Lý giải vì sao có những tấm ảnh lại chụp được trăng to "khủng" đến thế

Thứ Sáu, 08 Tháng Mười Hai 20174:00 SA(Xem: 6842)
Lý giải vì sao có những tấm ảnh lại chụp được trăng to "khủng" đến thế

Thật ra, nhiếp ảnh gia đã sử dụng một vài kỹ thuật nhỏ để có thể ghi lại những khoảnh khắc hiếm có trong đời như thế.

Hẳn bạn đã có một buổi tối đáng nhớ khi có cơ hội chiêm ngưỡng và ghi lại những bức hình siêu trăng "đẹp điên đảo" suốt 70 năm qua.

Do Mặt trăng di chuyển đến vị trí gần với Trái đất nhất nên Mặt trăng to hơn 14% và sáng hơn tới 30% so với trăng thông thường.

Và rồi trên mạng ngập tràn những bức hình về siêu trăng.

Siêu trăng đẹp lộng lẫy ở Almodovar tại Cordoba, miền Nam Tây Ban Nha.
Siêu trăng đẹp lộng lẫy ở Almodovar tại Cordoba, miền Nam Tây Ban Nha...

...độ lớn của trăng dường như áp đảo cả kiến trúc đồ sộ ở Athens, Hy Lạp.
...độ lớn của trăng dường như áp đảo cả kiến trúc đồ sộ ở Athens, Hy Lạp.

Tuy nhiên, bạn có thắc mắc rằng vì sao tác giả của bức ảnh lại có thể chụp được ảnh trăng to đến thế không?

Bởi xét cho cùng, trăng ở tít trên trời cao, và nếu bạn chỉ nhìn đứng ở dưới đất và ngắm trăng bằng mắt thường thì cũng khó có thể nhận ra được sự lớn tới 14% so với bình thường của siêu trăng.

Sự thật mà chúng ta thường thấy là như thế này.
Sự thật mà chúng ta thường thấy là như thế này.

Vậy bí mật nào đứng đằng sau những bức hình chụp trăng siêu to kia? Câu trả lời đó là...

1. Áp dụng luật phối cảnh

Có một sự thật là những bức hình Mặt trăng chụp ở phía cuối đường chân trời, bên cạnh cây cối, nhà cao tầng hay công trình kiến trúc đồ sộ... khiến bạn cảm thấy Mặt trăng dường như đồ sộ hơn.

Hiện tượng Mặt Trăng trông lớn hơn hoàn toàn do sai lầm của bộ não con người.
Hiện tượng Mặt Trăng trông lớn hơn hoàn toàn do sai lầm của bộ não con người. (Ảnh chụp ở Glastonbury, Anh).

Thật ra, các nhiếp ảnh gia đã lợi dụng ảo ảnh quang học khiến Mặt trăng trở nên khổng lồ hơn. Và hiện tượng Mặt Trăng trông lớn hơn hoàn toàn do sai lầm của bộ não con người.

Mặt trăng dường như to hơn ở cuối đường chân trời...
Mặt trăng dường như to hơn ở cuối đường chân trời...

....hay bên cạnh nhưng tòa lâu đài sừng sững.
....hay bên cạnh nhưng tòa lâu đài sừng sững.

Ralph Weidner, một nhà thần kinh học người Đức nghiên cứu ảo giác Mặt trăng cho rằng, do ta và Mặt trăng cách nhau 1 khoảng cách lớn, nên ta không thể cảm nhận độ sâu chuẩn xác. Khi đó, não bộ sẽ tính toán và quyết định rằng vật thể cần lớn hơn để lấp đầy cùng một không gian.

Quả cầu bên trái nhìn to hơn và ở xa hơn quả cầu bên phải, tương tự Mặt trăng ở chân trời.
Quả cầu bên trái nhìn to hơn và ở xa hơn quả cầu bên phải, tương tự Mặt trăng ở chân trời.

Do đó, cảm giác nhìn về phía đường chân trời xa hơn vị trí trên đỉnh đầu nhiều, cơ chế này sẽ đánh lừa não, khiến ta trông thấy Mặt trăng bỗng khổng lồ hơn kích thước thật của nó.

2. Sử dụng thủ thuật nhiếp ảnh

Một bức ảnh đẹp sẽ đòi hỏi người chụp phải căn được góc đẹp, ánh sáng tốt. Và một bức hình siêu trăng với Mặt trăng to, tròn, sáng sẽ đòi hỏi người chụp phải có sự đầu tư cũng như kiên nhẫn nhất định.

Bên cạnh việc chọn một địa điểm đẹp - thoáng đãng, có không khí trong lành, ít khói bụi, không có ánh sáng nhân tạo thì bạn cần chọn ống kính máy ảnh có tiêu cự lớn.

Siêu trăng tại trạm nghiên cứu của Nasa ở Baikonur, Kazakhstan.
Siêu trăng tại trạm nghiên cứu của Nasa ở Baikonur, Kazakhstan.

Đối với các máy ảnh có ống kính nhỏ (dưới 50mm) như smartphone, Mặt trăng sẽ có hình dạng giống một quả bóng nhỏ trong khuôn hình do khoảng cách từ đối tượng chụp tới máy quá xa.

Vì vậy, để có thể bắt được Mặt trăng một cách đầy đủ, với kích thước lớn, các nhiếp ảnh gia thường sử dụng những máy ảnh có ống kính từ 200mm trở lên. Và muốn đẹp hơn nữa, thì bạn có thể chọn ống kính có tiêu cự dài 500mm, 1000mm.

Nếu dùng thân máy crop thay vì fullframe thì tiêu cự sẽ được nhân thêm 1,5 lần với máy nikon, 1,6 lần với máy canon.

Bên cạnh đó, bạn cũng cần quan tâm đến độ phơi sáng cho bức ảnh, - ở giữa khoảng 1 - 4 phút, khẩu độ (độ mở của ống kính) f2.8. Tùy vào độ cao của trăng, sự ô nhiễm ánh sáng, độ phản xạ của cảnh quan... thời gian chụp trăng ngày (đêm), mà bạn điều chỉnh độ phơi sáng, tiêu độ cho phù hợp.

Theo đó, khẩu độ càng nhỏ (mức nhỏ nhất gọi là f/stop), độ mở của ống kính càng lớn nên thu được nhiều ánh sáng trong bức ảnh hơn.

Siêu trăng kỳ vĩ e ấp bên cạnh bức tượng Nữ thần Tự do ở New York, Mỹ.
Siêu trăng kỳ vĩ e ấp bên cạnh bức tượng Nữ thần Tự do ở New York, Mỹ.

Nhưng nếu muốn có được hình ảnh sắc nét thì bạn có thể chọn tiêu độ f cao hơn như 5.6 hay 8, kết hợp với phơi sáng lâu nhé!

Thông thường, khẩu độ các nhiếp ảnh gia sử dụng khi chụp ảnh Mặt trăng là f/11 đối với máy có ống kính khoảng 200mm.

Và với việc kết hợp nhiều thủ thuật, các nhiếp ảnh gia đã có thể tạo ra những bức hình siêu trăng đẹp điên đảo như vậy đó!

Có một bật mí nho nhỏ dành cho bạn, đó là sang tháng 12 tới, bạn là có cơ hội chiêm ngưỡng siêu trăng nữa. Tuy lần sắp tới trăng không to, đẹp "lồng lộn" như lần này nhưng cũng là dịp để bạn trổ tài chụp ảnh của mình mà, phải không?

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn