Còn Chánh Nghĩa, Còn Tất cả - Nguyễn Nhơn

Chủ Nhật, 04 Tháng Ba 20187:30 SA(Xem: 6931)
Còn Chánh Nghĩa, Còn Tất cả - Nguyễn Nhơn

Còn Chánh Nghĩa, Còn Tất cả

Xã hội nào con người ấy

28576921_10211217539529963_5657193287424353882_n

Thiếu sinh quân của Quân lực Việt Nam Cộng Hoà đừng nghiêm chào vĩnh biệt người anh cả của mình - cố Đại tá Nguyễn Văn Đông.

Mới mấy ngày trước, viên chức việc già VNCH mượn câu nhạc của người nhạc sĩ tài hoa " Ước mơ nhiều, đời không bấy nhiêu " làm đề bài viết:

Ước mong nhiều đời không bấy nhiêu
Vì mơ ước trắng như mây chiều
Tủi duyên người năm năm tháng tháng
Mong chờ ánh xuân sang, ngờ đâu đêm cứ đi

Đó là lời ca buồn của anh lính chiên trong " Phiên Gác Đêm Xuân " thời chinh chiến điêu linh trên Miền Nam VNCH nhân ái. Ước mơ nhiều được không bao nhiêu!

Bửa nay thì niên trưởng đã ra đi!

Nhìn bức hình rồi đọc lại bản tin:

" Không thể kiềm được niềm xúc động khi xem tấm ảnh một hàng cựu Thiếu sinh quân của Quân lực Việt Nam Cộng Hoà đứng nghiêm chào vĩnh biệt người anh cả của mình – cố Đại tá Nguyễn Văn Đông. Cuộc binh lửa đã qua 43 năm, những Thiếu sinh quân năm ấy giờ đây đầu đã bạc nhưng quân phong quân kỷ vẫn không có gì khác khi họ đứng trước đàn anh của mình. Đó không chỉ là kỷ luật nhà binh, đó còn là sự tự hào của những người từng được thụ hưởng một nền giáo dục tử tế. Họ chào kính người anh cả của mình, cũng là chào chính những giá trị tốt đẹp của một chế độ xã hội mang lại được cho các thành viên của nó.

... Ai đã từng xem bộ phim tài liệu “Last days in Vietnam” chắc còn nhớ cảnh hạ kỳ trên chiến hạm của Việt Nam Cộng Hoà khi vào cảng của Philippines. Vào giây phút cuối cùng đó, các sĩ quan và thuỷ thủ đoàn vẫn mặc bộ quân phục trắng tinh của Hải quân để hạ lá – quốc – kỳ – không – còn – tổ – quốc một cách trang nghiêm.

Đó là gì nếu không phải là tinh thần công dân đối với đất nước của mình.

Đó sẽ là gì nếu không phải là những gì tốt đẹp nhất của một xã hội được kết lại bên trong mỗi thành viên của nó, để khi cần lại bộc lộ ra bằng hành động?

Một xã hội tồi tệ không thể để lại những giá trị tốt đẹp khi mà nó đã chết đi 43 năm. Con người có thể chết nhưng những giá trị đó là vĩnh viễn, chẳng trại cải tạo nào xoá nổi CON NGƯỜI. ( Trung Bảo - Bao Trung Nguyen )

Người ta thường nói: Chế độ chánh trị nào, nền giáo dục nấy. Nền giáo dục nào đào tạo nên CON NGƯỜI nấy.

Cho nên,

- Chế độ VNCH Tự do - Dân chủ quyết định nền Giáo dục Dân Tộc - Nhân Bản - Khai phóng.

- Chế độ Toàn trị việt cọng quyết định nền giáo dục Duy vật - Phi nhân - Vong bản.

Nền giáo dục Dân tộc Nhân Bản Khai phóng đào tạo ra con người Việt Nam truyền thống Nhân Nghĩa, Yêu nước - Thương người.

- Nền giáo dục Duy vật - Phi nhân - Vong bản tạo ra con người Vật dục - Vô tình - Quên cội nguồn Dân tộc.

Và đây là đôi nét về nền Giáo-dục VNCH

Năm học lớp nhì trường làng, tức lớp hai trường tỉnh, vừa học thông mặt chữ, ê a đọc Quốc văn Giáo khoa thư:

Công cha như núi Thái Sơ

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”

Núi Thái Sơn ở đâu không biết, chỉ biết là công cha cao như núi. Nguồn nước từ đâu cũng không hay, chỉ biết lòng thương của mẹ ngọt ngào như nước Mội Thầy Thơ trong vắt.

Đó là lòng hiểu để trong gia đình. Khi ra ngoài xã hội thì phải biết thương người như thể thương thân:

Thấy người hoạn nạn thì thương,
Thấy người tàn tật lại càng trông nom.
Thấy người già yếu ốm mòn,
Thuốc thang cứu giúp, cháo cơm đỡ đần.”

Ra trường tỉnh, đọc Đại Nam Quốc sử Diễn ca:

Bà Trưng quê ở châu Phong,
Giận người tham bạo thù chồng chẳng quên.
Chị em nặng một lời nguyền,
Phất cờ nương tử thay quyền tướng quân.
Ngàn Tây nổi áng phong trần,

Ầm ầm binh mã xuống gần Long biên.
Hồng quần nhẹ bước chinh yên,
Đuổi ngay Tô Định dẹp tan biên thành.
Đô kỳ đóng cõi Mê Linh,
Lĩnh nam riêng một triều đình nước ta. ”

Đôi khi cũng ca ngâm:

Ai đấp non sông trường tiền…
Ai kết nên tấm vải hồng…
Xua tan giặc Đông Hán,
Xua tan giặc Đồng Lân. ”

Ngày bãi trường, xem các anh diễn kịch Hội nghị Diên Hồng:

Toàn dân nghe chăng?
Sơn hà nguy biến
Hận thù đằng đằng
Biên thùy rung chuyển…

………….
Trước nhục nước nên hòa hay nên chiến?
Quyết chiến!
Thế nước yếu lấy gì lo chiến chinh?
Hy sinh!…”

Ơn thủy thổ, ơn tấc đất, ngọn rau, phải hết lòng yêu nước, chống xâm lăng. Đó là nghĩa vụ của người trai Đất Việt.

Tôi vừa trích dẫn đôi hàng từ hai tài liệu căn bản Quốc văn Giáo khoa thư Đại Nam Quốc sử Diễn ca, tiêu biểu về nền giáo dục truyền thống quê nhà Việt Nam: Tình yêu thương Gia đình, tình tự Dân tộc.

Từ đó, các nhà giáo dục Miền Nam dựng lên triết lý giáo dục cho hai nền Cộng Hòa chánh thống như sau đây:

Triết lý giáo dục

Năm 1958, dưới thời Bộ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục Trần Hữu Thế, Việt Nam Cộng hòa nhóm họp Đại hội Giáo dục Quốc gia (lần I) tại Sài Gòn. Đại hội này quy tụ nhiều phụ huynh học sinh, thân hào nhân sĩ, học giả, đại diện của quân đội, chính quyền và các tổ chức quần chúng, đại diện ngành văn hóa và giáo dục các cấp từ tiểu học đếnđại học, từ phổ thông đến kỹ thuật…

Ba nguyên tắc “nhân bản” (humanistic), “dân tộc” (nationalistic), và “khai phóng” được chính thức hóa ở hội nghị này.[6][7]Đây là những nguyên tắc làm nền tảng cho triết lý giáo dục của Việt Nam Cộng hòa, được ghi cụ thể trong tài liệu Những nguyên tắc căn bảndo Bộ Quốc gia Giáo dục ấn hành năm 1959 và sau đó trong Hiến pháp Việt Nam Cộng hòa (1967).

1. Giáo dục Việt Nam là giáo dục nhân bản. Triết lý nhân bản chủ trương con người có địa vị quan trọng trong thế gian này; lấy con người làm gốc, lấy cuộc sống của con người trong cuộc đời này làm căn bản; xem con người như một cứu cánh chứ không phải như một phương tiện hay công cụ phục vụ cho mục tiêu của bất cứ cá nhân, đảng phái, hay tổ chức nào khác. Triết lý nhân bản chấp nhận có sự khác biệt giữa các cá nhân, nhưng không chấp nhận việc sử dụng sự khác biệt đó để đánh giá con người, và không chấp nhận sự kỳ thị hay phân biệt giàu nghèo, địa phương, tôn giáo, chủng tộc… Với triết lý nhân bản, mọi người có giá trị như nhau và đều có quyền được hưởng những cơ hội đồng đều về giáo dục.

2. Giáo dục Việt Nam là giáo dục dân tộc. Giáo dục tôn trọng giá trị truyền thống của dân tộc trong mọi sinh hoạt liên hệ tới gia đình, nghề nghiệp, và quốc gia. Giáo dục phải bảo tồn và phát huy được những tinh hoa hay những truyền thống tốt đẹp của văn hóa dân tộc. Dân tộc tính trong văn hóa cần phải được các thế hệ biết đến, bảo tồn và phát huy, để không bị mất đi hay tan biến trong những nền văn hóa khác.

3.Giáo dục Việt Nam là giáo dục khai phóng. Tinh thần dân tộc không nhất thiết phải bảo thủ, không nhất thiết phải đóng cửa. Ngược lại, giáo dục phải mở rộng, tiếp nhận những kiến thức khoa học kỹ thuật tân tiến trên thế giới, tiếp nhận tinh thần dân chủ, phát triển xã hội, giá trị văn hóa nhân loại để góp phần vào việc hiện đại hóa quốc gia và xã hội, làm cho xã hội tiến bộ tiếp cận với văn minh thế giới.[1] ” (Wikipedia)

Hiến pháp Đệ nhị VNCH 1967 long trọng qui định:

ĐIỀU 11

1- Văn hóa giáo dục phải được đặt vào hàng quốc sách trên căn bản dân tộc, khoa học và nhân bản

2- Một ngân sách thích đáng phải được dành cho việc phát triển văn hóa giáo dục

Được đào dưới nền giáo dục Dân tộc - Nhân bản, người dân VNCH đượm tính nhân nghĩa dân tộc, lòng thương người, tình tự yêu nước chống tàu xâm lăng. Riêng người lính chiến VNCH với ý thức " Tổ Quốc - Danh Dự - Trách Nhiệm ", tình huynh đệ chi binh cho nên dù đã mất nước 43 năm qua, người công dân, người lính chiến Việt Nam Cộng Hòa vẫn hành xử nghiêm nghị, chí tình như bản chất con người Việt Quốc Gia VNCH là như vậy.

HÃY XIỂN DƯƠNG CHÁNH NGHĨA QUỐC GIA

Trong bài viết “ Việt Nam Đi Về Đâu?”, tôi có nhắc tới bản tin ngắn lưu lạc trên Net về giải pháp do đại cường thỏa thuận, phân chia Việt Nam thành hai Miền. Lần nầy, ranh giới phía Nam lùi xuống tận Đà Nẳng.

Một bạn đọc trong nước đọc thấy, hồ hởi ghi lời bình:“ Vụ nầy hay à! Cho tôi ghi một vé về với Tổ Quốc Miền Nam. Ai muốn sống với chệt tàu thì di cư ra Miền Bắc. Ai ở Miền Bắc muốn về với Tổ Quốc VN thì di cư vào Nam như hồi 1954!”

Một bạn khác còn tố lên: “ Cho tôi ghi 10 vé di cư vào Nam!”.

Trong chỗ tranh luận hào hứng, tôi không muốn làm các bạn trẻ cụt hứng, vì thương cho các bạn sống dưới chế độ cs tàn ác, bất nhân không còn chịu đựng được nữa nên chưa cạn nghĩ suy về niềm đau Đất Nước phân ly!

Giờ đây, tôi viết mấy lời nầy nhắn nhủ các bạn.

Năm 1954, khi thực dân Pháp cấu kết với bọn giậc cs Hồquyết định chia đôi Đất nước ở Hội nghị Genève, ngoại trưởng Quốc Gia Việt Nam Trần Văn Đổ, nước mắt đoanh tròng, đọc lời phản kháng trước hội nghị.Ngoài tiền đình, nghệ sĩ Võ Thành Minh liên tục thổi lên tiếng sáo thê lương than thở cho Đất nước phân ly.

Ngày ký hiệp định Genève 20 tháng 7, 1954, Thủ tướng NgôĐình Diệm ra lịnh treo cờ rũ từ Bến Hải đến mũi Cà Mau, đánh dấu ngày tang tóc, phân ly Đất Nước!

Đó là nổi đau chung của dân tộc Việt Nam!

Vì vậy, thế hệ cha ông của các bạn không đành lòng chấp nhận thực tế ấy. Cho nên trên lời Mở Đầu của Hiến Pháp Đệ Nhất VNCH vẫn long trọng ghi:

Chúng tôi, Dân biểu Quốc hội Lập hiến:

Ý thức rằng Hiến pháp phải thực hiện nguyện vọng của nhân dân, từ Mũi Cà Mâu đến Ải Nam Quan;….”

Điều 1

Việt Nam là một nước Cộng hòa, Độc lập, Thống nhất, lãnh thổ bất khả phân.

Đó là niềm tin sáng ngời của Quân Dân Miền Nam về CHÁNH NGHĨA QUỐC GIA.

Đó là niềm tin không lay chuyển về ĐẠI NGHĨA DÂN TỘC của người Việt Nam theo truyền thống NHÂN NGHĨA của Tổ tiên.

Cũng vì vậy mà Quân Dân Miền Nam không tiếc đổ máu xương, vừa chiến đấu chống xâm lăng cs, vừa xây dựng, phát triển, đem lại Tự do, no ấm cho non 18 triệu đồng bào bào Miền Nam trong 21 năm.

Ngày nay, nhờ truyền thông điện tử các bạn vừa vén chút mây mờ, thấy lại nét đẹp của hai nền VNCH mà ước mơ thì cũng phải. Nhưng muôn ngàn lần xin các bạn nhớ cho điều nầy: Dù gian khổ thể nào cũng cắn răng nhịn chịu, quyết không để một lần nữa Đất Nước phân ly.

Vì vậy mà Đồng bào hải ngoại kiên tâm trì chí suốt 38 năm nay giữ cho ngọn lửa chống cọng không được rụi tàn. Bây giờ là đến phiên các bạn: Muốn sống Tự do no ấm, phải liều thân chiến đấu như thế hệ chúng tôi đổ máu chiến đấu.

Cuộc vận động cách mạng Dân Tộc nầy vô cùng cam go, gian khổ. Bên trong các bạn chịu bắt bớ tù đày. Bên ngoài, chúng tôi cũng đứng ngồi không yên vì bọn Việt gian chánh trị hoạt đầu đánh phá.

Trong khi các bạn hết lòng hâm mộ và ca ngợi chế độ VNCH thì ờ đây có bọn ma đầu nham nhở, bằng các thu đoạn tráo trở gian manh, ra sức bôi bác chế độ đã nuôi dưỡng chúng cho nên vóc, nên hình, học cao hiểu rộng, một thời ăn trên ngồi trốc mà ngày nay chỉ vì mơ tưởng bắt tay với cọng sản, tranh giành quyền lực, phe đảng tìm chút danh lợi cuối mùa, bất chấp thị phi, đàm tiếu.

Chúng a tòng theo bọn Phật giáo quốc doanh vì Đạo pháp và Xã Hội Chủ Nghĩa trong nước, tái dựng lại cái trò gọi là PHÁP NẠN 1963 – VINH DANH BỒ TÁT THÍCH QUẢNG ĐỨC vị pháp (?) vong thân để quấy phá cộng đồng người Việt TNCS theo tinh thần Nghị quyết 36 kiểu với tài khoản 2 tỉ Mỹ kim.

Các bạn trẻ trong nước cứ yên lòng vững tâm dấn thân tranh đấu. Ở hải ngoại, anh em chống cọng chúng tôi quyết lòng giữ vững hậu phương bằng mọi giá như ngày xưa vừa chiến đấu ngoài tiền tuyến, vừa giữ an toàn hậu phương.

Chúng tôi, quân, cán chánh VNCH dù mất nước, vẫn trung thành với bản văn luật tối thượng HIẾN PHÁP VNCH:

ĐIỀU 4

1- Việt Nam Cộng Hòa chống lại chủ nghĩa cộng sản dưới mọi hình thức

2- Mọi hành vi nhằm mục đích tuyên truyền hay thực hiện chủ nghĩa cộng sản đều bị cấm chỉ

Chúng tôi cương quyết thực thi điều 4 Hiến Pháp ở hải ngoại cho tới khi giới trẻ và đồng bào trong nước vùng lên đánh đổ xong ách nạn toàn trị cọng sản.

Chánh Nghĩa Quốc Gia - Dân Tộc còn, còn Tất cả!

Nguyễn Nhơn

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn