Chuyện Ukraine : Hải quân Ukraine chiến đấu – Trần Lý ( TVQ chuyển )

Thứ Sáu, 18 Tháng Ba 20227:06 CH(Xem: 4853)
Chuyện Ukraine : Hải quân Ukraine chiến đấu – Trần Lý ( TVQ chuyển )

dongsongcu
Trần Lý

    Trong cuộc chiến chống quân xâm lược Nga, Bộ binh và Không quân Ukraine đã anh dũng bảo vệ đất nước, và lực lượng Hải quân Ukraine tuy nhỏ bé nhưng cũng chiến đấu kiên cường  bảo vệ vùng biển quốc gia, chống trả các cuộc tấn công của quân Nga vào  các vùng ven biển  và vào các thành phố hải cảng như Mariupol,  hải đảo xa xôi , phòng thủ Căn cứ hải quân Odessa.. chấp nhận các hy sinh và thiệt hại..

                Bản đồ khu vực chiến tranh tại Ukraine ; và dân Odessa .. sửa soạn

* Hải quân Ukraine :

  Lực lượng Hải Quân Ukraine (một thành phần trong quân lực Quốc gia Ukraine) tương đối nhỏ và trải qua nhiều biến đổi theo cùng lịch sử của Quốc gia này, đặc biệt là sau Biến động Nga chiếm bán đảo Crimea (2004).

  Xin chỉ tóm lược những diễn biến đã xảy ra từ 1991 :

  Hải quân Ukraine có những liên hệ  đan-xen vào nhau=‘intertwined”  chia sẻ cùng với số phận của Hạm đội Bắc hải của Nga.

  • Năm 1991 khi Liên bang Soviet giải tán ; Lực lượng và các trang thiết bị quân sự được phân chia cho 17 quốc gia tách ra từ Liên bang.
  • Quân lực Ukraine được thành lập vào tháng 12-1991. Ngày 12-12-1991,Tổng thống Ukraine ra sắc lệnh cho các đơn vị quân đội đang đồn trú trong phần đất thuộc Ukraine phải tuyên thệ trung thành với Tổ quốc. Nhưng phần lớn các đơn vị trực thuộc thuộc Hạm đội Hắc hải ..đã không tuân hảnh.
  • Ngày 3 tháng Giêng 1992, Chính phủ Ukraine tổ chức lại Quân Lực Quốc gia, nhưng 8 tháng Giêng, Hội đồng Sĩ quan Hải quân Hạm đội Hắc hải kiến nghị đòi Chính quyền Ukraine công nhận Hạm đội này như một ‘tổ chức hành quân chiến lược , độc lập và không do Ukraine chỉ huy?
  • Riêng ngày 12-1-1992, Lữ đoàn phòng thủ biên giới tại Blakhava chịu ký thỏa ước quy thuận Chính Phủ Ukraine. Từ 18 tháng Giêng một số đơn vị’ bờ’, và các cơ sở yểm trợ..theo về với Chính phủ.
  •  Các quân nhân hải quân thuộc Hạm Đội Hắc hải, trước đây đã từng  tuyên thệ trung thành với Nga.. nay lưng chừng không vội vàng về với Ukraine.. Đô đốc Nga Ivan Kapitanets Phó Tư lệnh HQ Nga đi xa hơn ra lệnh cấm các quân nhân hải quân thuộc Hạm đội được về với Ukraine.và hăm dọa sẽ truy tố các quân nhân ly khai về tội đào ngũ ?
  • Tuy nhiên ngày 22 tháng 2 (một ngày trước Ngày HQ Nga, 23-2) Tiểu đoàn 880 BB Hải quân độc lập, thiện chiến nhất của Hạm đội Hắc hải đã theo về với Ukraine.. Sau sự kiện này, Hạm đội Hắc hải ngưng tuyển mộ thủy thủ không thuộc chủng tộc Nga.
  • Cho đến 1992 : Hạm đội Hắc hải có đến 80 ngàn quân, 63 chiến hạm lớn gồm 3 hàng không mẫu hạm, 6 chiến hạm phóng hỏa tiễn, 29 tàu ngầm, 235 chiến đấu cơ và trực thăng, cùng rất nhiều chiến đĩnh nhõ, tàu tiếp vận và yểm trợ khác
  • Phân chia Hạm đội Hắc hải  (1991-1997)

   Lịch sử của HQ Ukraine được chính thức mở đầu vào 1 tháng 8-1992 do sắc lệnh  thành lập Binh chủng của TT Leonid Kravchuk..

   Nhiều diễn biến rắc rối và phức tạp đã xảy ra :

  • Chiến hạm SKR-112 có thể được thực sự xem là chiến hạm đầu tiên của HQ Ukraine. Ngày 20 tháng 9 1992, thủy thủ đoàn của SKR-112 tự động tuyên bố chiến hạm thuộc HQ Ukraine, kéo cờ Ukraine. Bộ Chỉ huy HQ Nga tại Moscow lên án, cho là một cuộc nổi loạn..và tìm cách ngăn chặn. Khi SKR-112 rời căn cứ trong bán đảo Crimea hải hành về Odessa, thì bị các chiến hạm trung thành với Nga đuổi bắt và chặn đầu..Sau đó một số chiến hạm khác đủ loại theo bước SKR-112 nhưng không gặp các phản ứng tiêu cực gây hấn của HQ Nga.

              (SKR-112 (1992). loại tuần duyên nhỏ  dài 82m, phế thải 1993)

  • Đến 1997 mới có thỏa ước phân chia chiến hạm và thiết bị của Hạm đội Hắc hải giữa Nga và Ukraine. Nga giữ tên Hạm đội Hắc hải cho họ và giữ quyền sử dụng một số căn cứ tại Crimea (lúc này thuộc lãnh thổ Ukraine), theo một thỏa ước thuê bao 10 năm (đến 2017)
  • HQ Ukraine mới thành hình được chia khoảng chục chiến hạm nhỏ, lỗi thời và hết hạn sử dụng ! tuy nhiên được giữ một số cơ sở căn bản ven biển..
  • Giai đoạn 1998-2014 :

Giai đoạn khó khăn nhất của HQ Ukraine, thiếu ngân sách và không bảo trì đúng mức, các chiến đỉnh do Nga để lại lần lượt bị phế thải.

Đến 2009, chỉ một chiến hạm tuần duyên :  Hetman Sahaidachny do Nga chế tạo như một tàu tuần tra ven biển là có khả năng hải hành và hoạt động  trong các hải vụ kéo dài..

Tháng 12/2008 , Ukraine thương thuyết mua các chiến hạm của Mỹ và 12/2009 đặt kế hoạch tự đóng 4 chiếc tuần duyên nhỏ loại corvette,  dự trù hoàn tất và hạ thủy trước 2021..

  • Vụ Crimea 2014

Vụ Nga chiếm Crimea, sát nhập vào Nga gây một ‘thảm họa’ cho HQ Ukraine còn đang trong giai đoạn tổ chức lại. HQ Ukraine chỉ có một lực lượng rất nhỏ và yếu kém. Đa số các căn cứ đều bên trong Bán đảo Crimea : 12 ngàn quân trong  tổng số 15.5 ngàn binh sĩ Hải quân UKraine đồn trú tại các căn cứ này.. Ngày 24 tháng 4, 2014 Nga bất ngờ ‘tịch thu 12 chiến đỉnh của Ukraine, đang đậu tại Sevastopol. HQ Ukraine mất hết các chiến đỉnh phóng phi đạn, 54 tàu nhỏ trợ chiến..(tuy một số được Nga trả lại sau này). Các đơn vị bộ binh thuộc HQ bị tước khí giới, một số phi cơ không kịp di tản cũng bị quân Nga tịch thu.

  Khi Nga sáp nhập Crimea, một số sĩ quan  cao cấp HQ Ukraine đã đào ngũ sang phía Nga gồm cà các Tư lệnh, Tham mưu trưởng HQ Ukraine và trên 40 sĩ quan khác..

  • Hải quân Ukraine hiện nay :

  Lực lượng HQ Ukraine hiện tập trung tại Odessa, và một lần nữa lại phải tái trang bị bằng các chiến đỉnh mua của Mỹ và tự đóng mới tại các xưởng đóng tàu Quốc gia Ukraine..

  Ngoài chiếc tuần duyên hạm , loại nhỏ Hetman Sahaidachny, thoát vụ Crimea nhờ đang tuần tiễu cùng Hải quân NATO trong chiến dịch chống hải tặc Somalia

  Các chiến hạm khả dụng của HQ Ukraine hiện nay (trước khi Nga xâm lăng) :

  • 9 tàu tuần duyên (patrol boats) thuộc ba loại

– 4 chiếc loại Island  do Hoa Kỳ chuyển giao : P191 Starobilsk ( ex USCGC Cushing (2018) ; P192 Sumy (USCGC Ocracoke (2021) và P193 Fastiv (UCGC Washington(2021) ; P190 Slavyansk (ex. Drummond. 2018)

Các chiến đỉnh này được chuyển giao trong Chương trình Excess Defence Articles (EDA) của Mỹ

(P-191 Starobilsk, trọng tải 164 tấn; dài 34m ngang 6.4m; vận tốc 30 knots, tầm hoạt động 9900 hải lý, thủy thủ đoàn  : 2 SQ + 16 đoàn viên. Vũ khí : 1 đại liên 25mm Mk38 và 2 đại liên 50)

  (có tài liệu ghi chiếc P190 là ex Cushing còn P191 là ex Drummond ? và HK chuyển cho Ukraine 5 chiếc patrol boats loại Island)       

  • 5 chiếc ‘pháo hạm=gunboat tuần tiễu loại Gurza-M, do Ukraine tự đóng trong những năm 2018-20. mang các số hiệu từ P174 đến P180 .Chiến đỉnh dài 23m, ngang 4.8m; trọng tải 54 tấn ; vận tốc 25 knots; 5 nhân viên võ trang 2 đại bác BM-5M
  •  
  •  1 gunboat loại Zhuk, tự đóng mang số hiệu P170, chiến đỉnh nhỏ trọng tải 40 tấn; sản xuất khá nhiều tại Nga và Ukraine trong những năm 1969-1991, Khoảng 300 chiếc được đóng và 110 chiếc bán cho 23 nước (kể cà VN), trang bị một radar đơn giản và súng máy các loại
  • (?) Chiến đỉnh phóng phi đạn loại Matka ; theo danh sách thì HQ Ukraine được trang bị loại này, nhưng không có tài liệu về số lượng

   HQ Ukraine còn một chiến hạm đổ bộ võ trang có khả năng yểm trợ bằng đại bác cơ hữu. đáng kể nhất là loại Polnocny, do Ba Lan thiết kế có khả năng chuyên chở và đỗ bộ 12 xe thiết giáp BMP-2, hay 4 tăng, 250 bộ binh trang bị  đầy đủ vụ khí cá nhân và cộng đồng sẵn sàng chiến đấu.

   Có tài liệu ghi HQ Ukraine có một số chiến đĩnh loại Grisha II corvette cũ của Nga (1970-90), loại tàu tuần duyên trang bị vũ khí chống tàu ngầm và 1 ống phóng phi đạn SA-N-4 Gecko chống phi cơ..

 (Corvette, danh tử HQ, để gọi các chiến hạm ‘nhỏ’ nhất để cho là ‘hạm”, trọng tải khoảng 300 tấn, lớn hơn sẻ là fregate.. )

  • Hải quân Ukraine trong cuộc chiến chống Nga :

   Ngày 24 tháng 2 năm 2022, Nga khởi diễn cuộc tấn công xâm lăng, pháo kích vào một loạt các thành phố của Ukraine; Hạm đội Hắc hải của Nga (BSF) đã yểm trợ bằng phóng các phi đạn tầm xa Kalibr, đặt trên các chiến hạm  Buyan-M class corvettes,  Admiral Grigorovich class frigate và các tàu ngầm loại kilo..

   Lực lượng HQ nhỏ bé của Ukraine cũng bị tấn công :

  Nga tập trung lực lượng thủy bộ tấn công vào khu vực ven Biển Azov, độ bộ vào vị trí cách thành phố Cảng Mariupol khoảng 30 miles về hướng Tây Nam và tiến quân về bao vây thành phố này :

  • Vụ đảo Snake :

   Snake là một hòn đảo nhỏ của Ukraine gần biên giới Roumanie,  Ukraine gọi  là đảo  Zmiinyi, cách Odessa 50 miles về phía Nam. Nga dùng Tuần dương hạm ‘slava-class’ RFS Moksva và tàu tuần duyên Vasilyi Bykov tấn công lực lượng trú phòng chỉ có 13 binh sĩ. Lực lượng nhỏ bé không chịu đầu hàng và chửi lại quân xâm lược trước khi mất hoàn toàn liên lạc. Vị trí của đảo Snake được xem là điểm chiến lược cho HQ Nga, giàn các hỏa tiễn yểm trợ trong dự định tấn công Odessa ?

       Câu chửi trứ danh : Russian warship, go f***yourself!..và không đầu hàng !

  • Chiến trường Mariupol

   Quân Nga tiến đánh và bao vây Mariupol từ 26 tháng 2 , nhưng đến nay (18/3)vẫn chưa chiếm được thành phố hải cảng này. Thành phố bị Nga oanh kích rất dã man, nhiều hình ảnh tàn phá chết chóc được đưa lên các đài truyền thông thế giới ..Mariupol và Kiev đang là biểu tượng cho cuộc chiến chống ngoại xâm của Ukraine.

  Mariupol, khoảng 500 ngàn dân,  nằm trong Khu vực Donetsk Oblast . Tham dự vào việc phòng thủ này có 36th Naval Infantry của HQ Ukraine (cùng các đôn vị BB Ukraine khác kể cả Tiểu đoàn dân quân thiện chiến Azov của LL Phòng vệ Ukraine )

  Lữ đoàn 36 TQLC Ukraine có 3 Tiểu đoàn BB, trong đó TĐ 503 trú đóng tại Mariupol ; Lữ đoàn có 1 TĐ tank T-64, và 1 TĐ Pháo binh cơ hữu) cùng các đơn vị  chiến đấu trực thuộc)

   Tướng (Maj.Gen) Oleg Mityev, Tư lệnh Sư đoàn BB cơ động 150 của Nga đã tử trận ngày 15/3 (?) khi tấn công vào Mariupol

  • Phòng thủ Odessa :

   Odessa là thành phố cảng quan trọng nhất của Ukraine và cũng là nơi đặt Bộ Chỉ huy của HQ Ukraine. Các đơn vị đánh bộ  của HQ Ukraine đã sẵn sàng.. chờ quân Nga .     Trách vụ phòng thủ được giao cho Chiến đoàn Cơ giới 28th trang bị các BMPs, tank T-62 ;howitzers 2S1, 2S3, trọng pháo tầm xa giàn phóng rocket BM-21, drones và radar Mỹ, tuy nhiên cho đến nay Odessa vẫn chưa bị tấn công ?

                                  … chờ quân Nga tại Odessa..

  • Các sự kiện và tổn thất từ khi Nga xâm lăng :
  • Ngày 3 tháng 3, chiến hạm Hetman Sahaidachny đã tự đánh chìm tại hải cảng Mykolaiv, khi đang đại tu. không để lọt vào tay quân Nga..
  • Cũng 3 tháng 3 : chiến đỉnh P-190  Slaviank (patrol boat) bị KQ Nga dùng phi đạn đánh chìm trong một hải vụ tuần tiễu ngoài khơi Odessa, toàn bộ thủy thủ đoàn hy sinh.

                                       P-190 của HQ Ukraine

  • Ngày 7 tháng 3 : các đôn vị HQ Ukraine phòng thủ Odessa đã bắn chìm chiếc patrol boat Vasily Byko của Nga bằng một loạt rocket; chiếu tàu Nga bốc cháy và sau đó chìm hoàn toàn.. chiếc này đã tham dự vụ tấn công đảo Snake trước đây.
  • Ngày 14 tháng 3 (theo thông báo của Nga)  Khi tấn công bất ngờ và chiếm đóng Thành phố cảng Berdyansk (ngày 27-2) Nga đã tịch thu được của HQ Ukrai một số chiến đình gồm 2 chiếc loại Gyurza-M, 1 chiếc loại Matka, 1 chiếc loại Zhuk và 1 chiếc tàu đổ bộ..sau đó còn tịch thu và dẫn độ về Nga hai thương thuyền khác của Ukraine ; các chiếc Afina và Princess Nicole..

                                                                    Trần Lý 18 tháng 3, 2022

                                                            (viết tặng các thân hữu HQVNCH)

Cảm ơn Mr. TL chuyển.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn