TRẬN ĐIỆN BIÊN PHỦ, TIỂU ĐOÀN 5 DÙ VIỆT NAM - BÙI ANH TRINH

Thứ Tư, 07 Tháng Ba 20181:00 SA(Xem: 8092)
TRẬN ĐIỆN BIÊN PHỦ, TIỂU ĐOÀN 5 DÙ VIỆT NAM - BÙI ANH TRINH

1159

Tiểu đoàn 5 Dù Việt Nam:

Hồi ký của các vị sĩ quan chỉ huy Cứ điểm Điện Biên Phủ đều nhắc lại cảm nghĩ thất vọng của các ông khi nghe Hà Nội báo tin Tiểu đoàn Dù đầu tiên tăng viện cho Điện Biên Phủ là một Tiểu đoàn Việt Nam, có người đã kêu “trời” và người ta hỏi thăm nhau về người chỉ huy của Tiểu đoàn đó.

Nhưng trải qua suốt cuộc chiến Điện Biên Phủ thì các sĩ quan Pháp bắt buộc phải thay đổi quan niệm.  Thành tích chiến đấu của Đại đội 1/ Tiểu đoàn 5 Dù Việt Nam tử thủ Huguette 7 trong đợt tổng tấn công;  rồi tử thủ Huguette 6 và Huguet 4 trong ngày cuối cùng.  Rồi thành tích của Đại đội 3 do Phạm Văn Phú chỉ huy đã chứng minh rằng binh sĩ Việt Nam chiến đấu hay nhất và cảm động nhất so với các sắc quân hiện diện tại trận địa.  Sau trận tái chiến Eliance 1 Trung Úy Phạm Văn Phú đã được đặc cách vinh thăng đại úy mặc dầu ông mới lên trung úy có vài tháng.

Ngoài 2 đại đội của Trung úy Phú và Đại úy Bizard.  Hai đại đội còn lại của Tiểu đoàn 5 Dù Việt Nam đã bị tước khí giới và đưa đi làm lao công chiến trường từ ngày 2-4 vì tất cả các sĩ quan Việt chỉ huy 2 đại đội này từ chối chiến đấu.  Đại úy Tiểu đoàn trưởng Botella cố thuyết phục nhưng không được, bèn trình lại cho Trung tá Langlais và Đại tá De Castries.  Sau khi điều đình với các sĩ quan không thành công, Bộ chỉ huy quyết định thu hồi vũ khí của cả 2 đại đội và binh sĩ 2 đại đội này chấp nhận nhiệm vụ lao công chiến trường.

Các sĩ quan Pháp không tìm thấy một điều gì khác nhau trong 4 đại đội, tất cả đều có một mẫu số chung là người Việt Nam. Vậy thì chuyện gì đã xảy ra cho 2 đại đội từ chối chiến đấu?  Cho tới nay câu hỏi này chưa được giải đáp.

Tuy nhiên một giả thuyết đã được đặt ra là các vị sĩ quan chỉ huy 2 đại đội này đã bất mãn cách đối xử của Langlais và Botella.  Ngay ngày đầu tiên khi Tiểu đoàn 5/ Dù VN nhảy xuống Điện Biên Phủ lúc 4 giờ 30 chiều giữa lằn đạn của Việt Minh rồi phải đào hố chiến đấu ngay giữa các vòng rào đầy bùng nhùng dây kẽm gai.

Đến 7 giờ 30 thì bị tràn ngập bởi pháo của CSVN khiến 2 khẩu súng cối 81 của Tiểu đoàn bị hư hại. Vậy mà mờ sáng hôm sau Langlais lại chỉ thị cho tiểu đoàn đang vướng rải rác giữa đám bùng nhùng ở bên kia sông Nậm Rốn phải tập trung lại để kéo nhau trong đêm chạy cho hết bề ngang của căn cứ Điện Biên Phủ rồi chạy thêm một nửa chiều dọc của căn cứ để tiếp ứng cho tiền đồn Gabrielle trong khi tại Trung tâm Điện Biên Phủ đang có 2 tiểu đoàn Dù thiện chiến của Pháp là Tiểu đoàn 1 và Tiểu đoàn 8 lại nằm chơi không.

Rồi tới khi đoàn quân bị chặn lại tại Bến lội vì bị phục kích thì Langlais đã hết lời nguyền rủa các cấp chỉ huy của TĐ 5/Dù VN. Và sau đó thì Langlais trừng phạt bằng cách cách chức đại đội trưởng của Trung úy Ty và đưa một số quân nhân ra lao công chiến trường.  Sau đó lại xé lẻ tiểu đoàn để đi tăng cường cho các đơn vị khác.

Nhưng cho đến khi Tiểu đoàn 2 và Tiểu đoàn 3 Thái bỏ trốn, và sau trận đánh Huguette 7 cũng như Eliance 1 thì cả Bộ chỉ huy Cứ điểm phải đánh giá lại khả năng và tinh thần chiến đấu của các đơn vị quân đội Việt Nam.  Nhưng đến khi họ biết tôn trọng các quân nhân Việt Nam thì đã quá muộn bởi vì họ đã đối xử tàn tệ với đơn vị Việt Nam duy nhất tại Căn cứ , họ đã sử dụng tiểu đoàn như một đứa con ghẻ.  Dĩ nhiên các sĩ quan Việt Nam không thể chịu đựng nổi sự bất công này. Và hành động chấp nhận lao công chiến trường là một hình thức phản kháng cuối cùng.

Langlais là Liên đoàn trưởng của Liên đoàn 2 Nhảy dù Pháp, ông tin tưởng vào các Tiểu đoàn Dù của ông vì cho rằng đó là những quân nhân Lê Dương rất liều lĩnh và cam đảm.  Trong khi đó ông luôn luôn có thành kiến không tốt về các quân nhân Việt Nam.

Nhưng ông không có hân hạnh nhìn vào danh sách các tiểu đoàn này để thấy rằng Tiểu đoàn 6 Dù Thuộc địa của Bigeard có 613 người nhưng có 332 người là Việt Nam.  Tiểu đoàn 2/1 Dù của Bréchignac có 827 người nhưng có 420 người Việt Nam.  Tiểu đoàn 1 Dù Thuộc địa của Jean Souquet có 911 người nhưng có 413 người Việt.  Tiểu đoàn 1 Dù Lê Dương có 653 người nhưng có 336 người Việt. ( Tài liệu của  Bernard Fall ).

Đa số những người tình nguyện vào binh chủng Dù của Pháp là con em của những nạn nhân bị đấu tố trong chiến dịch thu thuế kiểu Cọng sản năm 1950 và chiến dịch Cải cách ruộng đất của Hồ Chí Minh năm 1953.  Họ muốn trả thù cho thân nhân của họ, tinh thần chiến đấu của họ thì khỏi chê.

Dầu sao qua những cuộc thử thách đẫm máu tại Điện Biên Phủ cũng đã khiến Langlais phải có một cái nhìn khác về tinh thần chiến đấu của các quân nhân Việt Nam.  Lúc hai đại đội của Tiểu đoàn 5 Dù từ chối chiến đấu là lúc ông ta đã hiểu ra những sơ sót bất công của ông ta.  Ông cố gắng thuyết phục các sĩ quan của hai đại đội tiếp tục chiến đấu nhưng lúc đó ly nước đã tràn.

Đại úy Phạm Văn Phú

Phạm Văn Phú nhập học khóa 8 Võ bị Quốc gia Việt Nam ngày 1-7-1952, lúc đó ông 29 tuổi và đang là Chuẩn úy của quân đội Quốc gia xuất thân từ binh chủng nhảy dù Pháp.  Tính tình ít nói và nói không hay, vẻ hiền lành chất phác chứ không có vẻ gì là một tay yên hùng, một hạ sĩ quan cao cấp của binh chủng nhảy dù.

Nếu nói theo quan điểm của CSVN thì Phạm Văn Phú thuộc thành phần có “xuất thân tốt”, không phải trí thức mà cũng không phải tư sản.  Cùng theo học với Phạm Văn Phú lại có một người đã mang cấp bậc Thiếu úy là ông Nguyễn Bá Thìn tự Long.  Ông này trước kia là một tiểu đoàn trưởng của Việt Minh, không hiểu ông ta gia nhập quân đội Quốc gia hồi nào và lên Thiếu úy ngày nào nhưng cuối khóa học ông tốt nghiệp thủ khoa khóa 8 Võ bị Quốc gia.

Ngày 28-6-1953 có 163 ông thiếu úy ra trường, trong đó có Thiếu úy Thìn và Thiếu úy Phú.  Tới ngày 20-11-1953 Thiếu úy Phú cùng với Tiểu đoàn 5 Dù VN nhảy xuống Điện Biên Phủ lần thứ nhất để chiếm đóng và thiết lập căn cứ.  Sau đó 1 tháng, tháng 12 năm 1953 ông được thăng cấp Trung úy trong trận giải cứu Tiểu đoàn 8 Dù của Pháp bị tấn công tại Mường Pồn khi tiểu đoàn này đang cố gắng cứu các đơn vị Biệt kích rút khỏi Lai Châu.

Đầu năm 1954 Tiểu đoàn 5 Dù VN cùng với Tiểu đoàn 6 Dù Thuộc địa rời Điện Biên Phủ để ứng chiến cho mặt trận Luangbrabang đang bị Đại đoàn 308 của CSVN uy hiếp.  Đến tháng 3 năm 1954 Trung úy Phạm Văn Phú trở lại Điện Biên Phủ với chức vụ Đại dội trưởng Đại đội 3/ TĐ 5/ Dù Việt Nam.

Và một tháng sau, tháng 4-54 ông mang lon đại úy.  Cuộc đời binh nghiệp của ông sau này có nhiều thăng trầm nhưng các sĩ quan Pháp vẫn nhắc tới ông mỗi khi nói về Điện Biên Phủ hoặc nhắc tới Điện Biên Phủ mỗi khi nói về ông.

Đặc biệt sau này Tướng Phú cũng luôn luôn lên lon đặc cách tại mặt trận, từ Đại úy lên đến Thiếu tướng.  Lần thăng cấp sau cùng là chiến công trong trận Hạ Lào.  Ông đã đưa Sư đoàn 1 Bộ binh tấn công chiếm Tchepone rồi trở về mà chỉ bị tổn thất 1 tiểu đoàn.

Đáng tiếc là sau năm 1975 ông bị những kẻ tiểu nhân dèm pha sau khi ông đã chọn cái chết để đền nợ nước.  Một trong những nguyên nhân để dèm pha là do ông đã bị bắt làm tù binh tại Điện Biên Phủ (sic).  Hãy nghe Đại tá Lê Khắc Lý nói xấu về ông :

“Tướng Phú thường hay ở Nha Trang. Nhiều người bảo ông ấy sợ. Tôi nghĩ có lẽ đúng. Ông đã từng bị bắt làm tù binh trong trận Điện Biên Phủ năm 1954, cho nên cứ nghĩ đến việt cộng là ông ấy đủ sợ rồi. Tôi không có lòng tin nơi Tướng Phú mỗi khi chúng tôi đụng trận.

Ông quyết định không rời Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II về Nha Trang nữa, nhưng cá nhân ông đã chuyển một số lớn của cải và gia đình đi Nha Trang và hầu hết các Nhân Viên cũng đi theo với ông. Tôi là người phải điều động mọi việc ở Pleiku. Đây là sự thật, tôi không hề có ý khoe khoang. ( Larry Engelmann, Tears befor The Rain, bản dịch của Nguyễn Bá Trạc ).

Gia đình Tướng Phú sống tại biệt thự Sóng Nhạc tại Nha Trang ( Tư dinh dành cho Tư lệnh Quân khu 2 ) cho nên chuyện ông ta chuyển gia đình và của cải từ Pleiku về Nha Trang là chuyện không có. Vả lại “một số lớn của cải” nghĩa là sao ? Đây là Lý tiết lộ cho tác giả người Mỹ, người Mỹ dễ bị hiểu lầm rằng hai chữ “của cải” là do tham nhũng (sic).

Dĩ nhiên là Lý không có thù oán gì với ông tướng nhưng thực ra Lý nói xấu ông tướng để che giấu tội lỗi của ông ta.  Lý buộc tội Tướng Phú hèn nhát cốt để chứng minh rằng ông ta là người duy nhất “điều động mọi việc ở Pleiku”. Trong khi sự thực thì Lý đã trốn khỏi Pleiku ngày 16-3 sau khi Tướng Phú rời Pleiku ngày 15-3 để chỉ huy mặt trận Quốc lộ 21. Toàn bộ Quân đoàn II bị loạn do sự bỏ trốn của Lê Khắc Lý.

Lý phê phán rằng Tướng Phú sợ bị Việt Cộng bắt và không tin tưởng Tướng Phú mỗi khi ông tướng đụng trận (?!).  Trong khi bản thân Lý tuy mang danh là Đại tá Tham mưu trưởng Quân đoàn nhưng cả đời chưa bao giờ ra trận.  Giờ đây ông ta cho rằng Tướng Phú đã trốn khỏi  Pleiku từ ngày 15-3, bỏ mặc Bộ tham mưu Quân đoàn cho một mình ông ta điều động (sic). Trong khi sự thực ông xếp của Lý là Tướng Trần Văn Cẩm vẫn điều động chỉ huy đoàn di tản từ đầu đến cuối, cho dù Lý đã bỏ trốn ngay trong ngày đầu tiên.

Còn Tướng Phú là một tư lệnh Quân đoàn, dưới tay của ông có tới 2 sư đoàn Không quân thì không lẽ ông không có một chiếc máy bay nào để chạy thoát khỏi Pleiku hay sao ? Việc gì ông phải sợ bị bắt;  việc gì ông phải trốn ở Nha Trang ?  Rõ ràng là Lê KhắcLý dùng vong linh của Tướng Phú để che giấu tội phản quốc của ông ta.

Giờ đây để bôi tro trát trấu lên vong linh Tướng Phú, Lý cho rằng tướng Phú sợ bị bắt;  trong khi Tướng Phú đã nổi danh anh hùng chỉ 6 tháng sau khi ra trường khi ông chỉ huy giải cứu Tiểu đoàn 8 Nhảy dù Pháp tại Mường Bồn, được thăng cấp Trung úy.  Bốn tháng sau đó ông lại được vinh dự thăng cấp Đại úy trong trận tử chiến tại Điện Biên Phủ.  Và ông trở thành ông tướng duy nhất của quân đội VNCH được thăng cấp tại mặt trận cho mỗi cấp, từ thiếu úy lên thiếu tướng.

Qua lời chứng của một Đại tá Tham mưu trưởng Quân đoàn, vị tướng anh hùng nhất của quân đội VNCH đã bị biến thành một kẻ hèn nhát sợ bị bắt (?!)… Nhưng Lý nói mà quên nhìn trước nhìn sau, ( Trời sinh kẻ gian thường không được mấy khôn ngoan ), hành động tự sát của Tướng Phú thừa sức chứng minh ông ta có phải là người hèn nhát hay không.  Một khi Tướng Phú đã được chứng minh là một anh hùng thì những lời chứng gian của Lê Khắc Lý đã tự tố cáo hành vi phản bội tổ quốc, lừa thầy phản bạn của ông ta.

BÙI ANH TRINH

https://vietcongonline.com/2016/07/25/tran-dien-bien-phu-tieu-doan-5-du-viet-nam/

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn