Con người lần đầu tiên ghi hình nhật thực đã gần 120 năm

Thứ Tư, 12 Tháng Sáu 201911:00 CH(Xem: 4275)
Con người lần đầu tiên ghi hình nhật thực đã gần 120 năm

Đó là năm 1900, mà chính x.á.c là vào ngày 28/5/1900, clip có độ dài 1 phút 08 giây đ.ánh dấu lần đầu tiên chúng ta quay phim ghi lại cảnh nhật thực nhìn từ Trái Đất.

Con người lần đầu tiên ghi hình nhật thực đã gần 120 năm

ảnh minh họa

Đoạn phim bắt đầu từ khi Mặt Trăng che khuất một phần Mặt Trời, dần dần Mặt Trăng che khuất Mặt Trời và bóng của Mặt Trăng phủ lên Trái Đất, rồi sau đó lại tiếp tục di chuyển.

Theo The Verge, sự kiện này được ghi hình ở bang North Carolina, Mỹ trong một hành trình thám hiểm của một đoàn các nhà khoa học thuộc Hội Thiên văn Anh (BAA).

Lúc nhật thực chuẩn bị diễn ra, nhà ảo thuật Nevil Maskelyne, một thành viên của đoàn, nảy ra ý tưởng sử dụng một ống kính thiên văn cỡ nhỏ lắp vào máy quay của mình để dễ dàng ghi lại hình ảnh hiệu ứng “nhẫn kim cương”.

Cho đến khi đoạn phim được công bố vào tuần đó, nó được lưu giữ tại Hội Thiên văn Hoàng gia Anh (RAS). Theo RAS, đây là lần thứ 2 ông Maskelyne quay phim về nhật thực. Lần đầu tiên là vào năm 1898 nhưng nó đã bị đ.ánh cắp và chẳng ai còn thấy nữa.

Vừa qua, Viện phim Anh (BFI), một tổ chức điện ảnh và từ thiện nhằm thúc đẩy và bảo tồn việc làm phim và truyền hình ở Vương quốc Anh, đã “hồi sinh” clip này với định dạng 4K. Mặc dù vậy, clip đăng tải trên YouTube chỉ cho phép người xem chọn đến chất lượng 720p.

Một trong những sự kiện nhật thực “thời xưa” nhưng lại mang ý nghĩa đặc biệt chính là sự kiện nhật thực toàn phần vào ngày 29/5/1919 khi nhà thiên văn học Arthur Eddington và đồng nghiệp đã chụp ảnh, đo đạc và lần đầu chứng minh thuyết tương đối rộng của bác học Einstein là chính x.á.c.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn