Đây là 9 bộ phận hết sức dư thừa trên cơ thể con người

Chủ Nhật, 27 Tháng Giêng 20191:00 CH(Xem: 5075)
Đây là 9 bộ phận hết sức dư thừa trên cơ thể con người

Đây là 9 bộ phận hết sức dư thừa trên cơ thể con người

 

photo-1-15481456771461008951091-crop-15481462489711781490832

Cái đuôi của trẻ sơ sinh, núm vú của đàn ông, răng khôn, ruột thừa...

Trên cơ thể con người thực ra có rất nhiều bộ phận thừa thãi. Chúng chỉ ở đó như một tàn tích của quá trình tiến hóa kéo dài hàng triệu năm, mà không phục vụ một mục đích hay chức năng gì cả.

Ví dụ, ruột thừa như cái tên của nó không phải là một bộ phận mà cơ thể cần. Trong một số trường hợp, viêm ruột thừa còn khiến chúng ta phải vào phòng mổ và cắt bỏ chúng, nếu không sẽ nguy hiểm đến tính mạng.

Một số bộ phận cơ thể khác từng rất quan trọng và giúp chúng ta sinh tồn, nhưng khi con người đã thống trị được hành tinh, chúng lại trở nên vô dụng. Một số bộ phận đã bị tiêu biến và không còn xuất hiện, chẳng hạn như đuôi của chúng ta.

Hãy cùng nói chuyện với Dorsa Amir, một nhà nhân chủng học tiến hóa tại Đại học Boston, để tìm hiểu thêm về 9 bộ phận dư thừa khác trên cơ thể:

1. Ruột thừa có lẽ là cơ quan vô dụng nhất từng được biết đến.

Đây là 9 bộ phận hết sức dư thừa trên cơ thể con người - Ảnh 1.

Trong thời tiền sử, ruột thừa có thể đã giúp con người tiêu hóa các loại thức ăn giàu cellulose. Tuy nhiên, trong khi các loài động vật có xương sống ăn thực vật khác vẫn cần ruột thừa để giúp xử lý và tiêu hóa cellulose, con người đã không còn cần đến nó nữa.

"Khi chúng ta bắt đầu chuyển sang chế độ ăn đa dạng chủ yếu là thịt, chúng ta thực sự không còn cần đến một hệ thống đường ruột siêu dài và phức tạp", chuyên gia Amir giải thích.

Tuy nhiên, ngày nay có một số bằng chứng cho thấy ruột thừa có một chức năng, đó là lưu trữ một số vi khuẩn đường ruột hữu ích. Các lợi khuẩn này có thể bị quét sạch trong quá trình chúng ta mắc tiêu chảy, ruột thừa có thể đóng vai trò là một vịnh trú ẩn an toàn giúp vi khuẩn phục hồi lại trong đường ruột sau khi khỏi bệnh.

Mặc dù vậy, chúng ta không rõ đó có phải chức năng mà ruột thừa tồn tại sau tiến hóa ở người hay không, cũng có thể đó chỉ là một sự tình cờ mà thôi.

2. Cơ gân tay palmaris longus - khoảng 10% con người không có nó.

Đây là 9 bộ phận hết sức dư thừa trên cơ thể con người - Ảnh 2.

Nếu bạn lật bàn tay của mình lên, hơi co cổ tay vào một chút đồng thời chạm ngón út vào ngón cái, bạn có thể thấy một dải cơ hiện lên trên cổ tay của mình. Đó là một cơ hiếm hoi sót lại từ thời tiền sử của con người và nó có tên là palmaris longus.

Amir cho biết cơ gân tay từng giúp cho tổ tiên của chúng ta trèo cây. Nó giúp bàn tay của họ có khả năng kìm kẹp tốt. Nhưng khi con người bắt đầu đứng thẳng trên mặt đất và đi bằng hai chân, cơ gân tay trở nên vô dụng suốt khoảng 3,2 triệu năm trở lại đây.

Nó không còn ảnh hưởng đến sức mạnh cầm nắm của chúng ta nữa, và đó là một bằng chứng cho thấy chọn lọc tự nhiên đôi khi không phải một hệ thống làm việc hoàn hảo, Amir nói.

3. Con người không còn cần một hàm răng mạnh mẽ nữa vì chế độ ăn uống của chúng ta đã chuyển sang các loại thực phẩm mềm và ngũ cốc nấu chín. Hàm của chúng ta cũng đã nhỏ hơn, vì vậy chúng ta có thể không cần đến răng khôn.

Đây là 9 bộ phận hết sức dư thừa trên cơ thể con người - Ảnh 3.

"Bây giờ chúng ta ăn thức ăn khá mềm và răng hàm thường được sử dụng để nghiền, chúng ta không thực sự cần chúng nữa", Amir nói.

4. Arrector pili là những sợi cơ tạo ra hiệu ứng nổi da gà khi chúng co lại. Tổ tiên của chúng ta, những người có nhiều lông trên cơ thể, đã sử dụng những sợi cơ này một cách có mục đích, nhưng bây giờ chúng ta không còn thực sự cần đến chúng nữa.

Đây là 9 bộ phận hết sức dư thừa trên cơ thể con người - Ảnh 4.

Đối với động vật có bộ lông dày, arrector pili mảng có thể giúp hạn chế sự thất thoát nhiệt của cơ thể. Co ép bộ lông lại cũng có thể khiến con vật trông lớn hơn – tạo ra lợi thế trước kẻ thù và hấp dẫn bạn tình. Hãy thử nhìn những con nhím xù lông, chúng đã sử dụng cơ arrector pili để làm điều đó.

Nhưng con người bây giờ có thể dùng quần áo để giữ ấm. Cơ thể chúng ta cũng không còn nhiều lông nữa và đó có vẻ như không còn là một yếu tố hấp dẫn. Cho nên chúng ta không còn cần đến arrector pili.

5. Bạn vẫn có đuôi khi còn là một thai nhi từ năm đến tám tuần tuổi. Nhưng theo thời gian, cái đuôi đó sẽ biến mất, sau khi bạn được sinh ra cái đuôi vẫn tiếp tục tiêu biến và các đốt sống còn lại của nó hợp nhất để tạo thành xương cụt.

Đây là 9 bộ phận hết sức dư thừa trên cơ thể con người - Ảnh 5.

Đuôi đã từng giúp tổ tiên của chúng ta di chuyển và giữ thăng bằng, nhưng những cái đuôi ấy đã rút ngắn lại khi con người học cách đứng và đi thẳng. Đến bây giờ khi cái đuôi đã bị biến thành một nhúm xương cụt, nó chẳng còn phục vụ mục đích gì cho con người.

"Tổ tiên của chúng ta, những người có đột biến giúp họ thoát khỏi cái đuôi, dường như có khả năng đi xa tốt hơn, và do đó, cái đuôi của chúng ta biến mất qua nhiều thế hệ", Amir nói. Có một số đứa trẻ được sinh ra với một cái đuôi ngắn còn sót lại. Tuy nhiên, hầu hết các bác sĩ sẽ chỉ định cắt bỏ nó một cách đơn giản mà không để lại vấn đề quá lớn.

6. Cơ tai có thể giúp bạn cử động vành tai, nhưng con người đã mất khả năng sử dụng chúng. Các loài động vật có vú khác vẫn sử dụng cơ này để phát hiện con mồi và kẻ thù.

Đây là 9 bộ phận hết sức dư thừa trên cơ thể con người - Ảnh 6.

Cơ tai giúp điều hướng hoặc cử động vành tai, nó giúp các loài động vật có vú định hướng âm thanh và thể hiện cảm xúc. Tuy nhiên, vì con người đã có một cái cổ linh hoạt, chúng ta không còn nhu cầu phải hướng vành tai về nơi có âm thanh.

Những loài vật có cổ kém linh hoạt hơn như mèo chẳng hạn, bạn thấy chúng phải vểnh tai hoặc di chuyển nó mỗi khi phát hiện ra tiếng động.

Ở người, cơ vành tai hầu như không còn chức năng đó nữa. Tất nhiên, vẫn có một số ít người có thể nhúc nhích cái tai của họ, nhưng đó là tất cả những gì họ có thể làm rồi. Bạn không thể thấy ai có một đôi tai linh hoạt như mèo được đâu.

7. Cơ tháp (pyramidalis) là một cơ có hình tam giác nằm ở bụng dưới. Mọi người có thể không có hoặc có tới 2 tháp, tuy nhiên, chúng chẳng phục vụ mục đích gì cả.

Đây là 9 bộ phận hết sức dư thừa trên cơ thể con người - Ảnh 7.

Khoảng 20% tất cả mọi người không có cơ tháp. Điều này không hề ảnh hưởng đến bất kỳ chức năng nào của họ.

8. Có một thực tế rằng, các thai nhi dù là nam hay nữ trong giai đoạn sớm của thai kỳ đều phát triển giống hệt nhau. Phải tới thời điểm testosterone kích hoạt sự hình thành các cơ quan sinh dục nam, sự khác biệt mới xảy ra. Trước đó thì tất cả những đứa bé trai đều đã kịp hình thành núm vú.

Đây là 9 bộ phận hết sức dư thừa trên cơ thể con người - Ảnh 8.

Núm vú của đàn ông dường như là vô dụng, nó không có chức năng sản xuất sữa. Tuy nhiên, ở một số người đàn ông có nồng độ hooc-môn prolactin cao, đây là hooc-môn giúp phụ nữ sản xuất sữa, họ cũng có thể tiết sữa mặc dù không nhiều. Ngoài ra, đàn ông chịu tác dụng phụ của digoxin, một loại thuốc trợ tim, cũng có thể tiết sữa.

Không có một loài động vật có vú nào mà con đực cho con bú tự nhiên, ngoại trừ dơi ăn quả Dayak, một loài dơi được tìm thấy ở Đông Nam Á.

9. Plica semilunaris còn được gọi là mí mắt thứ ba. Nó là một nếp gấp của mô được tìm thấy ở rìa bên trong mắt. Ở một số loài động vật, mí mắt thứ ba của chúng là một màng để bảo vệ mắt.

Đây là 9 bộ phận hết sức dư thừa trên cơ thể con người - Ảnh 9.

Chim, bò sát và một số động vật có vú có thể kéo các màng này qua mắt để giữ ẩm và che chắn bảo vệ nó. Ở con người, mí mắt thứ 3 chính là tàn dư còn sót lại của màng sinh học này. Thế nhưng, chúng ta đã không còn khả năng kiểm soát được nó.

Tham khảo Businessinsider

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn