Các nhà khoa học dùng thứ ánh sáng "sáng hơn Mặt Trời 10 tỷ lần" để đọc cuộn giấy cổ ngàn năm tuổi

Thứ Hai, 03 Tháng Hai 20203:00 CH(Xem: 4831)
Các nhà khoa học dùng thứ ánh sáng "sáng hơn Mặt Trời 10 tỷ lần" để đọc cuộn giấy cổ ngàn năm tuổi

Các nhà khoa học tới từ Đại học Kentucky nói rằng họ đang hoàn thiện hóa kỹ thuật sử dụng máy móc để đọc được nội dung một cuộn giấy có niên đại 2.000 năm tuổi. Người chỉ đạo nghiên cứu là giáo sư W. Brent Seales, ông cũng là người đứng đầu Ban Chỉ đạo Phục chế Kỹ thuật số thuộc Đại học Kentucky, nói với CNN rằng họ đã tận dụng sức mạnh của cỗ máy synchrotron để đọc được nội dung cuộn giấy cổ. Trở về sau chuyến công tác tại Anh, họ mang theo những bức ảnh chi tiết về từng đoạn chữ có trong cuộn giấy.

Các nhà khoa học dùng thứ ánh sáng sáng hơn Mặt Trời 10 tỷ lần để đọc cuộn giấy cổ ngàn năm tuổi - Ảnh 1.

Nơi sở hữu cỗ máy synchrotron này có tên Nguồn Sáng Kim cương - Diamond Light Source. Tại đây, cỗ máy tiên tiến của họ có thể đẩy electron bay với vận tốc gần với vận tốc ánh sáng, và phát ra một thứ ánh sáng sáng gấp Mặt Trời 10 tỷ lần. 

Synchrotron xoay chuyển dòng năng lượng “tập trung lại một điểm như tia laser”, giáo sư Seales nói, “sóng ánh sáng tạo ra đi qua [các lớp giấy] rất nhanh”.

Các nhà khoa học dùng thứ ánh sáng sáng hơn Mặt Trời 10 tỷ lần để đọc cuộn giấy cổ ngàn năm tuổi - Ảnh 2.

Trụ sở của Diamond Light Source.

Cuộn giấy này có gì đặc biệt khiến các nhà khoa học phải tận dụng loạt ánh sáng chói chang gấp 10 tỷ lần Mặt Trời? Ấy là khi núi lửa Vesuvius phun trào và nhấn chìm Pompeii và Herculaneum trong biển lửa và khói bụi vào năm 79 Sau Công nguyên, cuộn giấy bị chôn vùi trong đống tro tàn.

Người ta tin rằng cuộn giấy có liên quan tới gia thế của Julius Caesar, nhưng nỗ lực mở nó ra để đọc đều thất bại: cuộn giấy ngàn năm tuổi đã quá cũ nát, mở nó ra bằng cách thông thường sẽ khiến tư liệu lịch sử quý giá biến thành giấy vụn. Thế là các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Kentucky phải sử dụng máy móc để có thể đọc được nội dung của cuộn giấy cói được cuộn lại dày tới vài trăm lớp.

Các nhà khoa học dùng thứ ánh sáng sáng hơn Mặt Trời 10 tỷ lần để đọc cuộn giấy cổ ngàn năm tuổi - Ảnh 3.

Ngoài sự trợ giúp của thứ “siêu ánh sáng” vừa nêu, đội ngũ nghiên cứu do giáo sư Seales dẫn dắt còn ứng dụng cả machine learning để phân biệt rõ đâu là mực, đâu là giấy cói suốt cả trăm lớp giấy chồng lên nhau. Ông Seales mô tả nỗ lực có được những tài liệu từ cơ sở synchrotron giống như các nhà làm phim Hollywood cắt ghép hình ảnh để tạo ra hiệu ứng kỹ xảo vậy.

Giáo sư Seales ước tính sẽ mất 6 tháng để họ đọc thành công cuộn giấy cổ đại. Chưa rõ nội dung văn bản ngàn năm sẽ là gì, có thể đây là giấy tập viết của học sinh mới biết chữ, nhưng cũng có thể là những lời lẽ lỗi lạc của một bậc hiền triết thời xưa.

Một trong những điều quan trọng là phải biết liên kết bản thân chúng ta với nhân loại, dù khoảng thời gian trôi qua giữa hai thế hệ là rất lớn. Nếu ta đã mất công bảo tồn được nó, thì ta cũng nên cố thử đọc nó xem sao”, ông Seales nói.
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn