Phán quyết có thể đe dọa 'tàu sân bay không thể chìm' của Mỹ ở Ấn Độ Dương

Thứ Ba, 23 Tháng Tư 20198:00 CH(Xem: 6706)
Phán quyết có thể đe dọa 'tàu sân bay không thể chìm' của Mỹ ở Ấn Độ Dương

Phán quyết có thể đe dọa 'tàu sân bay không thể chìm' của Mỹ ở Ấn Độ Dương

Sự hiện diện quân sự Mỹ ở đảo chiến lược Diego Garcia bị ảnh hưởng bởi vụ kiện pháp lý giữa Anh và đảo quốc Mauritius.

Máy bay Mỹ hạ cánh xuống căn cứ Diego Garcia năm 2010. Video: Twitter.

Tòa án Công lý Quốc tế (IJC) ở The Hague, Hà Lan hồi cuối tháng 2 tuyên bố yêu sách chủ quyền của Anh với quần đảo Chagos là bất hợp pháp, hối thúc London trao trả Chagos cho đảo quốc Mauritius, thuộc địa cũ của Anh ở đông nam bờ biển châu Phi. Giới quan sát đánh giá phán quyết của IJC có thể đe dọa căn cứ quân sự chiến lược của Mỹ tại đảo Diego Garcia thuộc quần đảo Chagos, vốn được ví như "tàu sân bay không thể chìm" tại Ấn Độ Dương.

Đảo san hô Diego Garcia có chiều dài 61 km, đóng vai trò rất quan trọng với quân đội Mỹ. Các chiến đấu cơ và tàu chiến đóng quân tại đây từng tham gia Chiến tranh Vùng Vịnh, chiến dịch quân sự ở Afghanistan và Libya. Vị trí của Diego Garcia giúp Washington triển khai lực lượng khắp Trung Đông, Trung Á, Nam Á và Ấn Độ Dương.

Anh cho Mỹ thuê căn cứ quân sự trên đảo Diego Garcia từ năm 1966 nhưng quốc hội hai nước không được thông báo. Hầu hết người dân Mỹ không biết đến đảo Diego Garcia vì truyền thông không được phép tiếp cận khu vực này suốt 30 năm qua. Lầu Năm Góc coi căn cứ này là bí mật an ninh quốc gia. 

Đảo Diego Garcia nhìn từ vệ tinh năm 2003. Ảnh: Peoples World.

Đảo Diego Garcia nhìn từ vệ tinh năm 2003. Ảnh: People's World.

Vụ kiện tại IJC được khởi xướng bởi chính quyền đảo quốc Mauritius và khoảng 1.500 người dân sống tại quần đảo Chagos, những người bị ép rời khỏi khu vực này năm 1973.

Phán quyết của IJC cho rằng Anh vi phạm Nghị quyết số 1514 của Liên Hợp Quốc về cấm chia cắt thuộc địa trước khi họ giành được độc lập. Anh đã ép đảo quốc Mauritius từ bỏ chủ quyền với quần đảo Chagos năm 1965 để đổi lấy nền độc lập, trước khi London chấm dứt thuộc địa hóa họ sau đó ba năm. IJC kêu gọi Anh trao trả quần đảo Chagos "nhanh nhất có thể".

Dù không mang tính ràng buộc pháp lý, phán quyết của IJC có thể ảnh hưởng đến Mỹ và đồng minh, trong bối cảnh các nước này đề cao vấn đề tự do hàng hải và phản đối việc chiếm đóng trái phép lãnh thổ quốc gia khác.

Đảo Diego Garcia là trụ cột trong chiến lược của Washington tại Ấn Độ Dương, khi chính quyền Tổng thống Donald Trump chuyển hướng chiến lược từ chống khủng bố sang cạnh tranh siêu cường với Moskva và Bắc Kinh. Mỹ cho rằng Trung Quốc đang gia tăng hiện diện quân sự trên Ấn Độ Dương thông qua việc kiểm soát các cảng biển ở Sri Lanka và Pakistan.

Oanh tạc cơ B-1 xuất phát từ đảo Diego Garcia. Ảnh: USAF.

Oanh tạc cơ B-1 xuất phát từ đảo Diego Garcia. Ảnh: USAF.

Đường băng lớn trên đảo Diego Garcia cho phép Mỹ triển khai oanh tạc cơ B-52 và B-2, cùng nhiều vận tải cơ hạng nặng như C-5M, C-17 và C-130. Mỹ cũng xây dựng một quân cảng có thể neo đậu tàu sân bay và một thành phố với đầy đủ tiện nghi cho khoảng 3.000-5.000 quân nhân và nhân viên dân sự đồn trú trên đảo.

Diego Garcia đóng vai trò then chốt với các chiến dịch quân sự của Mỹ ở Somalia, Iraq và Syria. Việc kiểm soát vịnh Ba Tư sẽ là điều kiện thiết yếu trong mọi kịch bản xung đột với Iran. Nếu chiến tranh nổ ra giữa Iran với các đồng minh của Mỹ như Arab Saudi và Israel, hòn đảo này rõ ràng sẽ là căn cứ tiền phương cực kỳ hữu dụng.

Tầm quan trọng chiến lược của Diego Garcia khiến Mỹ nhiều khả năng sẽ không từ bỏ căn cứ tại đây, London cũng khó lòng rút khỏi thỏa thuận với Washington và phi thuộc địa hóa quần đảo Chagos. Anh đã gia hạn cho Mỹ thuê đảo đến năm 2036.

Vị trí đảo Diego Garcia trên Ấn Độ Dương. Đồ họa: IFG.

Vị trí đảo Diego Garcia trên Ấn Độ Dương. Đồ họa: IFG.

Duy Sơn (Theo People's World)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn