Những bí ẩn bên trong siêu máy bay A380

Thứ Tư, 21 Tháng Tám 201911:00 CH(Xem: 5006)
Những bí ẩn bên trong siêu máy bay A380
bbc.com

Những bí ẩn bên trong siêu máy bay A380

Jack Stewart BBC Future

Stephen Dowling Bản quyền hình ảnh Stephen Dowling

Airbus A380 là chiếc máy bay chở khách lớn nhất đang hoạt động và vẫn là một quang cảnh gây choáng ngợp sau gần một thập kỷ kể từ khi được đưa vào khai thác thương mại.

Kích thước khổng lồ

Đứng ở cuối đường băng của một trong những sân bay lớn nơi chiếc Airbus A380 có thể hoạt động, bạn sẽ nghe thấy có người nói, "Làm sao mà một thứ to lớn như thế bay lên không trung được?!"


Stephen Dowling Bản quyền hình ảnh Stephen Dowling

Thông thường lời bình luận kế tiếp sẽ là, "Làm sao mà họ tổ chức cho mọi người lên xuống chứ?"

Đó chính là một vấn đề khác của chiếc máy bay khổng lồ này - và chúng ta sẽ tìm hiểu dưới đây xem làm thế nào để nó có thể thu xếp được vị trí cho được hàng trăm con người cùng hành lý, thu xếp những tiện nghi và phương tiện giải trí mà họ cần trên hành trình bay dài.


Hãng British Airways đã đặt hàng 12 chiếc A380 cho đội bay của họ và đã mời BBC Future đến chứng kiến quá trình kiểm tra dịch vụ kỹ thuật - được gọi là kiểm tra 2A - để xem những bộ phận của chiếc máy bay mà những hành khách mua vé không thường được thấy và để tìm câu trả lời cho một số câu hỏi thường gặp nhất.

Trước hết, máy bay A380 lớn đến nỗi nhà chứa máy bay ở phi trường Heathrow cần phải được điều chỉnh một cách đặc biệt - mà những nhà chứa này đã lớn tới mức có thể dễ dàng nuốt trọn một chiếc Boeing 747.

Công trình được xây dựng vào những năm 1950 này là một công trình kiến trúc đồ sộ, nhưng ở độ cao 23 mét nó vẫn quá thấp để chứa vừa cái đuôi khổng lồ. Lối ra vào hai nhà chứa máy bay đã được nâng độ cao lên một bậc nữa là 3,5 mét để cho đuôi của chiếc A380 có thể vào lọt. Đã nâng lên như thế rồi mà vẫn còn rất chật chội.

Ông Derek Cogswell, kỹ sư máy bay của hãng British Airways, làm hướng dẫn viên đưa chúng tôi đi xem các cơ sở bảo trì kỹ thuật. "Mất khoảng 18 tháng để điều chỉnh hai nhà chứa máy bay này để có thể tiếp nhận máy bay A380," ông cho biết.

Kỹ thuật phức tạp

Chiếc phi cơ mà chúng tôi tham quan đang được đưa vào để kiểm tra dịch vụ - vốn là việc thường làm cứ mỗi ba tháng một lần.

"Là hành khách bạn sẽ không bao giờ nhìn thấy rõ những động cơ này," ông nói. "Nhưng giờ đây chúng tôi sẽ mở cửa cho quý vị thấy sự phức tạp của những cỗ máy ấn tượng này."

Phi cơ A380 có thể được lắp với một số loại động cơ phản lực khác nhau. Loại động cơ mà hãng British Airways dùng là bốn chiếc động cơ phản lực cánh quạt đẩy Rolls-Royce Trent 900.

Điều khác thường là chiếc A380 không có bộ phận đảo chiều đẩy ở động cơ phía ngoài cùng vốn thường được dùng để giảm tốc độ máy bay khi hạ cánh. Bộ hãm phanh khổng lồ trên các bánh máy bay được thiết kế cho mọi khả năng phanh lại cần thiết.

Bản quyền hình ảnh Stephen Dowling

Ở động cơ trong (động cơ gần thân máy bay nhất trên mỗi cánh) có hệ thống đảo chiều đẩy để hỗ trợ thêm khi vỏ bánh không đủ độ bám chẳng hạn như khi chạy trên đường băng ướt.


Cánh cửa khoang động cơ to đến nữa không thể nào dùng tay để mở, do đó họ phải dùng sức điện.

Một số cần đẩy được mở bằng tay, khi đó chỉ là đẩy gạt 'UP' lên và để cho động cơ tự làm việc. BBC Future đã được phép mở khoang động cơ, nhưng như Cogswell giải thích thì an toàn bao giờ cũng là yếu tố hàng đầu. "Đó là trách nhiệm của tôi," ông nói. "Tôi sẽ có mặt để đảm bảo rằng mọi thứ đều được đóng đúng cách và an toàn cho máy bay cất cánh."

Bên trong máy bay, có những khu vực mà những khách hàng bay thường xuyên có thể thấy quen thuộc, nhưng có một số khu vực khác mà hành khách không bao giờ thấy được.

Hai tầng chạy suốt thân máy bay được chia ra làm chỗ ngồi cho 469 hành khách theo cách sắp xếp mà hãng British Airways sử dụng.

Nếu tất cả các ghế đều là hạng phổ thông thì Airbus tin rằng sẽ có đủ chỗ cho 853 người. Con số đó bằng phân nửa số hành khách trên tàu du lịch Nữ hoàng Elizabeth 2.

Phòng kín đặt máy tính

Nằm giữa hai khoang ở tầng dưới có một cánh cửa nhỏ trên tường ngăn có khóa số.

Như lời Cogswell nói 'ở dưới này là một thế giới hoàn toàn mới'. Có 12 chiếc giường tầng cho phi hành đoàn nghỉ ngơi trên những chuyến bay dài, và các phi công cũng có giường riêng.

Một máy bay hiện đại như chiếc A380 cần rất nhiều chi tiết kỹ thuật hàng không và các hệ thống máy tính giúp cho máy bay bay liên tục - chính máy tính sẽ thực hiện tất cả những điều chỉnh nhỏ để giúp duy trì một chuyến bay thoải mái.

Buồng lái được thiết kế để các phi công thấy quen thuộc nhưng cũng được tích hợp những công nghệ mới và cách để tương tác với chúng.

Bản quyền hình ảnh Stephen Dowling
Image caption Hãng British Airways dùng A380 cho các chuyến bay đường dài từ Heathrow tới các nơi như Hong Kong và San Francisco

Kết nối tất cả những hệ thống này với nhau là hệ thống các dây cáp và một dãy các thiết bị vốn quen thuộc với kỹ sư máy tính hơn là kỹ thuật viên máy bay. Chúng đảm nhận tất cả mọi thứ, từ radar cho đến điều hòa nhiệt độ và máy tính duy trì kiểm soát chuyến bay.

Các máy tính kiểm soát những hệ thống này và hệ thống dây cáp chuyển lệnh nằm ở một khu vực kín trên máy bay. Chúng quan trọng đối với máy bay đến nỗi chúng có khu vực riêng chỉ đến được khi mở một tấm phản được giấu kín trên trần ra và có thang leo lên.

BBC Future đã leo lên những dây cáp bước vào khoảng không gian chập hẹp để xem qua.

Làm việc trên chiếc A380 đem lại những thách thức đặc thù đối với những kỹ sư như Cogswell.

"Tôi cho là trên hết chính là tầm vóc chiếc máy bay," ông nói. "Cái gì cũng to lớn. Cái gì cũng nặng, cái gì cũng cao tít ở trên. Nếu anh đi đến tận cùng đuôi máy bay thì phải đi rất xa!"

Bạn hãy nghĩ đến tất cả những điều này, nếu như lần tới nếu bạn bay trên một trong những chiếc máy bay khổng lồ của Airbus…

Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Future.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn