo thiết kế của hãng Smiths Group Plc. Các dự án sản xuất máy thở hiện đang thu hút khoảng 3.000 lao động trên khắp nước Anh với Airbus hiện là nơi đông công nhân nhất.

Theo ông Dick Elsy, cựu kỹ sư hãng Jaguar Land Rover, việc hợp tác giữa các công ty, với nhiều trụ sở chính ở nước ngoài là điều chưa từng thấy trước đây. Khối lượng sản phẩm cần sản xuất vốn thường kéo dài 18 tháng trước đây đã được rút xuống chỉ còn 4-5 tuần.

Sững sờ với cảnh lắp ráp máy thở trong xưởng máy bay Airbus - Ảnh 9.

Ngay cả khi không phải mọi thiết bị đều sẽ được sử dụng ngay lập tức, nỗ lực này vẫn rất quan trọng trong việc tăng cường khả năng phục hồi của nước Anh trong đại dịch cũng như các đợt bùng phát có thể đến trong tương lai.

Tham khảo Bloomberg

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn