Trung tâm dữ liệu người dùng khổng lồ của Facebook mà Việt Nam đang “nhòm ngó” được đặt tại Bắc Cực, an ninh theo tiêu chuẩn NATO

Thứ Năm, 30 Tháng Mười Một 201711:59 SA(Xem: 9132)
Trung tâm dữ liệu người dùng khổng lồ của Facebook mà Việt Nam đang “nhòm ngó” được đặt tại Bắc Cực, an ninh theo tiêu chuẩn NATO

Kho dữ liệu khổng lồ của Facebook, nơi lưu trữ mỗi lượt “đăng”“thích” của người dùng nằm ở phía bắc Thụy Điển, cách Bắc Cực chỉ 112 km.

Theo Independent, kho dữ liệu nằm ở thị trấn mỏ Lulea, nơi nhiệt độ thấp nhất có thể đạt mức -40 độ C vào mùa đông, tại một vị trí an toàn nơi thông tin được lưu trữ trong hàng chục nghìn máy chủ.

Nói cách khác, nó là xương sống của Facebook ở châu Âu.

Máy chủ tại các trung tâm dữ liệu thường hoạt động liên tục và tỏa ra lượng nhiệt rất lớn. Do đó, Facebook chọn đặt trung tâm dữ liệu của họ ở những vị trí như thị trấn mỏ Lulea, nhiệt độ thấp nhất có thể đạt -40 độ C vào mùa đông. 

Những trung tâm dữ liệu kiểu này đang ngày một quan trọng với các công ty như Facebook hay Google, thường được canh gác cẩn mật, chỉ một số ít tổ chức truyền thông được phép vào tham quan.

“Chúng tôi mong muốn phục vụ thế giới từ những trung tâm dữ liệu của mình, và đây là trung tâm của chúng tôi phục vụ châu Âu”, Tom Furlong, Phó Chủ tịch Facebook giới thiệu.

“Mục tiêu hàng đầu của chúng tôi là biến trung tâm này trở thành một cơ sở sinh thái hiệu quả nhất có thể”, Phó Chủ tịch Facebook Tom Furlong khẳng định.

Cứ 18 tháng, dữ liệu điện tử toàn cầu lại tăng gấp đôi. Mỗi ngày có 350 triệu tấm hình, 4,5 tỷ lượt “thích” và 10 tỷ tin nhắn được đăng lên Facebook.

Nằm trong khu rừng thông xa xôi ở Thụy Điển, đây là nơi hơn hai triệu lượt “đăng” trên Facebook mỗi ngày ở châu Âu truyền đi khắp thế giới.

Họ chọn nơi này vì có mạng lưới điện hiện đại và nguồn cung thủy điện, nguồn năng lượng xanh, dồi dào. Ngoài ra, Facebook có thể tận dụng lợi thế nhiệt độ thấp ở đây để làm mát hệ thống máy chủ.

An ninh ở đây được thiết lập theo tiêu chuẩn của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

Khách tham quan được đội tuần tra an ninh hộ tống nghiêm ngặt, qua các cửa chống đạn cùng hành lang vách kim loại dẫn tới 4 phòng máy chủ rộng lớn, được lắp đặt 500 quạt điều hòa khổng lồ hút khí lạnh từ bên ngoài.

Những cánh cửa tự động đóng lại nhờ chênh lệch áp suất không khí khi 150 nhân viên ở đây di chuyển từ phòng này sang phòng khác. Các căn phòng chứa máy chủ không một tiếng động, chỉ có ánh đèn nhấp nháy.

Kho dữ liệu nằm trên diện tích rộng gần 340.000 m2, đi vào hoạt động từ năm 2013, nhưng chuẩn bị mở rộng gấp đôi diện tích. Một tòa nhà mới sẽ được xây với hàng nghìn máy chủ được lắp đặt thêm.

Trung tâm có quy mô khổng lồ, nhưng ý tưởng lại bắt đầu từ những nét vẽ nguệch ngoạc trên tờ giấy ăn của kỹ sư Jay Park khi ông đang đi du lịch.

Trung tâm dữ liệu đang ngày một quan trọng với các công ty dịch vụ Internet như Facebook hay Google. Chúng thường được canh gác cẩn mật, chỉ một số ít tổ chức truyền thông được phép tham quan.

An ninh ở đây được thiết lập theo tiêu chuẩn của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Khách tham quan được đội tuần tra an ninh hộ tống, qua các cửa chống đạn cùng hành lang vách kim loại dẫn tới 4 phòng máy chủ rộng lớn, được lắp đặt 500 quạt điều hòa khổng lồ hút khí lạnh từ bên ngoài.

Mark Zuckerberg cho hay ông thích tấm ảnh này vì nó trông như trong phim khoa học viễn tưởng. Đây là những chiếc quạt lớn hút gió từ bên ngoài vào để làm mát hàng chục nghìn máy chủ trong trung tâm.

Các ổ cứng cũ sẽ được nghiền nát để dữ liệu bên trong không thể được tiếp cận, nhằm bảo vệ thông tin riêng tư.

Trung tâm được xây dựng năm 2013 và là trung tâm dữ liệu duy nhất của Facebook bên ngoài nước Mỹ đặt tại Bắc Cực. Được các nước Nato bảo vệ nghiêm ngặt.

Nó có thiết kế rất hiện đại.

Chuyên gia Joakim Karlson cho biết làm việc ở đây đòi hỏi trách nhiệm cao bởi đây là một trung tâm đặc biệt quan trọng, phục vụ hàng trăm triệu người dùng Facebook. Cứ 18 tháng, dữ liệu điện tử toàn cầu lại tăng gấp đôi.

Các căn phòng máy chủ không một tiếng động, chỉ có ánh đèn nhấp nháy.

(Theo Independent)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn