Kim Jong-un đang dùng ‘lá bài Trung Quốc’ hay Tập Cận Bình đang dùng ‘lá bài Triều Tiên’? ( Cả hai )

Thứ Năm, 10 Tháng Giêng 201910:00 SA(Xem: 6787)
Kim Jong-un đang dùng ‘lá bài Trung Quốc’ hay Tập Cận Bình đang dùng ‘lá bài Triều Tiên’? ( Cả hai )

Ông Kim Jong-un, lãnh đạo tối cao của Bắc Triều Tiên đột nhiên thăm Trung Quốc, đưa ra tín hiệu về tình hữu nghị “Triều – Trung”. Truyền thông Trung Quốc cũng chỉ nói qua loa về chuyến thăm này, kiểu đưa tin bất thường này khiến dư luận cảm thấy rối mắt về mối quan hệ ba bên Mỹ – Trung Quốc – Bắc Triều Tiên. Có học giả cho rằng, lần này coi như một cơ hội hợp tác giữa Bắc Kinh và Bình Nhưỡng, tuy nhiên, các bên đều dùng lá bài đối thủ của đối phương.  

kim jong un; tap can binh
Ông Tập Cận Bình và ông Kim Jong-un tại Đại Lễ Đường Bắc Kinh hôm 8/1 (Ảnh từ Xinhua)

Hôm thứ tư (9/1), ông Kim Jong-un tiếp tục hành trình thăm Bắc Kinh. Trong cùng ngày, ông Kim Jong-un thăm Khu phát triển kinh tế công nghệ tại Bắc Kinh, công ty dược phẩm Đồng Nhân Đường Bắc Kinh. Vợ chồng ông Kim Jong-un còn dùng bữa trưa với vợ chồng ông Tập Cận Bình. Trong thời gian này, những nơi ông Kim Jong-un đến đều được giới nghiêm, đi đâu cũng đều có đội xe mô tô dẫn đường, những điều này thể hiện sự tiếp đãi với quy cách cao. Theo nguồn tin tiết lộ với đài Á châu Tự do (RFA), việc Tân Hoa Xã của Trung Quốc đưa tin ông ông Kim Jong-un đến thăm Bắc Kinh là do nhận được yêu cầu của Bắc Triều Tiên, quan hệ hai nước Trung – Triều đã có biến đổi lớn, thân mật hơn xưa.

Hôm 9/1, ông Lý, một học giả tại Trung Quố Đại lục chia sẻ với RFA cho biết, chuyến thăm Trung Quốc lần này của ông Kim Jong-un diễn ra trước khi tiến hành cuộc gặp lần 2 với ông Trump, mục đích có thể là để cho Mỹ thấy mối quan hệ tốt đẹp giữa Bắc Triều Tiên và Trung Quốc. Ông nói, ông Kim Jong-un sẽ không từ bỏ một lá bài khác, đó chính là lá bài nước Mỹ: “Hiện tại Kim Jong-un hở chút là muốn hội đàm 2 người với Trump. Kim Jong-un so với ông nội của mình là Kim Nhật Thành và cha của ông đều kiên cường hơn, hiện tại có thể đứng nghênh ngang ở Phố Trường An (Bắc Kinh) mà nói chuyện. Hiện nay Bắc Kinh cũng không có quá nhiều nước cờ đối với Kim Jong-un, Kim Jong-un hét giá có thể còn cao hơn so với ban đầu. Bởi vì mặc dù Kim Jong-un đã thắng về chính trị, nhưng về kinh tế vẫn là thiếu thốn. Đây chính là điểm yếu mà Bắc Kinh nắm giữ.” 

Ông Tống, học giả thỉnh giảng tại một đại học ở Hồng Kông cho biết, lãnh đạo 2 nước Trung – Triều năm ngoái từng gặp nhau 3 lần, đã đặt định cơ sở cho hợp tác song phương, tức Trung Quốc tiếp tục viện trợ Bắc Triều Tiên và hai bên cùng nhau đối phó với Mỹ: “Trung Quốc và Bắc Triều Tiên đều cần nhau, hiện tại họ lại tìm được lợi ích chung cho đôi bên. Từ năm ngoái, Bắc Triều Tiên đã chịu áp lực lớn từ Mỹ và bị Mỹ trừng phạt mạnh tay. Trung Quốc lại gặp phải cuộc chiến tranh thương mại đột nhiên ập đến, do đó họ cần liên thủ để cùng đối phó với Mỹ. Một khi khó khăn mà Bắc Triều Tiên hoặc Trung Quốc gặp phải lại được hóa giải, thậm chí là thoát khỏi khó khăn hiện tại, vậy thì kiểu quan hệ thân mật giữa 2 nước có lẽ sẽ không còn tồn tại.”

Quan hệ tế nhị giữa Mỹ-Trung Quốc-Bắc Triều Tiên, lợi dụng để kìm chế lẫn nhau


Chuyến thăm Trung Quốc lần này của ông Kim Jong-un cũng đúng lúc Trung – Mỹ đang tiến hành đàm phán thương mại. Ông Harry Kazianis, Giám đốc nghiên cứu quốc phòng tại Trung tâm Lợi ích Quốc gia ở Washington chia sẻ với Đài Phát thanh Quốc tế Pháp (RFI) cho biết, trong thời gian Mỹ – Trung đang thương thảo về việc làm thế nào để giải quyết tranh chấp thương mại giữa 2 nước, ông Kim Jong-un lại đến thăm Trung Quốc, điều này cho thấy Bắc Kinh có thể dùng đến lá bài Triều Tiên vào lúc thích đáng.

Đài RFI đưa tin, hôm thứ Ba (8/1), sau khi ông Kim Jong-un đến Bắc Kinh, đã gặp mặt ông Tập Cận Bình khoảng 1 tiếng đồng hồ, chủ yếu là bàn về cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ – Triều lần 2 sắp diễn ra, sau đó tham dự tiệc tối chào đón của Trung Quốc tại Đại Lễ Đường. Truyền thông Hàn Quốc đưa tin, Trung Quốc đã tổ chức tiệc để chúc mừng ông Kim Jong-un sinh nhật 35 tuổi.

Học giả Tra Kiến Quốc tại Bắc Kinh chia sẻ với RFA rằng, ông Kim Jong-un đến thăm khu phát triển kinh tế, công nghệ tại Bắc Kinh, hy vọng tham khảo kinh nghiệm thành công của Trung Quốc, và có được sự viện trợ: “[Kim Jong-un] Tham khảo một số kinh nghiệm của Trung Quốc. Còn nói về vấn đề phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên, hiện tại Mỹ – Triều đang lâm vào thế căng thẳng. Triều Tiên và Mỹ đều hy vọng phá vỡ cục thế này, có thể họ đều mong Trung Quốc giúp đỡ.”

Còn về việc liệu Trung Quốc có thúc đẩy cho Mỹ và Trung Quốc cùng đối thoại hay không, học giả Lý cho rằng nội tình vô cùng phức tạp, không giống như những gì mà ngoại giới tưởng tượng không phải đen thì là trắng: “Đối với Bắc Kinh mà nói, không muốn ủng hộ cộng đồng quốc tế chế tài đối với Triều Tiên, còn một vấn đề đó là rất không hy vọng Nam Bắc [Triều Tiên] thống nhất hoặc hòa giải. Nếu hòa giải, kinh tế qua lại, thì không có việc của Bắc Kinh nữa. Nếu nói hiện tại Kim Jong-un đang lúc khó khăn nhất mà lại không cho anh ta điều tốt. Kim Jong-un sẽ cảm thấy anh coi thường người khác, việc này khiến Bắc Kinh rất khó giải quyết.”

Ba nước Mỹ, Trung Quốc và Bắc Triều Tiên hiện đang trong thế quan hệ kiềng 3 chân. Ông Lý cho biết, Trung Quốc lo lắng Bắc Triều Tiên và Mỹ xích lại gần nhau hơn thì sẽ tạo thành mối đe dọa đến Trung Quốc; Bắc Triều Tiên thì lại lo lắng nếu hoàn toàn dựa vào Trung Quốc, thì sẽ mất đi tính độc lập. Tuy nhiên, ông Lý cho rằng, Kim Jong-un lượn vòng giữa Mỹ và Trung Quốc một cách tự nhiên, đã khiến cho rất nhiều người phải trố mắt. Do đó, chính phủ Trung Quốc có ý đồ dùng là bài Bắc Triều Tiên đối với Mỹ cũng không phải là chuyện dễ dàng.

Theo RFA

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn