Cuộc chiến chống viêm phổi Vũ Hán 'leo thang'

Thứ Hai, 27 Tháng Giêng 20204:04 SA(Xem: 4148)
Cuộc chiến chống viêm phổi Vũ Hán 'leo thang'

Trung QuốcCác đội y tế tình nguyện vào tâm dịch Vũ Hán thay thế y bác sĩ đã kiệt sức, trong khi quá trình nghiên cứu vắcxin được đẩy nhanh nhất.

Cuộc chiến chống viêm phổi Vũ Hán 'leo thang'

Sáng nay, giới chức Trung Quốc thông báo số ca tử vong do viêm phổi virus nCoV lên 80, dịch bệnh bước vào giai đoạn nghiêm trọng. Trong số người tử vong do coronavirus mới, có một trường hợp ở Thượng Hải, 13 tại tỉnh Hồ Bắc, nơi dịch bệnh bắt đầu và một ở tỉnh Hà Nam. Số bệnh nhân lây nhiễm lên đến 2.510 người trên toàn thế giới.

Đặc biệt, trường hợp tử vong của người đàn ông 88 tuổi ở Thượng Hải, một trong những thành phố đông dân nhất của Trung Quốc và là trung tâm thương mại lớn, khiến người dân lo lắng về khả năng lây lan của căn bệnh này.

Bác sĩ Ma Xiaowei, Chủ tịch Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc, cho biết dịch bệnh đã bước vào giai đoạn nghiêm trọng và phức tạp hơn thậm chí sẽ tiếp tục trong một thời gian nữa. Những người mang mầm bệnh nhưng không biểu hiện triệu chứng cúm vẫn có thể lây nhiễm cho người khác. Đó là sự khác biệt lớn giữa virus mới nCoV và SARS, một chủng coronavirus lan rộng ở Trung Quốc và trên thế giới gần hai thập kỷ trước, giết chết 800 người.

Cuộc chiến chống viêm phổi Vũ Hán 'leo thang'

Các bệnh viện tại Vũ Hán quá tải bệnh nhân viêm phổi. Bên trong bệnh viện, Tân Hoa Xã công bố hình ảnh các y bác sĩ đang cố gắng kiểm soát dịch. Họ mặc trang phục kín từ đầu đến chân để ngăn ngừa lây nhiễm. Song, trên các trang mạng Trung Quốc, bác sĩ đang dần kiệt sức trước sự bùng phát của bệnh. Nhiều bệnh nhân muốn khám phải mất hơn 5 tiếng đồng hồ mới được gặp bác sĩ.

Cuộc chiến chống viêm phổi Vũ Hán 'leo thang'

Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc thông báo 6 đội phản ứng gồm 1.230 nhân viên y tế được thành lập và sẽ đến tỉnh Hồ Bắc, nơi có thành phố Vũ Hán 11 triệu dân. Ba đội phản ứng từ Thượng Hải, Quảng Đông và của quân y đã đến tỉnh này, tuy nhiên không rõ họ có nằm trong số hơn 1.200 y bác sĩ nói trên hay không. Ngoài ra, Trung Quốc cũng xây dựng 2 bệnh viện dã chiến tại đây để đối phó với tình hình dịch viêm phổi ngày càng lan rộng.

Chen Dechang, một bác sĩ từ Thượng Hải đến Hồ Bắc, cho biết điều quan trọng là bổ sung nhân viên y tế tại hiện trường. "Chúng tôi có thể cứu được nhiều bệnh nhân trong tình trạng nguy cấp nếu có mặt ở tuyến đầu", ông nói.

Cuộc chiến chống viêm phổi Vũ Hán 'leo thang'

Giới chức Thượng Hải đã gửi 81 ECMO (hệ thống hô hấp tuần hoàn ngoài cơ thể) cho bệnh viện Jinyintan, một trong những nơi được phân công chữa trị bệnh nhân viêm phổi ở Vũ Hán.

Nhóm phản ứng Quảng Đông gồm 42 bác sĩ và 93 y tá, Ủy ban Y tế Quốc gia thông báo. Trước đó, một nhóm y bác sĩ, cả đương chức và về hưu của Đại học Y miền Nam ở Quảng Châu, từng chiến đấu trong dịch SARS năm 2003, ký đơn tình nguyện hỗ trợ Vũ Hán.

"Chúng tôi là một nhóm y bác sĩ có kinh nghiệm chống chọi dịch SARS", nhóm viết trong đơn. "Chúng tôi không thể quay lưng trước nghĩa vụ cứu người, cũng như 17 năm trước, khi người dân đang phải đối mặt với một loại virus corona mới. Chúng tôi sẵn sàng tới tiền tuyến và góp công sức của mình".

Một nhóm khác, gồm 135 bác sĩ từ Trùng Khánh, đã đến Vũ Hán vào đêm 30 tết.

Cuộc chiến chống viêm phổi Vũ Hán 'leo thang'

Ngoài hỗ trợ về nhân lực y tế, Vũ Hán còn được hứa giúp bởi các công ty tư nhân về mặt tài chính, quyên tiền để mua thiết bị y tế và khẩu trang. Đại gia Tencent chi 300 triệu nhân dân tệ; công ty thương mại điện tử JD.com hiến tặng một triệu khẩu trang; Jinglin Assets chi tiền mua trang thiết bị y tế từ Nhật Bản và Hàn Quốc; Lenovo cam kết tài trợ toàn bộ thiết bị công nghệ thông tin cho bệnh viện mới đang xây nhằm chữa trị bệnh nhân viêm phổi.

Ngân hàng phát triển Trung Quốc cho Vũ Hán vay khẩn cấp 2 tỷ nhân dân tệ. Trước đó một ngày, Bộ Tài chính Trung Quốc thông báo chi một tỷ nhân dân tệ cho tỉnh Hồ Bắc để giúp dập dịch viêm phổi (1 tệ = 0,14 USD).

Cuộc chiến chống viêm phổi Vũ Hán 'leo thang'

Các nhóm nghiên cứu độc lập tại Mỹ và Trung Quốc đang nỗ lực điều chế vắcxin phòng chống virus nCoV. Vắcxin dự kiến được thử nghiệm trên người trong vòng 3 tháng tới, khoảng thời gian nhanh nhất từ trước đến nay khi nghiên cứu cho ra đời một loại vắcxin mới.

Bệnh viêm phổi Vũ Hán liên quan đến chủng virus nCoV bắt đầu bùng phát kể từ ngày 31/12/2019. Chỉ trong chưa đầy một tháng đã lây nhiễm tới 9 quốc gia bao gồm Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Singapore, Việt Nam, Pháp, Australia và Malaysia.

Cuộc chiến chống viêm phổi Vũ Hán 'leo thang'

Ảnh chụp một nhân viên y tế trong trang phục bảo hộ, tại Bệnh viện Renmin của Đại học Vũ Hán.

Lượng bệnh nhân khổng lồ và khối lượng công việc quá sức đã và đang gây những tổn thất tinh thần cho nhân viên y tế thành phố Vũ Hán. Nhiều bác sĩ cũng lo lắng về việc mình sẽ mắc bệnh. Họ phải mặc thêm bỉm người lớn giúp các nhân viên y tế không phải cởi bộ đồ bảo hộ, tiết kiệm thời gian, vừa tránh rách hoặc bị mất và không được cấp bộ đồ mới, do nhiều bệnh viện đang thiếu nguồn cung đồ bảo hộ.

Candice Qin, nhà trị liệu đến từ Bắc Kinh chia sẻ một bác sĩ bị nhiễm virus nCoV từ bệnh nhân đang bị căn bệnh "phá hủy". Bác sĩ này đang tự cách ly bản thân trong phòng riêng, giấu bố mẹ về bệnh tình của mình, cảm thấy "bất lực và cô đơn".

"Tôi nghĩ đây là áp lực thể chất và tinh thần mọi bác sĩ và y tá ở Vũ Hán đang đối mặt", Candice nói. "Chúng ta biết các bệnh nhân đang lo lắng, nhưng chúng ta cũng nên nhớ rằng các bác sĩ cũng là con người".

Cuộc chiến chống viêm phổi Vũ Hán 'leo thang'

Ngày 24/1, chính quyền Vũ Hán đăng thông báo công khai, yêu cầu quan chức địa phương xác nhận các bệnh nhân nhiễm virus nCOV và sắp xếp làm xét nghiệm cho họ tại các bệnh viện được chỉ định, không được phép từ chối bệnh nhân. Song, thông báo cũng khuyến nghị những bệnh nhân không bị nhiễm bệnh nên được cách ly tại nhà để theo dõi bởi hệ thống y tế công cộng đã bị quá tải bởi nhu cầu người dân, và "đã bị mất kiểm soát".

Tại nhiều bệnh viện, có người nhà đánh nhau với bác sĩ, y tá, cố gắng để được xét nghiệm chẩn đoán bệnh, hoặc có giường để nằm. Nhiều bệnh nhân rất sợ về nhà vì sợ lây bệnh cho gia đình và mọi người.

Cuộc chiến chống viêm phổi Vũ Hán 'leo thang'

Trả lời phỏng vấn của Đài truyền hình Quốc gia Trung Quốc, các nhân viên y tế tại thành phố Vũ Hán cho biết môi trường làm việc cực kỳ căng thẳng. Họ phải đối phó với tình trạng quá tải, thái độ nghi ngờ từ bệnh nhân, lẫn chú ý bảo vệ sức khỏe của bản thân.

"Hôm nay, một đồng nghiệp của tôi bị phồng rộp ở mặt vì phải đeo khẩu trang chống độc trong thời gian quá dài", Wang Jun, một y tá tại Bệnh viện Jinyintan cho biết.

Fan Li, y tá khác, chia sẻ để đảm bảo môi trường vô trùng, cô thường xuyên phải trực hàng giờ liền mà không được uống nước hay đi vệ sinh. Các biện pháp phòng ngừa cấp cao nhất buộc đội ngũ y tế phải mặc áo vô trùng và đeo mặt nạ phẫu thuật. Ca làm việc của họ thường kéo dài 24 giờ, gấp đôi so với ngày bình thường. Tất cả đều phải cảnh giác cao độ với bệnh nhân. Bất kỳ ai có biểu hiện sốt nhẹ đều được chuyển đến phòng khám để kiểm tra.

Helen, làm việc tại khu vực bệnh nhân sốt của bệnh viện Thượng Hải, cho biết cô chỉ ăn một bát mì trong suốt ca trực và gần như không được ngủ.

"Chỉ có ba bác sĩ trong phòng khám sốt. Bệnh viện gần đây mới phân bổ lực lượng từ khoa cấp cứu và khoa nội để san sẻ khối lượng công việc, nhưng vẫn thiếu nhân lực", cô nói.

Thùy An (Theo SCMP, Reuters, ChinaDaily)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn