Tháng Tư, Thôi Đừng Than Thở - Nguyễn Nhơn

Thứ Sáu, 13 Tháng Tư 20187:09 SA(Xem: 7666)
Tháng Tư, Thôi Đừng Than Thở - Nguyễn Nhơn

Tháng Tư, Thôi Đừng Than Thở

Trích: " Không biết tự lúc nào sau ngày 30 tháng tư năm 1975, mỗi năm vào dịp nầy lòng tôi dường như chùng xuống. Trước khi về hưu vào năm 2012, công việc hàng ngày vẫn chu toàn 8 giờ để trả nợ áo cơm, một vài giờ cho dịch vụ tư vấn về môi trường của tôi, cũng như thì giờ cho các buổi phỏng vấn hay ngồi suy tư và viết bài hoặc đi đó đi đây…tôi đã cảm nhận được một nỗi niềm u uẩn nào đó trong tôi. Nhưng bây giờ, mặc dù đã giã từ nợ cơm áo, nhưng niềm u uẩn trên vẫn tiếp tục còn trong tôi ngày càng…dai dẳng hơn thêm, càng cô đọng hơn nữa đến nỗi nhiều khi tôi chỉ muốn nói… một mình!

Tại sao lại có hiện tượng như vậy trong tôi?

Có lẽ, vì tuổi đời ngày càng cao, và niềm hy vọng về một ngày mùa xuân nở hoa trên quê hương còn xa vời vợi…cho nên nỗi buồn của tôi càng thêm ray rứt và điểm thêm đôi nét tuyệt vọng trong tâm tư?

...

... Đây không phải là lời tự thú hay than thở, hay nói về mình.

Nơi đây tôi chỉ muốn nói lên vài điều suy nghĩ của một người con Việt mà thôi.

Đó là:

§ Đừng bao giờ mơ tưởng những người Việt cộng sản Bắc kỳ là người Việt Nam.

Và để thoát khỏi ý nghĩ tiêu cực trong những ngày đau thương của Đất và Nước, tôi tự điều hướng cho chính mình cần phải hành xử trong tương lai như:

§ Đứng trước quá khứ, hãy ngả mũ. Đứng trước tương lai, hãy XẮN TAY ÁO (H.L.Mencken) và chúng ta phải tiếp tục giữ lửa Quê Hương trong lòng mãi mãi.

Mai Thanh Truyết

Mùa Quốc hận tại Ottawa ngày 30/4/2018

43 năm đã trôi qua!

Mỗi độ tháng tư về thổn thức, u uất trong lòng.

Một chế độ Nhân bản - Dân tộc truyền thống bị bọn man rợ cu li hồ dùng súng đạn Nga - tàu bức tử trong đau đớn và uất hận!

Nhớ khi xưa, trong thông điệp mừng xuân của Thống chế Tưởng Giới Thạch thường có câu kết: Sang năm, ta thu hồi Đại lục.

Để rồi ra đi mà ước vọng tới nay hầu như tuyệt vọng.

Chúng ta, dân Việt lưu ly nơi hải ngoại vẫn ước mơ: Mai ta về quê Nam.

Nói cho thật, hằng năm, tháng tư về đâu phải chỉ có thở than. Trái lại, trong mỗi lời nói, bài viết đều chứa đựng lời kêu gọi, khích lệ, cổ võ hành động VẬN ĐỘNG CUỘC CÁCH MẠNG DÂN TỘC vì Dân sinh - Dân chủ đích thật cho Đất nước và Dân tộc.

Năm nay, kẻ tiểu dân già khẳng khái nhắc lại ý nầy:

Kinh nghiệm nóng hổi mới đây: 6 anh em " Hội Anh Em Dân Chủ " lãnh " bản án bỏ túi " 60 năm tù giam. Và tin mới nhận: Hà Nội bỏ tù thêm 3 nhà Dân chủ.

Điều nầy, một lần nữa xác nhận: Tranh đấu bằng phương thức " tổ chức Xã hội Dân sự " trong " khuôn khổ phạm vi cơ chế ", tức là " trong khuôn khổ luật lệ của chế độ toàn trị " cai trị bằng " quyết nghị đảng thay vì luật pháp " thì chỉ bị bắt bớ, tù đày và chỉ gây chút ít tiếng vang, có khi còn chứng tỏ chế độ có chút ít màu sắc dân chủ dõm.

Tôi thật rất phiền lòng và thật hết sức " tiếc " cho các cuộc tranh đấu quyết liệt của quần chúng trong những năm 2013 và 2014 vì không có người giúp đở " tổ chức và liên kết " thành những phong trào cách mạng đầy triễn vọng:

BA MẶT GIÁP CÔNG

BÀI CA QUỲNH LƯU KHỞI NGHĨA

Rạng ngày 13/11/1956, 1 cuộc biểu tình vĩ đại với sự tham gia của gần 100,000 đồng bào tỉnh Nghệ An. Bài hát Quỳnh Lưu Khởi Nghĩa đã được truyền đi khắp nơi, hoà với những đợt trống, mõ vang lên liên tục:


Anh đi giết giặc lập công

Con thơ em gửi mẹ bồng

Để theo anh ra tiền tuyến

Tiêu diệt đảng cờ Hồng

Ngày mai giải phóng

Tha hồ ta bế ta bồng con ta.

Tiếp nối truyền thống oanh liệt Thanh – Nghệ – Tĩnh hùng anh, ngày nay đồng bào Đồng Nai – Bến Nghé khởi phát phong trào công nhân vùng dậy!

BẾN NGHÉ – ĐỒNG NAI ĐỨNG LÊN

90.000 công nhân Việt Nam của Cty PouYuen Việt Nam tại Phường Tân Tạo, Quận Bình Tân, Sài Gòn đã đồng loạt đình công để phản đối các quy định của Điều 60 - Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH). Điều luật này đã vừa được đảng hội cộng sản thông qua vào ngày 20 tháng 11, 2014 - qua đó công nhân nghỉ việc sẽ không được nhận BHXH một lần như trước mà phải đợi đến tuổi hưu 60 tuổi (nam) và 55 tuổi (nữ).

DinhCong_PouYuen1

Về phía công ty PouYuen do người Tàu làm chủ, để ngăn chặn công nhân rời khỏi nơi làm việc, bảo vệ Công ty Pouyuen đã ghim điện vào rào chắn của cổng ra vào khiến 2 công nhân nam và 1 công nhân nữ bị điện giật và phải đưa vào nằm điều trị trong phòng y tế của công ty.

Sự việc 3 đồng nghiệp bị điện giật đã là cho công nhân phẫn nộ. Làn sóng phẫn nộ đã nhanh chóng lan ra toàn bộ khu công nghiệp PouYuen, dẫn đến những xô xát với lực lượng bảo vệ công ty và làm cho một số công nhân bị thương. Cty Pouyuen đã phải cho tất cả công nhân nghỉ việc đồng thời huy động rất đông công an đến để bảo vệ hiện trường. Công an Bình Tân, các lực lượng CSGT, CSHS và cả bảo vệ dân phố cũng đã được huy động có mặt tại khu vực bao quanh công ty để ngăn chận mọi tình huống xảy ra.

Là một công ty có số lượng công nhân đông nhất tại Sài Gòn, Cty Pou Yuen cũng được xem là một công ty có lực lượng công đoàn, Đảng bộ hùng hậu nhất với mối liên hệ chặt chẽ với các cấp chính quyền. Hầu hết các cuộc đình công tại Pou Yuen đều mau chóng bị dập tắt trước sự chia rẽ & can thiệp của cán bộ công đoàn. Các cán bộ công đoàn của Pou Yuen đều được biệt đãi đặc biệt, hàng ngày chỉ việc đến cty ngồi chơi xơi nước, để hàng tháng được nhận những khoản lương, tiền thưởng hậu hĩnh, cùng với những chuyến du lịch đắt tiền... Không rõ cán bộ công đoàn có hiểu được rằng, những ưu đãi mà họ đang nhận được đều lấy từ mồ hôi, nước mắt của những công nhân ngày đêm làm việc trong điều kiện kham khổ.

NAM KỲ – LỤC TỈNH ĐÁP LỜI

Cuộc đình công này đã sang ngày thứ 8, và có nhiều dấu hiệu sẽ trở thành cuộc biểu tình qui mô lớn, khi các công nhân của các khu công nghiệp khác như Tân Tạo-Tân Bình, Vĩnh Lộc-Hóc Môn, Đức Hòa-Long An, Amata-Đồng Nai,… đều đồng tình hưởng ứng đình công.

Cả một Khu Công Nghiệp ở Tiền Giang đình công

Hôm nay 2/4: Cả Khu Công Nghiệp Tân Hương-Tỉnh Tiền Giang đình công! Công nhân bỏ về hết, vắng tanh, chỉ còn loe hoe vài nhân viên văn phòng. Các công ty lớn như Dụ Đức, Simone, On accessories, Freeview, Hansae, Quảng Việt…công nhân đều bỏ về.

Long An: Các Công ty Shin sung vina, Shillabegs, Vina MyLan..thuộc huyện Đức Hòa, công nhân bỏ về hết.

Như vậy là hầu như toàn cỏi Nam kỳ Lục tỉnh đã đứng lên khởi phát phong trào công nhân tranh đâu chống bạo quyền.

THANH – NGHỆ - TĨNH VÙNG DẬY CÓ NGÀY

MỘT NÉT QUỲNH LƯU OAI HÙNG NGÀY CŨ

Toàn thể nhân dân tỉnh Nghệ An, gồm đủ mọi thành phần giai cấp ở các xã Quang Trung, Tân Nho, Diễn Tân, Vạn Kim, Diễn Đức, Diễn Đông, Diễn Nguyên, Minh Châu, Đức Vinh, Hồng Thăng, Đại Gia, Yên Trung đã mở 1 đại hội để tố cáo những chính sách cai trị tàn ác của chế độ. Ban tổ chức đại hội còn mời luôn cả cán bộ VC thuộc cấp tỉnh và huyện đến tham dự để chứng minh tinh thần đấu tranh cho tự do của nhân dân.


Sau nhiều giờ thảo luận, đại hội đã đồng thanh lập bản kiến nghị nguyên văn như sau :


– Yêu cầu trả lại cho chúng tôi những vị linh mục chánh sở và tất cả những vị giáo sĩ bị bắt bớ giam cầm.


– Yêu cầu trả lại cho chúng tôi xác các vị linh mục đã bị hành quyết và của những vị đã bị thủ tiêụ


– Yêu cầu trả lại những tài sản của địa phận, của thánh đường, của Đức Mẹ đã bị chính quyền tịch thu hoăc xung công.


– Yêu cầu đền bồi thanh danh của các giáo sĩ đã bị nhục mạ và danh dự của các giáo hữu đã bị vu khống.


Cán bộ VC rất căm tức những lời kết án của dân chúng, lúc đầu họ nhất định không ký tên, nhưng với áp lực của hàng ngàn người, họ bắt buộc phải ký vào quyết nghị. Ban tổ chức đã gởi bản quyết nghị này đến 4 nơi : Tòa thánh La Mã (qua trung gian của Đức Khâm sứ Dooley), Ủy Ban Kiểm Soát Đình Chiến, Hồ Chí Minh và gởi đến chính quyền quốc gia miền Nam. Phía CSVN đã tìm đủ mọi cách ngăn chặn bản quyết nghị đến tay Ủy Ban Kiểm Soát Đình Chiến.


Dân chúng đã dùng ngay chính sách sửa sai của CSVN để đòi lại chồng con đã bị giết, tài sản đã bị cưỡng đoạt và đòi được di chuyển tự do vào Nam như đã cam kết trong Hiệp định Geneva Giữa lúc đó, được tin chiều ngày 9/11/1956, Ủy Ban Kiểm Soát Đình Chiến sẽ đi qua Cầu Giát để lên Hà Nội, hàng ngàn người đã kéo ra đường số 1 chờ đợi Đồng bào đã góp đơn lại giao cho 6 thanh niên đại diện đưa thư Mấy ngàn đồng bào đã nằm ngay trên đường để chận xe lạị 6 thanh niên đã đưa cho viên sĩ quan Ấn Độ trong Ủy Ban mấy vạn lá thư đựng trong bao bố. Viên sĩ quan này cho biết sẽ trình lại cấp trên và trả lời vào ngày thứ Bảy trong tuần. Sau đó, ngày 10/11/1956, khoảng 10,000 nông dân đã mở đại hội lần thứ hai tại xã Cẩm Trường để bàn thảo về ngày thứ Bảỵ Mọi người đều tỏ ra hân hoan khi biết sắp sửa từ bỏ địa ngục trần gian. Nhưng ngay lúc đó, CSVN đã điều động 2 đại đội chủ lực và 1 đại đội công an võ trang huyện Diên Châu về xã Cẩm Trường để giải tán đại hội nông dân. Bạo động đã xảy ra Tiếng súng và lựu đạn nổ vang trờị Mặc dù tay không nhưng khí thế quần chúng quá mạnh, những người phía sau đã tràn lên thay cho những người gục ngã phía trước.


Cuối cùng, dân chúng đã bao vây đồn bộ đội, công an vào giữa Đêm hôm dó, CS đưa thêm 2 trung đoàn về bao vây 10,000 nông dân tại xã Cẩm Trường. Dưới cơn mưa phùn lất phất cuối đông, cảnh tượng bi hùng đã diễn ra ở 1 trận địa giữa 10,000 nông dân và 2 vòng trong ngoài đầy những công an và bộ độị Tờ mờ sáng này 11/11/56, các bà mẹ đã đánh trống, mõ kêu gọi dân chúng quanh vùng đến tiếp cứu Xã Diễn Châu như bị động đất. Rồi 30,000 nông dân kéo đến vây phía ngoài 2 trung đoàn chính quy của CS, trở thành 1 vòng bao vây thứ tự Cuộc nổi dậy bộc phát quá lớn, quá mau, đã đi ra ngoài sự tiên liệu của cả 2 bên. Hồ Chí Minh rất căm hận biến cố này vì Nghê An là quê quán của ông ta, nhưng Hồ Chí Minh chưa biêt cách giải quyết thế nào để gỡ thể diện cho mình và đảng. CS cũng tìm cách lien lạc với Giám mục Trần Hữu Đức nhờ ông giải quyết, nhưng ông đã trả lời :Tôi không biết về vấn đề chính trị, vì tôi là 1 nhà tu hành. Lúc bấy giờ, phía dân chúng đã có 1 số lượng vũ khí đáng kể, tịch thu được từ bộ độịá Chưa bao giờ 1 cuộc nổi dậy ở miền Bắc lại có đủ tất cả thành phần dân chúng, kể cả các đảng viên CS.


Đêm 11 rạng ngay 12/11/1956, 1 số nghĩa quân lén trở về Quỳnh Lưu để tổ chức biểu tình yểm trợ cho dân quân xã Diễn Châụ Đêm hôm đó, 3000 thanh niên các xã Do Xuyên, Ba Làng và Nông Cống (tỉnh Thanh Hóa) đã kéo vào yểm trợ nghĩa quân.á 4g sáng cùng ngày, 1 Ủy Ban Biểu Dương Lực Lượng Nông Dân Quỳnh Lưu và Ủy Ban Tiếp Tế Nghĩa Quân được thành lập. Phụ nữ, trẻ em đã mang gạo, thực phẩm đến xã Cẩm Trường, nơi cuộc đấu tranh đã bước vào ngày thứ 3.


Rạng ngày 13/11/1956, 1 cuộc biểu tình vĩ đại với sự tham gia của gần 100,000 đồng bào tỉnh Nghệ An.á Bài hát _Quỳnh Lưu Khởi Nghĩa đã được truyền đi khắp nơi, hoà với những đợt trống, mõ vang lên liên tục :


Anh đi giết giặc lập công

Con thơ em gửi mẹ bồng

Để theo anh ra tiền tuyến

Tiêu diệt đảng cờ Hồng

Ngày mai giải phóng

Tha hồ ta bế ta bồng con ta


Cuộc biểu tình đã tuần hành tiến về Ty công an Ngệ An, hô thật to những khẩu hiệu : Lương giáo đoàn kết chặt chẽ sau lưng các nghĩa quân, Lương giáo quyết tâm chống CS khát máu, Tinh thần Quỳnh Lưu bất diệt… Công an tỉnh lẫn trốn từ lâu trước khí thế này Dân chúng thi nhau nhảy lên nóc Ty công an, xé tan cờ đỏ sao vàng, đạp vỡ ảnh HCM và các lãnh tụ CS quốc tế. ( Theo Cẩm Ninh - Tudodanchu )

MỸ YÊN NGÀY NAY KIÊU DŨNG

Đức Giám mục Phaolô Nguyễn Thái Hợp: Rất vui được gặp lại cha Giám đốc và quý thính giả VietCatholic, nhưng lại rất buồn vì phải cùng nhau trao đổi về một vụ việc đáng lẽ ra không nên xảy ra ở thế kỷ XXI này. Vắn tắt sự kiện như sau:
Chiều ngày 22/5/2013, trước ngày xét xử phúc thẩm 14 thanh niên tại Tòa án Nhân dân Nghệ An, thân nhân và bạn hữu của họ đến Trại Gáo để cầu bình an.


Chập tối, lúc thánh lễ đang diễn ra, trên đoạn rẽ từ đường 534 đến Trại Gáo, khách hành hương bị một nhóm người lạ mặt, không mặc sắc phục công an và cũng không cho biết lý do, chặn đường. Tức khắc xảy ra cãi vã, xô xát và hỗn loạn. Bị đám đông phản kháng mạnh, những người chặn bỏ chạy. Có người bị thương, vài người chạy vào nhà ông xã đội trưởng, nơi công an đã tập trung từ trước. Ba người bị dân chúng khống chế và bị đánh. Được cấp báo, đội an ninh của họ Trại Gáo, xứ Mỹ Yên, vội vàng đến đưa nạn nhân về nhà văn hóa xóm 13 để bảo vệ.


Đang khi tham dự thánh lễ, Ban Hành giáo Trại Gáo nhận được điện thoại cấp cứu của công an huyện Nghi Lộc. Họ đã cấp tốc chạy xuống và phải phá ổ khóa để đưa nạn nhân vào đó ẩn trốn. Ba người này khai là công an và người ta cũng thấy giấy tờ, cũng như sắc phục công an trong cốp xe.


Dân chúng tụ tập bên ngoài, mỗi lúc một đông và xô bồ hơn, rất khó kiểm soát, mà cha xứ lại đi vắng. Vì vậy, Hội Đồng mục vụ đã điện thoại cho Tòa Giám mục xin giúp đỡ. Cùng lúc đó, ông Vũ Chiến Thắng, Phó Giám đốc Công an Tỉnh Nghệ An và ông Chủ tịch huyện Nghi Lộc đã gọi điện thoại cho tôi, đề nghị hợp tác để giải quyết sự việc. Thấy tình hình càng lúc càng phức tạp, lúc 19g45, tôi và hai linh mục lên đường. Trong khi đó, phía nhà cầm quyền mặc dầu đã ba lần bảy lượt hứa hẹn sẽ có mặt, nhưng đã hoàn toàn vắng mặt một cách vô trách nhiệm.


Khi chúng tôi có mặt, tình hình bớt nguy hiểm nhưng vẫn còn rất căng thẳng, vì trong đám đông phức tạp, xen lẫn cả giáo lẫn lương dân. Theo yêu cầu của dân chúng, một biên bản được soạn thảo. Sau khi đọc biên bản đó, đám đông phản đối dữ dội vì cho rằng chưa đúng sự thật. Phải viết lại biên bản 2. Đa số dân chúng tạm chấp nhận biên bản này, nhưng vẫn chưa chịu giải tán. Tôi vừa yêu cầu mọi người giải tán, vừa yêu cầu nhà cầm quyền đưa xe lên chở người bị thương về, nhưng họ vẫn không xuất hiện.


Phải mất một thời gian nữa mới tìm được xe chở nạn nhân về với sự bảo vệ của phái đoàn Tòa Giám mục. Trên đường về, chúng tôi phải quay lại nhà ông xã đội trưởng để cứu công an còn mắc kẹt ở đấy. Sau khi chúng tôi về, dân vẫn tiếp tục tụ tập ở khu vực đó và một chiếc xe máy khác bị phá.


Sự việc ngày 22/5/2013 trở nên nghiêm trọng hơn, khi nhà cầm quyền không những không xử lý một cách nghiêm minh hành vi sai trái của cán bộ công an, mà còn cố tình bao che thuộc cấp và dựng án để bắt hai giáo dân Trại Gáo theo kiểu bắt cóc, không tuân thủ quy định tối thiểu của Luật Tố tụng Hình sự Việt Nam hiện hành.


Mặc dù rất phẫn nộ trước hành vi sai trái của nhà cầm quyền và các văn bản gửi đi không nhận được câu trả lời thỏa đáng, nhưng suốt trong hai tháng giáo dân vẫn kiên trì đối thoại. Tòa Giám mục cũng có nhiều cuộc gặp gỡ làm việc với nhà cầm quyền yêu cầu giải quyết vấn đề càng sớm càng tốt để tránh những phức tạp có thể xảy ra. Nói chung, họ hứa sẽ giải quyết, nhưng đợi mãi vẫn chẳng thấy gì. Vì thế, người dân ngày thêm bức xúc và không còn tin ở giải pháp đối thoại. Ngày 30/8/2013, người thân của hai ông Khởi và ông Hải cùng một số giáo dân Mỹ Yên tập trung ôn hòa tại UBND xã Nghi Phương đòi thả người. Hôm đó, theo lời yêu cầu của công an tỉnh Nghệ An và huyện Nghi Lộc, tôi đã đến UBND xã Nghi Phương đề nghị nhà cầm quyền đáp ứng yêu cầu của nhân dân, đồng thời kêu gọi đồng bào kiên nhẫn đợi chờ. Cuối cùng, mọi người rút lui trong trật tự.


Ngày 03/9/2013 người thân của hai nạn nhân và đồng bào Mỹ Yên lại tập trung đến UBND xã Nghi Phương đòi thả người. Sau những chờ đợi và trao đổi căng thẳng, cuối cùng nhà cầm quyền địa phương đã viết Giấy cam kết về việc thả hai nạn nhân trước 16 giờ ngày 04/9/2013 và còn tuyên bố “nếu đến thời gian trên mà công an tỉnh không thả ông Ngô Văn Khởi và Nguyễn Văn Hải thì UBND xã chịu trách nhiệm trước nhân dân”. Sau khi nhận được Giấy cam kết, bà con tự động rút lui.


Khoảng 15g30 ngày 04/9/2013, tin tưởng nơi thứ ‘Giấy cam kết lừa đảo’ của nhà cầm quyền, người nhà của ông Khởi và ông Hải cùng một số bà con giáo dân Mỹ Yên đã tới UBND xã Nghi Phương để nhận hai ông về nhà. Khi đến nơi, họ ngỡ ngàng nhận ra đã bị nhà cầm quyền lừa đảo: Không hề có chuyện thả người. Trên thực tế, ngay từ sáng 04/9/2013, nhà cầm quyền đã bày binh bố trận với mấy hàng trăm công an, cảnh sát cơ động, dân quân tự vệ, chó nghiệp vụ, lựu đạn cay… án ngữ lối vào trụ sở UBND xã Nghi Phương.


Một số người lạ mặt đã được cài vào đám đông để quấy rối, ném đá về phía công an và cảnh sát cơ động, một số giáo dân cũng ùa theo… Thế là cơ quan công quyền sử dụng lựu đạn cay, dùi cui, thuốc nổ, vũ lực… thẳng tay đàn áp dân chúng, làm cho hơn 30 người bị thương, trong đó có ba người bị chấn thương sọ não nặng.

...........


Tóm lại, cái sảy nảy cái ung. Đáng lẽ ra phải khiển trách những người sai phạm trong việc chặn đường và bắt người trái phép, nhà cầm quyền đã bao che cho cấp dưới và tiếp tục lấp liếm, trấn áp dân chúng. Vì vậy, họ đã biến tình trạng bình yên thành bất ổn và chuyện nhỏ thành chuyện lớn. Không những họ đã bày binh bố trận để trấn áp những nông dân chất phác trong tay không có một tấc sắt, mà còn tiếp tục công khai dùng phương tiện truyền thông mạ lị, vu khống giám mục, linh mục, giáo dân Vinh là ‘bạo loạn, cấu kết với bên ngoài để âm mưu tạo phản’(?). Trong cuộc khủng hoảng về kinh tế, xã hội và an ninh quốc phòng hiện nay, Việt Nam cần đến sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế hơn bao giờ hết, thế mà tại sao lại có những hành động đẩy đất nước vào tình trạng thụt lùi rõ rệt về nhân quyền và tự do tôn giáo? Không phải vô lý, khi có người đặt câu hỏi: Nhà cầm quyền Nghệ An có chủ đích gì khi dàn dựng kịch bản này?

CÔNG NHÂN VŨNG ÁNG, HÀ TĨNH THỊ UY

HÀ TĨNH (NV) - Hơn 20 người chết và rất nhiều bị thương vì xô xát xảy ra khi người biểu tình chống Trung Quốc kéo đến công ty Formosa tại khu kinh tế Vũng Áng, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh.

Theo lời ông Bùi Đình Quang, phó giám đốc Công an Hà Tĩnh nói với VNExpress là “Một người Trung Quốc thiệt mạng. Nhiều người khác bị thương gồm cả người Việt và người Trung Quốc, trong số này có các chiến sĩ đang làm nhiệm vụ. Trật tự được vãn hồi sau khi chúng tôi huy động lượng lớn công an, quân đội, biên phòng vào cuộc”.


Lý do dẫn đến vụ việc thì ông cho hay chiều và tối ngày Thứ Tư 14/5/2014, “lợi dụng tình hình căng thẳng trên biển Đông, một nhóm người quá khích đã kích động công nhân kéo đến nhà máy Formosa gây hấn với kỹ sư, người lao động đang làm việc tại đây dẫn đến xô xát.”

Đến khoảng 18 giờ 30, “một xe khách hơn 30 chỗ chở công nhân Việt Nam và người Trung Quốc tan ca di chuyển ra phía ngoài, song đã bị đám đông chặn lại. "Nhóm thanh niên biểu tình quá khích đã chặn lại và kéo người trên xe xuống hành hung, khiến 17 người bất tỉnh", một phiên dịch viên làm việc tại Vũng Áng kể lại.


Anh này cho hay, “một số người quá khích đã vào các công ty đang xây dựng, đập phá và đốt hai lò cao trong nhà máy luyện gang thép. Cảnh sát phòng cháy chữa cháy có mặt kịp thời, tuy nhiên, khoảng 22h đám cháy mới được khống chế. Hàng trăm cảnh sát cơ động, cảnh sát giao thông, bộ đội biên phòng cùng nhiều lực lượng được huy động đến bảo vệ an ninh.”

Trong số hơn 10,000 người làm các loại việc khác nhau tại công ty Formosa ở Vũng Áng, tin tức nói rằng có khoảng 2,000 người Trung Quốc. Mấy tháng trước, từng có xô xát giữa người Việt Nam và người Trung Quốc tại đây. Cũng từng có những kêu ca về số lượng công nhân Trung Quốc làm không có giấy phép lao động mà nhà cầm quyền địa phương không có biện pháp đối phó. (TN)

CÓ MỘT ĐƯỜNG HẦM DƯỚI GIÀN GIÁO BỊ SẬP

Tai nạn giàn giáo sập tại khu kinh tế Vũng Áng hôm nay làm tử vong 14 và bị thương 30 Công Nhân Việt Nam.

Công nhân cho biết ĐƯỜNG HẦM BÍ MẬT rộng gần 2 mét chiều ngang, sâu 2 mét và dài 50 mét chạy ra cửa biển. (báo DT đã xóa phần tin nầy)

Có thể đây là đường hầm bí mật để Trung Quốc đổ bộ lính và đưa vũ khí qua ngã Vũng Áng để cắt đứt Hã Tĩnh và Hà Nội khi có chiến tranh xảy ra ? Hiện nay nhân công Trung Quốc (có thể là binh lính) ở Vũng Áng là 13.426 người !!!

Bạn nghĩ gì? Chuyện bất ngờ là nhờ sập giàn giáo, làm lộ một đường hầm bí mật ! Công Nhân cm Mưu Hội Nghị Thành Đô? - Chính quyền CSVN sẽ nói gì về điều nầy?

Thế đứng Thanh – Nghệ – Tĩnh đối diện cường quyền vc lẫn tư bản chệt như nước với lửa. Truyền thống Quỳnh Lưu vùng dậy sẽ có ngày!

NÔNG DÂN BẮC HÀ PHỤC HẬN

ANH HÙNG ĐOÀN VĂN VƯƠN CHỐNG CƯỠNG CHẾ

Sáng 5 tháng 1 năm 2012, huyện Tiên Lãng đã tiến hành cưỡng chế với lực lượng đông đảo hơn 100 người bao gồm cả lực lượng công an và quân đội do phó chủ tịch huyện Nguyễn Văn Khanh làm trưởng ban cưỡng chế nhưng đã bị gia đình ông Đoàn Văn Vươn chống trả. Vào thời điểm đó ông Đoàn Văn Vươn không trực tiếp có mặt nhưng đã chỉ đạo gia đình dùng mìn tự chế và đạn hoa cải bắn trả nhằm vào lực lưỡng cưỡng chế, hậu quả là 4 công an và 2 người thuộc ngành quân đội bị thương.

 

DoanVanVuon_Nha

VĂN GIANG OANH LIỆT KHÁNG CỰ CƯỜNG QUYỀN

Khoảng 9 giờ sáng nay, 24-04-2012, lực lượng cưỡng chế của chính quyền Hưng Yên lên đến gần 3000 người đã tiếp tục càn quét, dồn toàn bộ người dân ra khỏi khu đất cưỡng chế, và các máy ủi, máy xúc đã tiến hành san bằng cánh đồng gần 70 ha đất đai của người dân Văn Giang đã bao năm canh tác sinh sống.Rất căm phẩn, bà con nông dân hiện vẫn bằng mọi cách phản kháng chống trả hành động đào mương lấp ruộng của lực lượng cưỡng chế, nhưng chỉ bằng đá gạch, gậy gộc chống chọi lại dùi cui mã tấu súng ống được chính quyền võ trang để đàn áp dân.Người ta nghe thấy hàng loạt tiếng nổ súng AK vang rền từng đợt nhằm trấn áp tinh thần người dân phản kháng cưỡng chế, cùng đạn hơi cay dày đặc khu vực. Báo cáo từ xã Xuân Quan cho biết có hai người bị trúng đạn hơi cay. Một trong hai người bị đạn bắn vào chân, thương tích khá nặng. Trong khi đó, rất đông đồng bào đang còn bị đàn áp thô bạo trong vòng vây, không biết thương tích ra sao vì liên lạc rất khó.Theo Blog Nguyễn Xuân Diện xác nhận, trong số khoảng 7-10 người bị bắt từ hồi bắt đầu cuộc đàn áp sáng sớm hôm nay, trong đó đã xác minh được một số người là: Anh Hùng – Uyên ở thôn Đại xã Phụng Công; Chị Tảo Thơm ở thôn Đào xã Phụng Công; Chị Sửu ở thôn Đào xã Phụng Công....

Theo nguồn tin từ Văn Giang cho biết, bà con các vùng lân cận đang kéo về để cùng đồng bào Văn Giang đấu tranh trong tinh thần tương trợ chống lại bọn cường quyền ác bá. Công an cảnh sát đang chặn chốt tại nhiều khu vực, cùng lúc lực lượng băng đỏ có mặt khắp nẻo đường. Hiện bà con xã Phụng Công đã tràn qua đồng để nhập với bà con Xuân Quan. Cụ bà Lê Hiền Đức cũng có mặt trong đoàn người trong khi an ninh thành phố đang liên tục gọi điện ép cụ quay về Hà Nội.


Cũng có tin bà con nông dân Dương Nội ở Hà Nội và ở Bắc Ninh đã kéo đến chung sức chung lòng với bà con Xuân Quan, Phụng Công, Cửu Cao ở Văn Giang. Sau nhiều vòng thoát lưới bổ vây của công an trên quốc lộ, bà con Dương Nội và Bắc Ninh đã tiến được vào nhập đoàn cùng bà con Văn Giang.


Tin ghi nhận cũng cho biết bà con nông dân các tỉnh lân cận tiếp tục kéo về Văn Giang để có mặt tại đây vào chiều nay. Hiện 100 người dân Vinh cũng đã lên tàu xe để ra Văn Giang trong chiều tối nay.

VỤ BẢN KHĂN TANG TRẮNG VẤY MÁU DÂN LÀNH

Vụ Bản: Nông dân chít khăn tang giữ đất. Bà con xã Liên Minh, huyện Vụ Bản, Nam Định đang tích cực chuẩn bị để chống đợt càn ngày mai… ảnh chụp lúc 10h45 tại cánh đồng xã Liên Minh. Khu công nghiệp Bảo Minh đang được nhà thầu là công ty cổ phần xây dựng Hồi An thi công hạ tầng.

CuopDat_VuBanNamDinh

Theo nhiều dự đoán, vụ cưỡng chế Vụ Bản sẽ không kém phần gay cấn như vụ Văn Giang hôm 24/4. Hàng trăm bà con nông dân nhiều ngày nay đã dựng lều trại bám trụ trên khu đất sẽ bị cưỡng chế.

Nhân chứng cho biết, khoảng 100 cảnh sát cơ động đã có mặt ở khu vực để đưa giấy thông báo cưỡng chế, dò xét tình hình và chuẩn bị phương án.

Kết quả: Lực lượng hỗn hợp 300 tên ưng khuyển đàn áp tàn bạo vài trăm phụ nữ, lão bà và trẻ em. Khăn tang trắng vấy máu dân lành rơi vải khắp cánh đồng Vụ Bản!

TUẪN SĨ ĐẶNG NGỌC VIẾT LẪM LIỆT

Theo tin từ báo chí trong nước, chiều ngày 11/09/2013, tại trụ sở Ủy ban Nhân dân thành phố Thái Bình, một người đàn ông đã xông vào Trung tâm Phát triển Quỹ đất thành phố và nhắm bắn thẳng vào các cán bộ đang họp. Kết quả là một người chết, ba người bị thương nặng, kẻ nổ súng sau đó trở về quê và tự sát. Nguyên nhân vụ việc được cho là do đền bù giải tỏa không hợp lý.

DangNgocViet2

Đây là lần đầu tiên tại Việt Nam có việc một người dân dám nổ súng bắn vào cán bộ ngay tại trụ sở ủy ban một thành phố, vì bất bình trong vấn đề giải tỏa đất đai. Khác với vụ anh em Đoàn Văn Vươn chống cưỡng chế ở Tiên Lãng, Hải Phòng, lần này người dân có liên quan đến giải tỏa đất đã chủ động tấn công một cách kiên quyết.

Cũng theo báo chí Việt Nam, Đặng Ngọc Viết đã tự sát bằng viên đạn cuối cùng trong khẩu súng colt dùng để gây án, để lại hai con nhỏ.

DƯƠNG NỘI CAN TRƯỜNG VÀ MƯU TRÍ

Cuộc triển lãm về ‘Cải cách ruộng đất 1946-1957’ tại Hà Nội đã phải đột ngột đóng cửa trước sự vây hãm của hàng trăm dân oan mất đất.Tin từ các trang facebook cho biết, sáng ngày 11/9/2014, đông đảo nông dân Dương Nội cùng nheo kéo đến Bảo tàng lịch sử quốc gia (25 Tông Đản, Hoàn Kiếm, Hà Nội) để yêu cầu được xem triển lãm.

Tuy nhiên, phía bảo tàng ‘sau đó lại lấy lý do sự cố ánh sáng để đóng cửa triển lãm cải cách ruộng đất’. Như vậy, sau đúng 3 ngày khai trương, cuộc triển lãm đã buộc phải đóng cửa vì bị nông dân mất đất vây hãm.

THÁNG TƯ PHỤC HẬN

Rồi đây, khi cuộc vùng dậy của công nhân từ Miền Nam dắt dây ra Thanh – Nghệ – Tĩnh, bắt tay với lực lượng nông dân Bắc Hà gây nên giông bảo CÁCH MẠNG TOÀN DÂN, ngày tàn của bạo chúa toàn trị việt cộng sẽ tới kỳ!

Tháng tư Ất Mùi công nhân Miền Nam vùng dậy

Sóng sông Đồng vang dội đất Lam Sơn, Hồng Lĩnh

Thanh – Nghệ – Tĩnh vùng lên đáp lời sông núi

Phù sa Cửu Long kêu gọi máu sông Hồng

Nông dân Bắc Hà đứng lên phục hận bị lừa gạt và phản bội

Toàn dân Việt nhất tề vùng dậy!

Rửa hận bảy mươi năm bị cộng sản đọa đày lăng nhục

Công nhân Miền Nam đánh gục bộ máy sản xuất

Giáo dân và công nhân Thanh Nghệ Tĩnh hợp lực

Đánh gãy xương sống bộ máy cai trị bạo quyền

Nông dân Bắc Hà tổng tấn công dinh lũy Ba Đình

Hỏa thiêu xác cáo hồ chí minh và hang ổ vẹm

Hoàn thành cuộc Cách mạng Dân tộc

Chấm dứt đêm trường cộng sản lầm than

Non sông Đất Việt lại rạng rỡ bên bờ biển Đông

Nguyễn Nhơn ( HNPD )

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn