Sự thờ ơ trước những cuộc diệt chủng

Thứ Tư, 03 Tháng Mười 20182:00 SA(Xem: 6437)
Sự thờ ơ trước những cuộc diệt chủng

Diệt chủng – Tại sao người dân của một đất nước lại có thể giết lẫn nhau? Tại sao con người lại có thể nhuốm máu hàng triệu con người khác? Tại sao người ta lại thờ ơ trước mạng sống của hàng triệu người ngay trên chính mảnh đất của mình, hoặc giả ngay bên cạnh biên giới của mình, ngay trong châu lục mà mình đang sống, hay ngay trên chính tinh cầu mà nhân loại cùng tồn tại?

Diệt chủng là sự phá hủy có chủ ý và có hệ thống toàn bộ hoặc một phần của một dân tộc, chủng tộc, tôn giáo, hay quốc gia. Thế giới đã từng chứng kiến những cuộc diệt chủng đau thương và tàn nhẫn như cuộc diệt chủng người Do Thái (1941-1945) của Đức quốc xã, cuộc diệt chủng người Tutsi (1994) tại Rwanda, cuộc diệt chủng của đảng cộng sản Khmer đỏ (1975-1979), khủng bố đỏ dưới thời Cách mạng văn hóa vô sản Trung Quốc (1966-1976), v.v.

Tâm lý gì đằng sau sự thờ ơ trước những cuộc diệt chủng? - Kỳ 1: Sự méo mó được huấn luyện từ bên trong
Hình ảnh từ cuộc diệt chủng Do Thái.

Mỗi cuộc diệt chủng đã qua đều để lại những bài học đau đớn cho nhân loại. Nhưng có một điều rõ ràng vẫn thường xảy ra, đó là tâm lý méo mó đằng sau những cuộc diệt chủng. Khi Đức quốc xã lên nắm quyền, hơn 99% người dân Đức theo Kitô giáo, trong Mười điều răn của Chúa có ghi rõ: “Ngươi không được giết người”. Ấy vậy mà cuộc diệt chủng người Do Thái vẫn diễn ra, gây ra cái chết cho từ 6 tới 11 triệu người. Cùng với nó, rất nhiều bác sĩ và y tá đã tiến hành các thí nghiệm biến thái trên cơ thể người, coi con người như súc vật. Ở bên ngoài những vùng bị đảng Xã hội chủ nghĩa Quốc gia (gọi tắt là Đức Quốc xã) thôn tính, người ta lại chứng kiến một sự méo mó khác, khi các nước từ chối chấp nhận những người Do Thái tị nạn, và từ chối nghe câu chuyện diệt chủng mà họ kể…

Tâm lý gì đằng sau sự thờ ơ trước những cuộc diệt chủng? Trong kỳ này, chúng ta sẽ cùng nhìn lại về quá trình bóp méo tư tưởng người dân của Đức Quốc xã.

*****

Có rất nhiều nghiên cứu và bài viết xoay quanh cuộc diệt chủng người Do Thái, nhưng điều khiến người ta khó hiểu nhất chính là nguyên nhân khiến cuộc diệt chủng Do Thái diễn ra và bản chất thực sự của nó. Điều không phải ai cũng để ý là Đức Quốc xã không bắt đầu cuộc diệt chủng của mình bằng cách bắt và giết người Do Thái. Nếu đảng này làm như vậy ngay từ đầu thì có lẽ người Đức đã nhận ra bộ mặt thực sự của nó.

Tuyên truyền là để cưỡng ép một học thuyết lên tất cả người dân… Tuyên truyền tác dụng tới quần chúng với xuất phát điểm là một ý tưởng, và khiến họ chuẩn bị chín muồi cho sự thắng lợi của ý tưởng đó.

Mein Kampf, Adolf Hitler

Hitler đã viết như vậy trong cuốn sách Mein Kampf (Tạm dịch: Cuộc tranh đấu của tôi) của mình. Ông ta hiểu rất rõ rằng muốn làm méo mó người Đức, thì ông ta phải bóp méo tư tưởng của họ.

1. Phá hoại tín ngưỡng – Tà giáo chính trị

Khi Đức quốc xã lên nắm quyền, hơn 99% người dân Đức theo Kitô giáo. Ngay lập tức hủy diệt Kitô giáo là điều không tưởng. Vì thế, Hitler đã thành lập Bộ Khai sáng và Tuyên truyền Quần chúng (Ministry of Public Enlightenment and Propaganda) với sự giúp đỡ của Joseph Goebbels, để tuyên truyền cho thuyết “chủng tộc ưu tú Aryan” và “Kitô giáo tích cực”. Trong đó, “chủng tộc ưu tú Aryan” cho rằng người Đức là hậu duệ của người Aryan, một chủng tộc người được cho là đã từng thống trị châu Âu và Tây Á. Chính vì thế, người Đức là một chủng tộc ưu tú, và có quyền thống trị các chủng tộc khác.

Còn phong trào mang tên “Kitô giáo tích cực” (Positive Christianity) dưới lớp vỏ bọc tín ngưỡng, lại phản đối hầu như toàn bộ tín ngưỡng Kitô giáo, từ sự thần thánh của Chúa trời cho tới kinh Cựu ước. Những tín đồ của “Kitô giáo tích cực” cho rằng Kitô giáo truyền thống đã quá “bị động”, quá thụ động, chỉ chú ý vào sự thần thánh của Chúa Jesus, sự hy sinh của Chúa cho con người, mà không nhấn mạnh “tích cực” vào việc Chúa Jesus là một kẻ “thuyết giáo”, là một “chiến binh” chống lại Do Thái giáo, là một người mang huyết thống Aryan vĩ đại, v.v. Từ đó, “Kitô giáo tích cực” mong muốn hợp nhất người Đức về mặt chính trị, lợi dụng mâu thuẫn giữa Công giáo và Tin Lành, hủy diệt Công giáo và đoàn kết những người Tin Lành vào nhà thờ “Kitô giáo tích cực”.

Tâm lý gì đằng sau sự thờ ơ trước những cuộc diệt chủng? - Kỳ 1: Sự méo mó được huấn luyện từ bên trong
Những cha xứ “Kitô giáo tích cực” chào theo cách của Phát xít.

Bản thân Hitler thì được nhắc tới trong các tuyên truyền của Đức Quốc xã với những danh hiệu như Supreme Judge of the German People (Thẩm phán tối cao của nhân dân Đức), First Soldier of the German Reich (Người lính đi đầu của Đức Quốc xã), First Worker of the New Germany (Người công nhân đi đầu của nước Đức mới), Greatest Military Commander of All Time (Đại tướng xuất sắc nhất mọi thời đại), Military Leader of Europe (Lãnh đạo quân sự châu Âu), High Protector of the Holy Mountain (Người bảo hộ ngọn núi thần thánh), v.v. Những bài hát, những tác phẩm văn học, radio, v.v. đều tràn ngập hình ảnh của Hitler. Ông ta được tô vẽ thành một người hùng, một hình tượng thần thánh, được yêu mến, kính sợ và trọng vọng bởi người dân Đức.

Đức Quốc xã muốn lập ra một thứ “tôn giáo chính trị” có giáo lý Aryan, có giáo đường Kitô giáo tích cực, và có một đối tượng để tôn thờ là Hitler. Đó là một thứ tà giáo nhập thể vào tín ngưỡng truyền thống của người Đức, giúp đảng này dễ dàng điều khiển người dân.

Tâm lý gì đằng sau sự thờ ơ trước những cuộc diệt chủng? - Kỳ 1: Sự méo mó được huấn luyện từ bên trong
Tà giáo chính trị Đức Quốc xã không phải chỉ là trên lý thuyết, nó đã thật sự tồn tại với giáo lý, giáo đường và đối tượng để tôn thờ.

2. Từ kỳ thị người đến coi con người như súc vật

Song song với việc tiêm nhiễm tư tưởng tín ngưỡng méo mó, Đức Quốc xã bắt đầu làm “phép thử” đầu tiên để huấn luyện người Đức. Ngày 14/7/1933, đảng này đưa ra một điều luật nhắm vào những người tàn tật có thể “gây ảnh hưởng” tới nguồn gene thuần khiết của “hậu duệ Aryan ưu tú”. Những người bị điếc, bị mù, bị tàn tật bẩm sinh, có vấn đề về tâm lý, đều là đối tượng phải bị triệt sản. Mặc dù theo lẽ dĩ nhiên, những người này thường ít khi nào lấy vợ có con, nhưng Đức Quốc xã lại đổ cho họ tội “sinh sản không kiềm chế” làm bẩn nguồn gene của người Đức. Thực chất, đó chính là phép thử đầu tiên của Đức Quốc xã đối với người dân trong khi cải tạo tư tưởng của họ.

Khi thấy điều luật triệt sản thành công, Đức Quốc xã tiếp tục với “phép thử” thứ hai: chương trình T-4 hay còn gọi là chương trình “cái chết không đau đớn” (euthanasia). Những người tàn tật – với cái nhãn những kẻ “vô dụng” trong xã hội – cần phải chết. Các bác sĩ người Đức là đối tượng đầu tiên nếm trải đợt huấn luyện thứ hai này. Lúc đầu, vào tháng 9/1939, Hitler yêu cầu các bác sĩ và y tá bỏ mặc những bệnh nhân vô dụng. Sau đó, các nhóm tư vấn sẽ tới từng bệnh viện để quyết định ai sẽ phải chết. Các bác sĩ phải lật xem bệnh án của mình, và quyết định ai sẽ là kẻ “vô dụng” bị đưa đi giết. Từ bác sĩ cứu người, họ đã trở thành kẻ tuyên án tử hình cho người khác. Những “bệnh nhân” bị nguyền rủa sẽ được đưa về 6 viện tại Đức và Áo để giết hại trong những phòng ngạt. Xác của họ được hỏa thiêu tập thể trong các lò lớn. Chương trình “cái chết không đau đớn” chính là hình mẫu cho mô hình các trại tập trung Do Thái và sát hại người Do Thái trong phòng ngạt.

Tâm lý gì đằng sau sự thờ ơ trước những cuộc diệt chủng? - Kỳ 1: Sự méo mó được huấn luyện từ bên trong
Tranh tuyên truyền của Đức Quốc xã về chi phí mà một người tàn tật sẽ khiến xã hội Đức phải gánh chịu trong một đời.

Đợt “huấn luyện” thứ ba của Đức Quốc xã quay lại tập trung cải tạo tư tưởng đội quân giết người của đảng này, mà cụ thể là đội quân áo đen – đội cận vệ SS, và các bác sĩ. Dưới danh nghĩa kiểm tra và phân loại nguồn gene, Đức Quốc xã bắt đầu thực hiện hàng loạt thí nghiệm trên cơ thể người, chủ yếu là các tù nhân trong trại tập trung, và bao gồm cả trẻ con. Những đối tượng bị làm thì nghiệm bao gồm người Do Thái, các dân tộc thiểu số người Di-gan, người Ba Lan, các tù chính trị, và người Đức tàn tật. Một số thí nghiệm biến thái đến khó hiểu như thí nghiệm lấy xương, cơ và dây thần kinh để cấy ghép sang người khác mà không dùng thuốc mê; hay như thí nghiệm xem khả năng chịu chấn thương của đầu bằng cách hành hạ đầu của một đứa trẻ hơn 10 tuổi… Sự trân quý và kính sợ đối với cơ thể con người trở thành hư không, và đảng này đã biến con người thành quỷ dữ.

Người Đức đã bị Đức Quốc xã dẫn dắt từ việc bảo vệ nguồn gene của dân tộc tới kỳ thị người tàn tật. Từ kỳ thị người tàn tật tới giết người. Từ giết người đến coi con người như súc vật. Những đợt huấn luyện trên các quy mô khác nhau của Đức Quốc xã cho thấy thời cơ đã chín muồi cho bước tiếp theo: quỷ hóa trên diện rộng. Đó chính là cuộc diệt chủng 6 tới 11 triệu người Do Thái, mà hầu hết người Đức, trừ những người vẫn còn giữ được lương tri, đều có phần. Sự khủng khiếp của nó xin được dùng hình ảnh thay lời nói:

Tâm lý gì đằng sau sự thờ ơ trước những cuộc diệt chủng? - Kỳ 1: Sự méo mó được huấn luyện từ bên trong Tâm lý gì đằng sau sự thờ ơ trước những cuộc diệt chủng? - Kỳ 1: Sự méo mó được huấn luyện từ bên trong Tâm lý gì đằng sau sự thờ ơ trước những cuộc diệt chủng? - Kỳ 1: Sự méo mó được huấn luyện từ bên trong Tâm lý gì đằng sau sự thờ ơ trước những cuộc diệt chủng? - Kỳ 1: Sự méo mó được huấn luyện từ bên trong Tâm lý gì đằng sau sự thờ ơ trước những cuộc diệt chủng? - Kỳ 1: Sự méo mó được huấn luyện từ bên trong Tâm lý gì đằng sau sự thờ ơ trước những cuộc diệt chủng? - Kỳ 1: Sự méo mó được huấn luyện từ bên trong Tâm lý gì đằng sau sự thờ ơ trước những cuộc diệt chủng? - Kỳ 1: Sự méo mó được huấn luyện từ bên trong Tâm lý gì đằng sau sự thờ ơ trước những cuộc diệt chủng? - Kỳ 1: Sự méo mó được huấn luyện từ bên trong Tâm lý gì đằng sau sự thờ ơ trước những cuộc diệt chủng? - Kỳ 1: Sự méo mó được huấn luyện từ bên trong Tâm lý gì đằng sau sự thờ ơ trước những cuộc diệt chủng? - Kỳ 1: Sự méo mó được huấn luyện từ bên trong Tâm lý gì đằng sau sự thờ ơ trước những cuộc diệt chủng? - Kỳ 1: Sự méo mó được huấn luyện từ bên trong Tâm lý gì đằng sau sự thờ ơ trước những cuộc diệt chủng? - Kỳ 1: Sự méo mó được huấn luyện từ bên trong

Tâm lý gì đằng sau sự thờ ơ trước những cuộc diệt chủng? - Kỳ 1: Sự méo mó được huấn luyện từ bên trong
Giày của những người bị giết tại trại tập trung Stutthof.

Rất nhiều nghiên cứu, đơn cử như nghiên cứu của bảo tàng diệt chủng Do Thái tại Mỹ, đã chỉ ra rằng sự phổ biến của các trại tập trung và chính sách bức hại người Do Thái công khai là điều mà bất cứ người Đức nào cũng biết. Trong cuốn “Popular Opinion and Political Dissent in the Third Reich” (Tạm dịch: Dư luận và các bất đồng chính kiến dưới thời Đức Quốc xã), khi tập trung nghiên cứu về người Đức sống tại một bang Bavaria, Ian Kershaw đã nhận ra người Đức tại đây đều ít nhiều biết được rằng một cuộc diệt chủng đang xảy ra. Nhưng tất cả sự chú ý của họ lại dồn vào kết quả cuộc chiến tranh hơn là những sinh mệnh đang bị giết. Theo Robert Gellately, một sử gia hiện đại hàng đầu thế giới người Canada, thì người dân Đức hầu như đều biết chuyện gì đang diễn ra; chính phủ Đức Quốc xã đã thông báo chi tiết về sự ngược đãi trong các trại tập trung trên các phương tiện truyền thông, chỉ trừ việc sử dụng các buồng ngạt để giết người.

Vậy là dù không trực tiếp thực hiện hành vi diệt chủng, rất nhiều người Đức đã mất đi lương tri và trở thành những cái bóng không hồn… Quá trình quỷ hóa trên diện rộng phần nào đó đã trở thành sự thật. Nếu Đức Quốc xã không phải là phe bại trận, có lẽ nhân loại đã phải chứng kiến những điều thảm khốc hơn: một tà giáo chính trị với đội quân quỷ dữ quét ngang thế giới.

3. Mục tiêu quan trọng nhất

Vậy thì Đức Quốc xã muốn đạt được điều gì thông qua cuộc diệt chủng Do Thái?

Thông qua tuyên truyền tư tưởng, điều luật triệt sản, chương trình T-4 và các thí nghiệm trên cơ thể người, Đức Quốc xã đã có được sự tự tin để tiến hành cuộc diệt chủng Do Thái. Nhiều người cho rằng đảng này và Hitler chỉ vì căm ghét người Do Thái mà diệt chủng họ, nhưng sự thật không phải là vậy. Đức Quốc xã cần đưa thuyết “chủng tộc ưu tú Aryan” để khiến người Đức kích động đến mức điên cuồng, và đem hết sức mình ra để phục vụ lý tưởng hư ảo đó. Đảng này cần “Kitô giáo tích cực” để phá hoại văn hóa truyền thống của nước Đức, khiến người Đức bất chấp việc dẫm đạp lên máu tươi của người khác. Đảng này cần những chương trình như T-4 và cuộc diệt chủng người Do Thái bởi vì người Đức càng điên cuồng bao nhiêu, càng dám thực hiện tội ác man rợ bao nhiêu, thì Đức Quốc xã càng dễ dàng sai khiến họ bấy nhiêu. Nói cách khác, tà đảng này đang muốn đào tạo nên một bầy quỷ dữ chỉ đâu đánh đó.

Vậy thì phải chăng cưỡng chế tư tưởng mới chính là mục tiêu quan trọng nhất mà Đức Quốc xã muốn thực hiện? Phải chăng đó mới là bản chất đích thực của cuộc diệt chủng Do Thái?

*****

Phá hoại tín ngưỡng, tà giáo chính trị, coi con người như súc vật và quỷ hóa toàn dân – Nhìn lại sự cực đoan của người Đức dưới thời Phát xít, người ta không khỏi cảm thấy lạnh người khi nghĩ về nhân loại. Cho đến ngày nay, những học thuyết và tư tưởng yêu nước cực đoan, yêu đảng chính trị cực đoan, sùng bái cá nhân lãnh đạo cực đoan, phân biệt con người, và sự phá hoại đạo đức văn hóa truyền thống một cách có hệ thống vẫn đang hiện hữu ở rất nhiều nơi trên thế giới này. Liệu người dân của các nước đó có nhận ra rằng nó chính là điều kiện cần và đủ cho việc cưỡng chế tư tưởng giống như Đức Quốc xã? Liệu họ có nhận ra rằng sống trong điều kiện như vậy thì rất dễ mất đi lương tri? Liệu họ có nhận ra rằng đó là mầm mống cho một cuộc diệt chủng?

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn