Hong Kong: Cảnh sát, người biểu tình đụng độ trong ngày kỷ niệm bàn giao

Thứ Hai, 01 Tháng Bảy 20194:20 SA(Xem: 4035)
Hong Kong: Cảnh sát, người biểu tình đụng độ trong ngày kỷ niệm bàn giao
bbc.com

Hong Kong: Cảnh sát, người biểu tình đụng độ trong ngày kỷ niệm bàn giao


hong kong Bản quyền hình ảnh Reuters
Image caption Đụng độ xảy ra khi đám đông tham dự cuộc biểu tình lớn trong hôm 1/7

Cảnh sát đã đụng độ với người biểu tình ở Hong Kong trong dịp kỷ niệm 22 năm Anh quốc trao trả thành phố này cho Trung Quốc.

Trưởng đặc khu Carrie Lam tham dự lễ thượng cờ hàng năm vào sáng 1/7, trong khi cảnh sát dùng bình xịt hơi cay để trấn áp người biểu tình.

Một nhóm người biểu tình sau đó đã cố gắng đột nhập vào tòa nhà chính phủ.

Hàng triệu người xuống đường trong những tuần gần đây để phản đối dự luật dẫn độ gây tranh cãi.

Chính quyền đã đồng ý đình chỉ nó vô thời hạn, nhưng các cuộc biểu tình vẫn tiếp tục.

p07fn8c6

Máy của bạn không hỗ trợ nghe xem

Hong Kong 1/7: Người biểu tình đổ máu

hong kong Bản quyền hình ảnh EPA
Image caption Người biểu tình hôm 1/7 sẵn sàng đối phó với chuyện bị xịt hơi cay
hong kong Bản quyền hình ảnh Reuters
hong kong Bản quyền hình ảnh Reuters

Điều gì xảy ra từ sáng sớm thứ Hai đến giờ?

Nhà chức trách cho biết người biểu tình đã chặn một số con đường trong thành phố từ 4 giờ sáng địa phương.

Một tuyên bố của cảnh sát lên án "hành vi bất hợp pháp" của những người biểu tình, người mà họ nói đã lấy cột sắt và các đường rày bảo vệ từ những công trường gần đó. Họ cảnh báo người biểu tình không được ném gạch hoặc tấn công hàng ngũ cảnh sát đứng chặn đường.

Police try to disperse protesters near a flag raising ceremony for the anniversary of Hong Kong handover to China in Hong Kong Bản quyền hình ảnh Reuters
Image caption Cảnh sát dùng bình xịt hơi cay và dùi cui tấn công người biểu tình

Có báo cáo là một số người biểu tình bị thương. Hãng tin AFP cho biết ít nhất một phụ nữ được bị chảy máu từ vết thương ở đầu sau khi đụng độ với cảnh sát.

Cảnh sát sau đó cho biết 13 sĩ quan cảnh sát phải được đưa đến bệnh viện sau khi người biểu tình ném "chất lỏng không xác định" vào họ. Một số người được cho là đã bị khó thở do tiếp xúc với chất lỏng này.

Vào giờ ăn trưa, một nhóm người biểu tình ly khai đã chuyển đến tòa nhà Hội đồng Lập pháp (LegCo), nơi chính phủ họp và dùng xe đẩy bằng kim loại cố gắng phá cửa kính của toà nhà.

Một nhóm nhỏ người biểu tình liên tục đâm xe đẩy kim loại vào cửa kính của tòa nhà trong khi một số người bên lề hét lên những lời khích lệ.

Nhóm này sau đó đã thành công trong việc đập cửa, nhưng vẫn chưa đi vào được bên trong tòa nhà.

Cảnh sát chống bạo động có thể được nhìn thấy ngay bên trong tòa nhà.


Cảnh sát đã kêu gọi người biểu tình chấm dứt mọi hành vi bạo lực, và đang yêu cầu công chúng tránh khu vực xung quanh toà nhà LegCo.


Trước đó lễ chào cờ để đánh dấu bàn giao đã diễn ra tại Trung tâm Triển lãm và Hội nghị Hồng Kông trong bối cảnh sự có mặt dầy đặc của cảnh sát.

Phát biểu sáng hôm 1/7, bà Lam cho biết các sự kiện vào tháng 6/2019 khiến bà "nhận ra mình cần dành nhiều thời gian hơn để lắng nghe người dân".

Khi bà dự buổi lễ thượng cờ, những người biểu tình đã tổ chức một sự kiện gần đó, giơ cao cờ đen để biểu hiện nỗi sợ lãnh thổ này đánh mất tự do.

Bà Lam đang phải đối mặt với những lời kêu gọi từ chức liên tục và đám đông dự kiến ​​sẽ tham dự cuộc biểu tình lớn trong hôm 1/7.

Yêu cầu của người biểu tình gồm rút toàn bộ dự luật, rút lại từ "bạo loạn" để mô tả cuộc biểu tình vào ngày 12/6, trả tự do cho tất cả các nhà hoạt động bị giam giữ và điều tra về hành vi bạo lực của cảnh sát.

Hơn một triệu người đã xuống đường nhiều lần trong ba tuần qua để trút sự tức giận và thất vọng của họ lên Trưởng đặc khu Carrie Lam do Bắc Kinh hậu thuẫn. Động thái này đặt ra thách thức lớn nhất đối với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình từ khi ông lên nắm quyền vào năm 2012.

Trong lần xuất hiện công khai đầu tiên kể từ ngày 18 tháng 6, nhà lãnh đạo Hong Kong đang bị thúc dục phải từ chức Carrie Lam nói bà nhận ra rằng mình cần phải dành nhiều thời gian hơn để lắng nghe.

"Tôi sẽ học được bài học và đảm bảo rằng công việc trong tương lai của chính phủ sẽ gần gũi hơn và phản ứng nhanh hơn với nguyện vọng, tình cảm và ý kiến của cộng đồng", bà nói.

Ý nghĩa 'đặc biệt 'năm nay

Phân tích của Karishma Vaswani, BBC News tại Hong Kong

Hong Kong có một lịch sử biểu tình ôn hòa và phần lớn các cuộc biểu tình này rất bình tĩnh, ngoại trừ thỉnh thoảng đụng độ với cảnh sát.

Cảm nhận áp đảo mà tôi có được sau khi nói chuyện với nhiều người ở đây là giới trẻ Hong Kong thực sự tức giận và thất vọng với cách Hong Kong đang được điều hành. Họ muốn những người biểu tình bị giam giữ được thả ra, dự luật bị huỷ bỏ và Carrie Lam phải từ chức.

Ngoài những cơn giận tôi cũng thấy những cảnh hợp tác đáng chú ý. Từng người phát cho nhau dù, mũ bảo hiểm và bám chặt lấy nhau khi họ đứng vững để chống lại cảnh sát đã mang bình xịt hơi cay và dùi cui để đánh trả.

Khi màn đêm buông xuống, số người xuống đường càng đông - khi những người biểu tình được tham gia bởi các gia đình có trẻ nhỏ đã tham gia cuộc tuần hành ủng hộ dân chủ diễn ra hàng năm để đánh dấu việc bàn giao Hồng Kông cho Trung Quốc đại lục.

Nhưng năm nay, nó cuộc tuần hành mang một ý nghĩa đặc biệt - một cơ hội để cho chính phủ ở đây thấy rằng họ sẽ không để mất thành phố của mình mà không tranh đấu.

Tại sao mọi người biểu tình?

Hồng Kông, một thuộc địa cũ của Anh, là một phần của Trung Quốc kể từ năm 1997 theo nguyên tắc "một quốc gia, hai thể chế", cho phép các quyền tự do mà dân đại lục không có, trong đó bao gồm cả độc lập tư pháp.

Dự luật dẫn độ gây lo ngại cho tình trạng đó.

Những người chỉ trích dự luật sợ rằng nó có thể được sử dụng để nhắm vào các nhà bất đồng chính kiến với chính phủ Bắc Kinh, và đưa Hồng Kông tiến xa hơn vào sự kiểm soát của Trung Quốc.

Vào ngày 12 tháng 6, cảnh sát sử dụng hơi cay và đạn cao su để giải tán đám đông tuần hành chống lại dự luật - một bạo lực tồi tệ nhất trong thành phố trong nhiều thập kỷ.

Cuối cùng, các cuộc biểu tình đã buộc chính phủ phải xin lỗi và đình chỉ luật dẫn độ dự kiến sẽ được thông qua.


Tuy nhiên, nhiều người biểu tình cho biết họ sẽ không lùi bước cho đến khi dự luật hoàn toàn bị hủy bỏ.

Nhiều người vẫn tức giận về mức độ sử dụng bạo lực của cảnh sát vào ngày 12 tháng 6, và đã kêu gọi một cuộc điều tra.

"Việc cảnh sát Hồng Kông sử dụng bạo lực quá mức đối với những người biểu tình ôn hòa khẩn cấp yêu cầu một cuộc điều tra hoàn toàn độc lập", bà Sophie Richardson, giám đốc Tổ chức Theo dõi Nhân quyền tại Trung Quốc bình luận trong một thông báo.

Tuy nhiên, cũng đã có những cuộc biểu tình nhỏ hơn từ phong trào ủng hộ Bắc Kinh.

Vào Chủ nhật, hàng ngàn người biểu tình ủng hộ Bắc Kinh đã biểu tình ủng hộ cảnh sát Hồng Kông.

Một người biểu tình ủng hộ Bắc Kinh nói với cảnh sát AFP chỉ đang cố gắng "duy trì trật tự", gọi những người biểu tình chống dẫn độ là có hành động "vô nghĩa".

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn