Năm thành phố đáng chú ý nhất trong năm 2019

Thứ Sáu, 24 Tháng Năm 20193:00 SA(Xem: 5328)
Năm thành phố đáng chú ý nhất trong năm 2019
bbc.com

Năm thành phố đáng chú ý nhất trong năm 2019

Tim McDonald BBC Capital

Getty Images Bản quyền hình ảnh Getty Images

Các thành phố trên thế giới là những động lực thúc đẩy phát triển kinh tế. Vậy đâu là những nơi sẽ có những thay đổi đáng kể nhất trong 2019?

Một số ít các xu hướng đang làm thay đổi hình ảnh toàn cầu trong thế kỷ qua, khiến thế giới chuyển sang đô thị hoá một cách đầy kịch tính.

Sân bay 'ma' thời hiện đại của Berlin

Thụy Điển 'từ lề trái sang lề phải' chỉ sau một đêm

Singapore và cái giá phải trả để giữ sạch thành phố

Vào năm 1900, tổng số chỉ có 16 thành phố với hơn 1 triệu cư dân sinh sống. Nhưng có tới một nửa dân số thế giới ngày nay sống tại các khu đô thị, theo Viện nghiên cứu Brookings. Ba trăm nền kinh tế đô thị lớn nhất hiện chiếm gần nửa tổng sản lượng toàn cầu.

Getty Images Bản quyền hình ảnh Getty Images

Các thành phố nay là các động lực thúc đẩy kinh tế then chốt, nhưng cũng là những nơi tiến hoá không ngừng.

Vậy những thành phố nào sẽ chứng kiến những thay đổi to lớn nhất trong năm 2019?

Bangalore: Nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất

Getty Images Bản quyền hình ảnh Getty Images

Việc xác định xem thành phố nào sẽ tăng trưởng nhanh nhất về kinh tế quả là rất khó, khó tới mức đáng ngạc nhiên.

Lý do là bởi thường có một vài yếu tố phát sinh ngoài dự tính.

Bộ phận Global Metro Monitor thuộc Viện Broookings Institution đặt Dublin ở vị trí đầu, nhưng không phải do hoạt động kinh tế của thành phố này mà phần nhiều là do có rất nhiều các công ty trên giấy tờ là đặt trụ sở chính tại đó, bao gồm nhiều ngân hàng.

Tạp chí Oxford Economics nói rằng Tripoli ít nhất là theo lý thuyết sẽ phát triển nhanh nhất trong năm 2019, nhưng nói thêm rằng đây là một cuộc đặt cược khá rủi ro nếu ta tính tới tình hình an ninh ở Libya.


Vậy thành phố nào có mức tăng trưởng lớn nhất, với mức tăng trưởng bền vững, có thể xác định được một cách rõ ràng?

"Bangalore của Ấn Độ là nơi nhiều khả năng sẽ có mức tăng trưởng mạnh mẽ nhất. Chúng tôi dự đoán tăng trưởng GDP của Bangalore là 10,5% trong 2019, thậm chí kể cả sau khi đã điều chỉnh theo mức lạm phát," Richard Holt, giám đốc Global Cities Research phối hợp với Oxford Economics, nói.

Bangalore: 'Có thêm nhiều việc làm với mức lương cao hơn'

Lời đáp của Ấn Độ đối với Thung lũng Silicon là nơi các công ty công nghệ lớn nhất của Ấn đặt trụ sở. Nhiều hãng đa quốc gia cũng đặt văn phòng tại đây để tận dụng những lợi thế của thành phố trong cả vấn đề bí quyết kỹ thuật lẫn mức giá cả, chi phí hợp lý.

Bangalore cũng rất thành công trong mảng sản xuất ở các lĩnh vực có mức tăng trưởng cao như công nghệ sinh học và khám phá không gian. Thành phố từ lâu nay đã có một trung tâm quan trọng đối với sự tăng trưởng của Ấn Độ, nhưng bước phát triển vượt bậc của thành phố thực sự sẽ là trong năm tới.

"Kết quả nói chung là sẽ có thêm nhiều công ăn việc làm, và mức lương sẽ cao hơn. Để đổi lại, điều này có nghĩa là chi phí tiêu dùng tại thành phố có thể cũng sẽ tăng tới 10% hoặc cao hơn nữa trong năm 2019. Hầu hết các khoản chi tiêu đó sẽ quay trở lại, rót vào nền kinh tế thành phố," Holt nói.

"Và tuy chi phí tăng lên rốt cuộc sẽ đe doạ tới sự phát triển lành mạnh, nhưng mà ngày xảy ra sự đe doạ đó thì còn phải hàng năm, thậm chí hàng thập kỷ nữa mới tới."

Trung Sơn: Buôn lên hay bán xuống?

Getty Images Bản quyền hình ảnh Getty Images

Trong tháng 12/2018, Hoa Kỳ và Trung Quốc đã đồng ý tạm ngưng tình trạng thù nghịch thương mại trong vòng 90 ngày để hai bên tiến hành đàm phán, tìm hướng tháo gỡ cuộc đối đầu ăn miếng trả miếng về thuế quan vốn được đưa ra trong 2018.


Ngay cả khi các cuộc đàm phán đó có tiến triển tích cực - là điều khó có thể xảy ra - thì Mỹ đã đánh vào tổng số các mặt hàng Trung Quốc với trị giá 250 tỷ đô la bằng các biểu thuế quan được áp dụng từ tháng 7/2018. Trung Quốc trả đũa bằng việc áp thuế lên các sản phẩm Mỹ với tổng trị giá 110 tỷ đô la.

Các địa điểm sản xuất nhằm phục vụ xuất khẩu nằm dọc đường duyên hải của Trung Quốc nhiều khả năng sẽ là những nơi cảm nhận được rõ rệt nhất tác động của việc này, bởi các sản phẩm làm ra tại những nơi đó sẽ trở nên đắt đỏ hơn đối với người tiêu dùng ở Mỹ.

Trong số các địa điểm này có thành phố Trung Sơn, Deborah Elms, giám đốc điều hành của Trung tâm Thương mại Á châu, nói.

Trung Sơn: 'Thành phố đặc biệt'

Nằm gần Macau, Trung Sơn thuộc tỉnh Quảng Đông, nơi là cổng công nghệ và sản xuất lớn nhất của Trung Quốc.

Toàn bộ tỉnh Quảng Đông, nơi có dân số trên 100 triệu người, nhiều khả năng sẽ cảm nhận được tác động to lớn của cuộc thương chiến đối với các hoạt động thương mại và đầu tư của tỉnh.

Một khảo sát mới đây do Phòng Thương mại Mỹ thực hiện cho thấy có tới 70% các hãng của Mỹ hoạt động tại tỉnh Quảng Đông đang trì hoãn hoạt động đầu tư, thậm chí còn đang tính tới chuyện rút lui.

Vậy tại sao Trung Sơn lại là nơi đáng chú ý trong năm nay?

"Trên 70% doanh số xuất khẩu của nơi này tới Mỹ hiện đang bị hàng rào thuế quan đánh mạnh. Họ xuất khẩu máy móc, cũng là hạng mục chiếm phần lớn nhất gồm các sản phẩm được chở từ Trung Quốc tới Hoa Kỳ, khiến cho thành phố trở thành chú cừu đầu đàn đặc biệt trong cuộc tranh cãi thương mại trong 2019," Elms nói.

London: Hành trình Brexit bất định

Getty Images Bản quyền hình ảnh Getty Images

London là thành phố lớn nhất của châu Âu và đóng góp tới hơn một phần năm nền kinh tế Anh Quốc.

Nhưng không ai nghi ngờ gì, London đang phải đối diện với một năm đầy khó khăn. Năm nay, thành phố sẽ có nhiều chuyển đổi trong bối cảnh Anh đang cố gắng chốt cho xong thoả thuận rút khỏi Liên hiệp châu u (EU).

Trong bài diễn văn mừng Năm Mới, Thủ tướng Theresa May nói rằng Anh sẽ "vượt qua được khó khăn" nếu Quốc hội hậu thuẫn cho thoả thuận Brexit của bà.

Tuy nhiên, chỉ còn một vài tháng nữa là đã tới hạn chót 29/3 rồi nhưng bà thủ tướng vẫn chưa giành được tín hiệu chắc chắn nào cho thấy bà sẽ kiếm được đủ số phiếu cần thiết.

Việc rút lui khỏi EU mà không đạt được thoả thuận nào, hoặc tổ chức kỳ trưng cầu dân ý lần hai không phải là những lựa chọn đã hoàn toàn bị loại bỏ.

London: Cơ hội mới?

Getty Images Bản quyền hình ảnh Getty Images

Hầu hết các chuyên gia đồng ý rằng việc bất định không phải là điều tốt lành gì. Đồng bảng Anh đã bị ảnh hưởng và thị trường bất động sản của thành phố đã chững lại trên mức bình thường.

Ngân hàng Trung ương Anh Quốc (BOE) cảnh báo về tình trạng suy thoái nếu không đạt được thoả thuận Brexit, và trước đó BOE nói rằng có thể nước Anh sẽ mất đi 75 ngàn công ăn việc làm trong ngành tài chính do Brexit, trong đó riêng cổng tài chính London sẽ mất đi 5 ngàn vị trí.

Ứng viên cạnh tranh với London từ lục địa là Frankfurt, nơi dự kiến sẽ có thêm 10 ngàn công ăn việc làm và kèm theo đó là 800 tỷ euro tài sản.

Một số công ty đa quốc gia nói họ sẽ chuyển trụ sở chính của mình ra nước ngoài.

Nhưng những người ủng hộ cho việc Anh rút khỏi EU thì tin rằng những nỗi lo sợ đã bị thổi phồng lên, và Brexit sẽ cho phép Anh Quốc đưa ra một hướng đi kinh tế mới.

Năm 2019 này sẽ là năm chúng ta biết được phe nào nói đúng.

Bắc Kinh: Bay trên trời cao

Getty Images Bản quyền hình ảnh Getty Images

Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) dự đoán rằng Trung Quốc sẽ vượt qua Mỹ để trở thành thị trường hàng không lớn nhất thế giới vào năm 2022. Năm nay, Bắc Kinh sẽ có một bước đi to lớn hướng tới mục tiêu đó.

Vào tháng 9/2019 hoặc khoảng thời gian quanh đó, sân bay quốc tế Đại Hưng sẽ khai trương. Đây là một cổng hàng không khổng lồ, có khả năng phục vụ 100 triệu lượt hành khách mỗi năm một khi đi vào hoạt động đầy đủ - và tác động của nó cũng sẽ rất to lớn.

Ellis Taylor, chủ biên phần Tài chính Á châu của FlightGlobe, nói rằng Sân bay Quốc tế Đại Hưng sẽ tạo thêm độ cạnh tranh cho thị trường nội địa, bởi các hãng hàng không China Southern và China Eastern sẽ được phép chen chân vào địa phận vốn thuộc sự thống trị của Air China tại thủ đô.

Bắc Kinh: Định ra những con đường mới

Getty Images Bản quyền hình ảnh Getty Images

Nếu bạn đi tới châu Á, hoặc từ châu Á đi Mỹ, rất có thể hành trình của bạn sẽ ghé qua Bắc Kinh. Sân bay mới có khả năng tái định hình bản đồ bay quốc tế, bởi Bắc Kinh trở thành một cổng giao thương quan trọng hơn trước nhiều.

"Bạn sẽ thấy là ngày càng có thêm nhiều người nối chuyến ở cả hai sân bay của Bắc Kinh. Các hãng hàng không này sẽ dùng lợi thế chi phí mà họ đạt được để hạ thấp giá thành cho các chuyến bay đường dài có nối chuyến," Taylor nói.

Jakarta: Số phận chìm nổi?

Getty Images Bản quyền hình ảnh Getty Images

Jakarta có nét khác biệt đặc biệt đáng buồn - đó là nguy cơ trở thành thành phố đang chìm xuống nhanh nhất thế giới trong 2019.

"Jakarta có nhiều yếu tố kết hợp với nhau - cả các yếu tố tự nhiên và từ các hoạt động của con người - và điều đó có nghĩa là thành phố rất dễ bị tổn thương trước tình trạng mực nước biển dâng lên," Tiến sỹ Katherine Kramer từ Climate Change for Christian Aid, tổ chức soạn bản phúc trình về các thành phố đang chìm trong năm nay, nói.

Thủ đô của Indonesia nằm ở vùng đất trũng ven biển và chủ yếu được xây dựng trên một đầm lầy.

Tuy nhiên, vấn đề cấp bách hơn là việc cư dân thành phố sử dụng nước ngầm bằng cách bơm lên từ các tầng ngậm nước.

Cơ sở hạ tầng về nước yếu kém khiến cho họ không có nhiều lựa chọn thay thế cho giải pháp này. Vấn đề là khi nước được bơm lên thì phần đất bên dưới nơi đó sẽ chìm xuống. Phần phía bắc của Jakarta đã chìm 2,5m trong thời gian 10 năm qua, và một số nơi trong thành phố đang chìm với tốc độ tới 25cm một năm.

Jakarta: 'Dễ bị tổn thương'

Getty Images Bản quyền hình ảnh Getty Images

Thay đổi khí hậu sẽ khiến cho thành phố càng phải đương đầu với thêm nhiều thách thức.

"Jakarta cũng dễ bị tổn thương trước các sự kiện thỉnh thoảng lại xảy ra, nhưng mà đang xảy ra ngày một thường xuyên hơn như bão, lụt," Kramer nói.

"Các thay đổi về cường độ và hình thức hoạt động của các trận mưa do tác động của tình trạng nhiệt độ bề mặt ấm lên cũng đồng nghĩa với việc có nhiều nguy cơ sẽ có các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt hơn xảy ra."

Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Capital.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn