Khác biệt thú vị về cách nhìn nhận thế giới giữa trẻ con và người lớn

Thứ Năm, 23 Tháng Năm 201911:00 SA(Xem: 6627)
Khác biệt thú vị về cách nhìn nhận thế giới giữa trẻ con và người lớn

Chính khác biệt về kết cấu não bộ, sự hoàn thiện của các giác quan và cả trải nghiệm thực tế, đã dẫn đến nhiều điểm khác biệt thú vị về cách nhìn nhận thế giới xung quanh giữa người lớn và trẻ con!

Trí tưởng tượng

427q

Trẻ có có trí tưởng tượng rất bay bổng và chỉ đến một độ tuổi nhất định, chúng mới dần phân biệt được ranh giới giữa hiện thực và mơ mộng. Theo các nhà khoa học, điều này xuất phát từ việc trẻ thiếu trải nghiệm thực tế và nhận thức để phân biệt được điều nào là đúng  điều nào là sai!

Khả năng tư duy trừu tượng

Các nghiên cứu đã chứng minh rằng, trẻ con dưới 11 tuổi chỉ có thể suy nghĩ về những thực tế diễn ra ở hiện tại và không thể tư duy trừu tượng, khái niệm hóa!

Để chứng minh cho điều này, hãy cùng tìm hiểu một thí nghiệm được thực hiện bởi nhà tâm lý học Rudolph Schaffer. Ở đây, ông đã hỏi những đứa trẻ về vị trí mà chúng sẽ muốn đặt con mắt thứ ba của mình. Kết quả là tuyệt đại đa số nhóm trẻ từ 9 tuổi trở xuống đều chọn phần trán, bởi chúng chỉ nghĩ đơn giản là đôi mắt hiện tại của mình cũng nằm gần đó. Ngược lại, những đứa trẻ 11 tuổi hoặc lớn hơn lại đưa ra nhiều ý kiến mang tính tối ưu hơn,ví dự như lòng bàn tay, bởi chúng suy luận được rằng, vị trí này sẽ giúp mình có thể nhìn sau lưng.

Khả năng học một loại ngôn ngữ

Trái ngược với những đặc điểm có phần thua thiệt ở trên, trẻ em lại có khả năng học một loại ngôn ngữ dễ dàng hơn so với người đã trưởng thành. Lý giải về điều này, nhà khoa học Linguist Noam Chomsky cho biết rằng, ở trẻ con diễn ra sự phát triển mạnh mẽ của các tế bào não được dùng cho việc nhận thức và tạo ra tiếng nói, quá trình này sẽ dừng lại khi trẻ được 10 tuổi. Vì vậy, đây là giai đoạn vàng để học một ngôn ngữ mới.

Nhận thức về sự tồn tại của mọi vật

Có một sự thật thú vị là trẻ con dưới 1 tuổi đều nghĩ rằng, sự vật mà chúng không thể thấy cũng sẽ biến mất ở thực tại, hiểu một cách đơn giản trẻ lầm tưởng: Khi chúng nhắm mắt lại thì mọi thứ sẽ tan biến theo.

 Nhà tâm lý học Jean Piaget cho rằng, nhận thức của con người về sự tồn tại của vạn vật sẽ phụ thuộc vào tầm nhìn/nhận thức của họ theo độ tuổi. Do đó, một đứa trẻ còn quá nhỏ sẽ không có đủ trải nghiệm để nhận ra: Thứ mà chúng không thể thấy thì vẫn sẽ tiếp tục tồn tại.

Khả năng phân biệt

Các nhà khoa học khẳng định rằng, một đứa trẻ vừa chào đời sẽ không thể phân biệt được sự khác nhau giữa các khuôn mặt. Thêm vào đó, mắt của em bé lúc này không thể điều chỉnh tiêu cự nên nhìn vật thể bị mờ.

Cụ thể hơn, một thí nghiệm đã chỉ ra kết quả: Trẻ dưới 6 tuổi sẽ không thể phân biệt các khuôn mặt khác nhau; khi lên 9 tuổi, thị lực trẻ sẽ phát triển đủ để phân biệt mặt người quen và người lạ; Tròn 1 tuổi, trẻ bắt đầu biết cách điều tiết mắt để nhìn mọi thứ sắc nét.

Lĩnh vực hội họa

Trong một thí nghiệm, nhóm trẻ từ 5 đến 9 tuổi được yêu cầu vẽ chiếc tách có quai (lũ trẻ biết điều này) nhưng được xoay theo hướng chiếc quai bị che khỏi tầm mắt. Kết quả là tất cả những bé trên bảy tuổi đều vẽ chiếc tách không quai (thứ mà chúng thực sự nhìn thấy). Trong khi đó, nhóm trẻ từ 7 tuổi trở xuống lại cho thêm chiếc quai vào bức tranh của mình.

Qua thí nghiệm này, các nhà tâm lý học kết luận được sự khác biệt giữa trẻ con và người lớn trong hội họa là: Khi người lớn được giao nhiệm vụ vẽ một vật thể, họ sẽ vẽ chính xác những gì mà mình thấy; còn với trẻ con chúng sẽ vẽ tất cả mọi thứ thuộc về vật thể đó, dù chi tiết này có bị khuất khỏi tầm nhìn.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn