Nato 70 tuổi: Họp chiến hữu 'đồng sàng dị mộng'

Thứ Tư, 04 Tháng Mười Hai 20195:39 SA(Xem: 6271)
Nato 70 tuổi: Họp chiến hữu 'đồng sàng dị mộng'
bbc.com

Nato 70 tuổi: Họp chiến hữu 'đồng sàng dị mộng'


Leaders of Nato alliance countries, and its secretary general, join Britain's Queen Elizabeth and the Prince of Wales Bản quyền hình ảnh Reuters
Image caption Nữ hoàng Elizabeth II và Thái tử Charles đón các lãnh đạo Nato tại Điện Buckingham hôm 03/12

Thượng đỉnh Nato ở Anh làm lộ ra những ý tưởng 'đồng sàng dị mộng' của liên minh quân sự 70 tuổi.

Ngày 4/12/2019, 29 lãnh đạo các nước thành viên Liên minh Bắc Đại Tây Dương sẽ họp ở Watford, phía Tây Bắc London.

Trước đó, họ đã được Nữ hoàng Anh Elizabeth II mời vào Điện Buckingham dự tiệc và giao lưu.

Donald Trump, a plane and some missiles in front of Nato flags Bản quyền hình ảnh Getty Images
Image caption Vừa xuống sân bay ở Anh, TT Donald Trump đã lên tiếng nói lời của lãnh đạp Pháp, Emmanuel Macron, rằng "Nato đã chết lâm sàng", là "thô bỉ, xúc phạm, thiếu tôn trọng".

Nhưng ngay trong ngày 3/12 tại London, trước và trong khi tiếp xúc báo chí, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và tổng thống Pháp, Emmanuel Macron đã khẩu chiến gay gắt.

Vừa xuống sân bay ở Anh, ông Trump đã lên tiếng nói lời của ông Macron bình luận rằng "Nato đã chết lâm sàng", là "thô bỉ, xúc phạm, thiếu tôn trọng".

Trả lời báo chí tại London hôm thứ Ba, ông Macron nói ông vẫn giữ nguyên quan điểm.

Cũng hôm 03/12 ông Macron đã vào Phủ Thủ tướng Anh tại Downing Street để tiếp Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan, Thủ tướng Đức, Angela Merkel và lãnh đạo nước chủ nhà, Boris Johnson.

Quan điểm của Pháp về Syria hiện rất khác cách nhìn của Thổ Nhĩ Kỳ.

Ông Macron cho rằng Nga và Trung Quốc không phải là "địch thủ" của Nato.

Điều này khiến Pháp có cách nhìn khác hẳn các thành viên Nato ở Đông Âu và Baltic vốn luôn lo sợ Nga.

Giới bình luận tin rằng sau khi thành lập năm 1949, Nato đã đóng vai trò đối trọng với khối Hiệp ước Warsaw (1955-1991) trong thời Chiến tranh Lạnh ở châu Âu.

Nhưng sau khi Liên Xô sụp đổ, vai trò của Nato trở nên không rõ ràng.

Từ 12 thành viên, Nato thu nhập thêm các nước cựu cộng sản thoát ra khỏi vùng ảnh hưởng của Moscow, và nay con số thành viên là 29.

Cuộc chiến chung duy nhất ở châu Âu mà các thành viên Nato đều ủng hộ là chiến tranh Kosovo năm 1999.

President Harry Truman signing a treaty Bản quyền hình ảnh Getty Images
Image caption Tổng thống Mỹ Harry Truman ký văn bản thành lập Liên minh phòng thủ Bắc Đại Tây Dương năm 1949

Sau vụ 9/11 ở Mỹ, Nato cũng ủng hộ việc đem quân sang Afghanistan (2003) nhưng đóng góp của nhiều nước chỉ là tượng trưng.

Josef Cyrankiewicz signing the pact Bản quyền hình ảnh Getty Images
Image caption Thủ tướng CHND Ba Lan Jozef Cyrankiewicz ký Hiệp ước Warsaw năm 1955 lập ra khối quân sự XHCN do Liên Xô chỉ đạo. Việt Nam sau chiến tranh với Hoa Kỳ cũng tham gia khối này.

Lực lượng chính của Nato tại Afghanistan là của Mỹ và Anh, và họ còn được Nhật Bản, nước không trong thành viên Nato trợ giúp.

Sự trỗi dậy của Trung Quốc

Sang Thế kỷ 21, với sự trỗi dậy của Trung Quốc, Nato đang suy tính xem thách thức lớn nhất đến từ đâu.

Hồi tháng 7/2019, ông Anders Fogh Rasmussen, cựu Tổng thư ký Nato (2009-2014) đột nhiên lên tiếng rất mạnh về "mối đe dọa Trung Quốc".

A fighter jet in the sky Bản quyền hình ảnh Getty Images
Country flag poles Bản quyền hình ảnh Anadolu Agency
Image caption Cờ các nước thành viên Nato
A firefighter walking through the rubble after 9/11 Bản quyền hình ảnh Getty Images
Image caption Vụ tấn công 9/11 đặt ra thách thức an ninh chống khủng bố cho Nato và khối này đã đưa quân vào Afghanistan để chống Al-Qaeda
Soldiers standing next to eachother on parade Bản quyền hình ảnh Getty Images
Image caption Quân Nato
Children carrying rubble from a house destroyed by the attacks Bản quyền hình ảnh Getty Images
Image caption Chiến tranh Kosovo năm 1999: quân Nato oanh kích các lực lượng Serbia, một đồng minh truyền thống của Nga

Ông Rasmussen đề xuất EU coi Trung Quốc là kẻ thù chính và cần ủng hộ Hong Kong, và công nhận Đài Loan.

Hải quân Trung Quốc rời Trạm Giang Bản quyền hình ảnh China News Service
Image caption Hải quân Trung Quốc đưa quân sang căn cứ hậu cần quân sự Djibouti để hỗ trợ các hoạt động tại châu Phi và Tây Á, các vùng ảnh hưởng truyền thống của châu Âu và Hoa Kỳ

Đây là một xu hướng rất mới, mạnh mẽ tại châu Âu, nhưng ông Rasmussen (cựu thủ tướng Đan Mạch 2001-2009) nay không còn giữ chức gì trong Nato và bộ máy EU.

Tuy không gọi Bắc Kinh là địch thủ, các lãnh đạo Nato sẽ bàn tại Anh hôm 04/12 về hai chủ đề: an ninh mạng và sự thách thức từ Trung Quốc.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn