30 Tháng Tư, Cờ Vàng Trong Nhiểm Sắc Thể Tôi - Nguyễn Nhơn

Thứ Tư, 18 Tháng Tư 20188:55 CH(Xem: 6642)
30 Tháng Tư, Cờ Vàng Trong Nhiểm Sắc Thể Tôi - Nguyễn Nhơn

Trích: " Cần chú ý đến các điểm trên đây để thấy rằng bản nhạc được dùng làm quốc ca Quốc Gia Việt Nam từ năm 1948, rồi quốc ca Viêt Nam Cộng Hòa từ sau năm 1954, là tâm huyết của những sinh viên yêu nước vào những năm 1941, 1942, chứ lúc đó những tác giả nầy không phải là những người theo cộng sản.

Năm 1975, Việt Nam Cộng Hòa bị cộng sản tạm thời cưỡng chiếm. Bản quốc ca “Tiếng gọi công dân" và lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ cùng với người Việt di tản ra hải ngoại, được hát vang khắp nơi trên thế giới. Chẳng những thế, ngày nay bản quốc ca nầy cùng với lá Cờ Vàng bắt đầu sống lại ở trong nước, chẳng những ở Nam Việt Nam mà cả ở Bắc Việt Nam, như là biểu tượng của tự do dân chủ mà toàn dân Việt Nam đang khao khát.

temp-danlambao


Ngày 12-4-2018, Nguyễn Viết Dũng (Dũng Phi Hổ), ra trước tòa án tỉnh Nghệ An, mặc chiếc áo thun đen, in hình dấu vân tay màu vàng làm nền cho 3 sọc đỏ. Phía dưới in dòng chữ: “It’s in my DNA”. (Hình Internet.)

16.04.2018

Trần Gia Phụng

Quốc hận thứ 43, Toàn dân Việt cùng chung sức dựng lại NGỌN CỜ VÀNG QUỐC GIA.

Câu chuyện Quốc Kỳ - Quốc Ca & Khí Thiêng Sông Núi Việt

Câu chuyện Quốc Kỳ - Quốc Ca

Trích: “ Cờ Vàng là màu cờ mang theo Hồn Nước, mang theo trọn niềm tin yêu, hy vọng của con dân và của núi sông Việt Nam hôm nay và mai sau. Cờ Vàng là truyền thống, là lịch sử là nền văn hóa của chúng ta và thuộc về chúng ta. Đó là màu cờ của sự sống của Tự Do của Độc Lập Dân Tộc.

Cờ Đỏ là cờ của sự chết, của man rợ. Nó là màu cờ mang tâm huyết của CS Phúc Kiến. Nó giết chết hết tất cả mọi niềm tin, mọi hy vọng, mọi yêu thương, mọi nhân ái trong lòng người Việt nam. Nó là tội ác và là gian trá. Nó là cờ của Nô Lệ, có truyền thống, lịch sử và nền văn hóa thuộc về nô lệ. Không thuộc về truyền thống, lịch sử, văn hóa Việt Nam.( Bảo Giang: Lá Cờ, Màu Cờ và Hồn Nước )

Nhân tác giả Bảo Giang luận về Màu Cờ và Hồn Nước, tôi mạo muội đôi lời về Quốc Ca.

Câu khởi đầu của cái gọi là quốc ca việt cộng:

Đoàn quân Việt Nam đi, chung lòng cứu quốc
Bước chân dồn vang trên đường gập ghềnh xa “

Quốc ca Quốc gia Việt Nam Cộng Hòa:

Nầy công dân ơi!
Đứng lên đáp lời sông núi

Đoàn quân đi theo bước quân hành làm sao sánh được tiếng gọi công dân:

Một bên chỉ là thúc dục quân hành. Một bên là kêu gọi công dân “ Đáp lời sông núi!”.

Quốc ca việt cộng vẽ vời tiếp về lá cờ máu và chiến thắng vinh quang xây xác quân thù, cuối cùng chỉ là lập chiến khu:

Cờ in máu chiến thắng mang hồn nước,
Súng ngoài xa chen khúc quân hành ca.
Đường vinh quang xây xác quân thù,
Thắng gian lao cùng nhau lập chiến khu. “

Trong khi Quốc Ca Quốc Gia – Việt Nam Cộng Hòa kêu gọi cùng nhau hy sinh vì tương lai Quốc dân. Từng câu, từng câu đều mang ý niệm Dân tộc – Non sông – Nòi giống:

Đồng lòng cùng đi, hy sinh tiếc gì thân sống.
Vì tương lai quốc dân, cùng xông pha khói tên.
Làm sao cho núi sông từ nay luôn vững bền.


Dầu cho thây phơi trên gươm giáo.
Thù nước lấy máu đào đem báo.


Nòi giống lúc biến phải cần giải nguy.
Người công dân luôn vững bền tâm chí.


Hùng tráng quyết chiến đấu làm cho khắp nơi.
Vang tiếng người nước Nam cho đến muôn đời

Quốc ca việt cộng kết thúc với vẽn vẹn hai chữ Nhân dân và Nước non ngắn ngủn:

Vì nhân dân chiến đấu không ngừng,
Tiến mau ra sa trường,
Tiến lên, cùng tiến lên.
Nước non Việt Nam ta vững bền. “

Và Quốc Ca Quốc Gia Việt Nam Cộng Hòa kết thúc với Điệp khúc lẫm liệt:

Điệp khúc:

Công dân ơi! mau hiến thân dưới cờ.
Công dân ơi! mau làm cho cõi bờ.
Thoát cơn tàn phá, vẻ vang nòi giống.
Xứng danh ngàn năm dòng giống Lạc Hồng
.”

Và để kết luận, xin nhắc lại đây lời nói lẫm liệt của Thống Tướng Lê Văn Tỵ, Tổng Tham Mưu Trưởng QLVNCH xin gìn giữ lại ngọn Cờ Vàng Quốc Gia.

Hồi mới thành lập Đệ Nhất VNCH, Tổng thống Ngô Đình Diệm có ý định thay đổi Quốc Kỳ – Quốc ca.

Được hỏi ý kiến, Thống tướng dõng dạc thưa:

Xin Tổng thống làm ơn giữ lại ngọn cờ Vàng Quốc Gia,

bởi vi anh em chúng tôi:

Khi sống, đứng dưới là cờ Vàng chiến đấu

Khi chết, lá cờ Vàng bọc thây!”

Đó là lời nói cương trực của “ Người lính già không bao giờ chết. Người chỉ nhạt nhòa theo năm tháng! “ ( The Old Soldier never dies. He just fades away! )

Nguyễn Nhơn

Tháng tư mất nước Tháng tư buồn

Nhớ về nước Việt quê nhà mến yêu

Khí thiêng sông núi Việt

Tôi sanh ra từ làng quê Bưng Cầu

Xứ Thủ, Một cây Dầu, Bình Dương

Đất gò Miền Đông Nam bộ

Bên dòng suối nhỏ hiền hòa

Một vạc bưng trải dài bên bờ suối

Cây cầu ván mộc mạc bắc ngang

Dọc bờ suối hai lỗ mội

Mội Chợ, mội Thầy Thơ

Mội Thầy Thơ thơ mộng

Dưới cội trâm già rợp bóng

Trĩu trái tím ngắt, vị ngọt ngào

Dòng An Giang thuở học trò

Giòng An Giang nên thơ khiến nhớ ”

Rừng U Minh âm u minh minh

Nơi chiến trường máu đổ, tử vong

Sông Hậu những chiều lộng gió

Đón đợi người yêu tìm đến

Mùa đông Hoàng Liên Sơn

Đỉnh Fansipan tuyết trắng

Xuân về hoa bang nở trắng núi đồi

Mùa hè dưới chân rặng Trường Sơn

Nắng như đổ lửa

Mùa thu dòng suối A Mai êm ả

Dịu dàng, róc rách chảy về xuôi

Bến Ngọc chiều tà hiu quạnh

Nhớ quê nhà Miền Nam

Ai hỏi tôi từ đâu đến?

Tôi đáp, Tôi từ Việt Nam đến đây”(*)

Tôi là người Việt Nam

Mang dòng máu Lạc Việt

Đượm khí thiêng sông núi

Đất Việt bên bờ Biển Đông

Ngày nay dân tộc tôi chẳng may

Bị loài cọng sản quốc tế

Đưa vào vòng bạo tàn hắc ám

Nhưng rồi cũng có một ngày

Tuổi trẻ Việt Nam bừng lên

Sức sống giống giồng Lạc Việt

Xóa tan u minh cọng sản

Đưa non sông qua cơn lầm than

Vén mây mờ cho giồng giống

Núi sông Đất Việt

Lại rạng rỡ bên bờ Biển Đông

Nguyễn Nhơn

( Mùa hè trên đất Mỹ )

(*) Thơ Nguyễn Thanh Bạch

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn