“địa ngục sống” của hàng ngàn cô dâu thánh chiến, nơi hàng chục trẻ em vô tội tử vong

Thứ Sáu, 22 Tháng Hai 20199:00 CH(Xem: 5116)
“địa ngục sống” của hàng ngàn cô dâu thánh chiến, nơi hàng chục trẻ em vô tội tử vong

Shamima Begum, 19 tuổi, được tìm thấy tại trại tị nạn al-Hawl, ở miền bắc Syria, nơi hàng chục người chết mỗi tháng vì lạnh và suy dinh dưỡng. Cô gái này hiện đang trở thành tâm điểm chú ý của giới truyền thông khi cô bày tỏ mong muốn được hồi hương, trở về bên gia đình để sinh con sau 4 năm chạy trốn sang Syria để làm cô dâu thánh chiến.

Việc có nên cho Shamima Begum một cơ hội để quay về làm lại từ đầu hay không vẫn là vấn đề gây tranh cãi. Chỉ biết rằng, Shamima Begum cho biết cô không hề hối hận khi sinh sống với khủng bố IS.

Shamima là một trong số khoảng 33.000 phụ nữ và trẻ em đã trốn khỏi lãnh địa của Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS để đến trại tị nạn al-Hawl. Đây được mô tả là địa ngục sống khi cái lạnh và cái đói hoành hành. Hơn 50 đứa trẻ, trong đó có trẻ sơ sinh đã chết tại đây trong vòng 3 tháng qua vì điều kiện sống khắc nghiệt.

Cận cảnh “địa ngục sống” của hàng ngàn cô dâu thánh chiến, nơi hàng chục trẻ em vô tội tử vong - Ảnh 1.

Shamima Begum mong hồi hương để được sinh con một cách an toàn.

Cận cảnh “địa ngục sống” của hàng ngàn cô dâu thánh chiến, nơi hàng chục trẻ em vô tội tử vong - Ảnh 2.

Một người phụ nữ ôm đứa con nhỏ trong trại tị nạn.

Phóng viên Richard Spencer, một người am hiểu Trung Đông cho hay: "Trại al-Hawl là một nơi bị nguyền rủa, là nơi hàng ngàn người vợ thánh chiến mặc áo đen sinh sống sau một cuộc hành trình đầy tàn khốc".

Theo Mirror, trại tị nạn này ngày một đông đúc. Họ phải xếp một hàng dài để chờ lấy nước và nhận những thực phẩm viện trợ từ các tổ chức từ thiện. Thậm chí nhiều người phải qua đêm ở  ngoài trời vì không đủ lều và chăn cho họ.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết: "Nhiều người mới đến bị suy dinh dưỡng và kiệt sức sau nhiều năm thiếu thốn sống dưới Nhà nước Hồi giáo Iraq. Trại tị nạn al-Hawl thiếu trầm trọng các công trình vệ sinh, dịch vụ chăm sóc sức khỏe và lều bạt. Các hoạt động nhân đạo dành cho trại đều bị cản trở bởi vấn đề an ninh".

Cận cảnh “địa ngục sống” của hàng ngàn cô dâu thánh chiến, nơi hàng chục trẻ em vô tội tử vong - Ảnh 3.

Dòng người kéo dài đứng chờ để lấy nước.

Cận cảnh “địa ngục sống” của hàng ngàn cô dâu thánh chiến, nơi hàng chục trẻ em vô tội tử vong - Ảnh 4.

Một bé trai sống trong trại tị nạn nhếch nhác, thiếu trầm trọng các điều kiện sống cơ bản.

Một số quốc gia hiện nay đã quyết định hồi hương cho những con người lầm đường lạc lối nhưng với trường hợp của Shamima vẫn là điều khó khăn khi Vương quốc Anh chưa sẵn sàng đón nhận những người như Shamima.

Nguồn: Mirror

Ý kiến bạn đọc
Thứ Bảy, 23 Tháng Hai 20197:20 CH
Khách
Đến giờ phút này mà vẫn không hối hận thì nước Anh có đủ lòng "dũng cảm "để nhận cho ả về nước không? Một mối hoạ cho nước Anh trong tương lai với những ả như ả này!
Thứ Bảy, 23 Tháng Hai 20195:24 CH
Khách
Kinh thanh koran cua hoi giao da khang dinh trong giao ly cua ton giao nay :" Ai khong theo dao nay thi bi giet." Thanh kinh da bat buoc cac giao do vao dao phai tuan hanh giao ly nay.Cac thanh nien nam nu,da tu bo moi su de ve nuoc theo thanh chien,nay vi ly do kinh te,muon tro ve nuoc voi mam mong sat nhan trong nguoi va trong dong mau,lieu rang co dang de tha thu hay cho ho mot co hoi hay khong ? Hay nhin vao cac quoc gia da nhan dao cho nguoi hoi giao vao ti nan : DUC-PHAP-ITALIA...BAN DA CO quyet dinh dung nhat khi noi KHONG !
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn