Loài chim cổ đại đã tuyệt chủng bỗng ‘sống dậy' ( Lậy trời, đừng cho Hồ Chí Minh sống lại...)

Thứ Ba, 21 Tháng Năm 20195:00 SA(Xem: 5933)
Loài chim cổ đại đã tuyệt chủng bỗng ‘sống dậy' ( Lậy trời, đừng cho Hồ Chí Minh sống lại...)

Loài chim cổ đại đã tuyệt chủng bỗng ‘sống dậy - Ảnh 1.

Loài gà nước cổ trắng đã tiến hóa hai lần tương tự nhau trong lịch sử tự nhiên - Ảnh: GETTY IMAGES

Theo CNN, từ xa xưa, loài gà nước cổ trắng không biết bay sống đông đúc ở đảo san hô Aldabra, Ấn Độ Dương.

Cách đây 136.000 năm, loài gà này đã tuyệt chủng khi đảo san hô đó chìm hẳn xuống đáy biển khiến chúng mất môi trường sống.

Sau khi nghiên cứu nhiều mẫu hóa thạch trước và sau sự kiện này, các nhà khoa học nhận thấy dường như gà nước đã xuất hiện trở lại chỉ vài ngàn năm sau khi tuyệt chủng.

Những con gà nước "hồi sinh" này vẫn giữ được điểm nổi bật tương đồng với những người anh em trước đây là không thể bay.

Ngày nay, gà nước Aldabra vẫn còn có mặt tại Ấn Độ Dương.

Loài chim cổ đại đã tuyệt chủng bỗng ‘sống dậy - Ảnh 2.

Các mẩu hóa thạch của loài gà nước trước và sau tuyệt chủng cho thấy dù tiến hóa 2 lần nhưng gà nước trước và sau đều có nguồn gốc như nhau và trải qua quá trình tiến hóa tương tự - Ảnh: CNN

Trên tạp chí Zoological Journal of the Linnean Society, các nhà khoa học cho rằng nguyên nhân đến từ một quá trình hiếm gặp trong sinh học, được gọi là tiến hóa lặp lại.

Nhóm nghiên cứu từ ĐH Portsmouth (Anh) và Bảo tàng Lịch sử tự nhiên (Anh) sau khi phân tích kỹ lưỡng các hóa thạch đã mô tả rằng tổ tiên của gà nước Aldabra là một loài chim bản xứ ở Madagascar.

Khi số lượng loài chim này tăng lên đáng kể, chúng bắt đầu di cư về miền đông châu Phi.

Đến đây, nhóm di cư này lại chia thành các ngả đường: một số tiếp tục bay qua châu Phi về phía tây, một số khác lên phương bắc, một số về phía nam Ấn Độ Dương.

Tuy nhiên, những nhóm này lại không gặp may. Nhóm đi về Tây Phi gặp phải nhiều loài thú ăn thịt hung hãn nên không thể phát triển, trong khi nhóm bay về phía nam hay bắc Ấn Độ Dương thường phải bỏ mạng do không đủ sức.

Chỉ có nhóm bay về phía đông bắc là sống sót bởi tìm được các đảo Mauritius, Réunion và Aldabra.

Sau khi "an cư", suốt khoảng thời gian dài sống tại đảo Aldabra, tổ tiên loài gà nước dần mất đi đôi cánh do trên đảo gần như không có các loài thú ăn mồi, do đó việc bay trên không để tìm chỗ trú ẩn hay kiếm thức ăn là không cần thiết.

Do không có cánh, loài chim này không thể tháo chạy khỏi Aldabra khi hòn đảo này chìm xuống Ấn Độ Dương.

Loài chim cổ đại đã tuyệt chủng bỗng ‘sống dậy - Ảnh 3.

Loài gà nước cổ trắng vẫn còn sống trên đảo Aldabra ngày nay - Ảnh: SCIENCE

Trong khi đa phần động vật tuyệt chủng là mất hẳn dấu tích trên Trái đất, gà nước Aldabra lại "tái xuất" bất ngờ sau đó vài ngàn năm khi hòn đảo Aldabra lại trồi lên mặt nước.

David Martill - nhà cổ sinh vật học thuộc ĐH Portsmouth - lý giải một loài chim bản xứ ở Madagascar khác lại thực hiện chuyến di cư tương tự như tổ tiên của gà nước đã tuyệt chủng để tiến hóa thành một loài gà nước khác ở Aldabra.

Martill cho rằng đây là tiến hóa lặp lại hiếm hoi diễn ra trong tự nhiên, và đến nay là trường hợp duy nhất được ghi nhận với các loài chim.

Trong khi đó, Julian Hume - đồng tác giả từ Bảo tàng Lịch sử tự nhiên - cho biết việc tiến hóa theo đúng "quy trình" diễn ra trong chỉ vài ngàn năm là khoảng thời gian rất ngắn.

"Đây là điều thú vị của thế giới tự nhiên, và chắc hẳn còn thêm nhiều điều kỳ thú nữa ẩn trong các mẩu hóa thạch của loài vật này" - ông Hume nói.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn