Căn cứ Bù Đốp và Tiểu Đoàn 97 Biệt Động Quân Biên phòng – Trần Lý

Thứ Sáu, 23 Tháng Bảy 20215:39 CH(Xem: 4155)
Căn cứ Bù Đốp và Tiểu Đoàn 97 Biệt Động Quân Biên phòng – Trần Lý

Trần Lý

● Vài địa danh cần chú ý :

* Bù đốp :
– Trại LLĐB : vị trí tại 35 km Đông-Bắc Lộc Ninh; 28 km Tây-Bắc Sông Bé và cách biên giới Miên-Việt 5 km.
– Phi trường : phi đạo trải đá dài 2900 feet, Tây-Nam quận Bù Đốp. Các C-123 và C-130 có thể đáp được.
– Bãi đáp trực thăng : cách Trại LLĐB 7 km về phía Nam, cách biên giới Miên 10 km.
– Quận lỵ (Bố Đức): cách biên giới 7 km về phía Đông và 7 km về phía Nam; cách An lộc 32 km về phía Bắc; cách Snoul 42 km về hướng
Đông..

* Bù gia Mập :
– Trại biên phòng CIDG cách Saigon khoảng 145 km phía Bắc/ Đông-bắc, cách biên giới Miên 2 km, cách Sông Bé 35 km phía Đông-Bắc. Tiếp tế hầu như bằng không vận.
– Phi trường nhỏ , phi đạo đất nện . Bãi đáp trực thăng bên cạnh trại.

War Stories of an Armed Savage - Part 3: BU DOP

● Vài giòng lịch sử về Căn cứ Bù đốp :

Toán SF A/521 của LLĐB Mỹ (5th SFG) đến Bù Đp61p ngày 4 tháng 10, 1964 và đổi số hiệu thành A-311, trực thuộc Toán B ở Phước Vĩnh.; đến 1 tháng 5, 1965, một toán B đến Sông Bé và toán tại Bù Đốp đổi thành A-341 (trong khi đó toán tại Bù Gia Mập thành A-342; BG Mập lúc này là một trạm tiền phương của Bù Đốp, đóng tại một đồn cũ của Pháp ở Buôn Bach). Khi 342 chuyển đi lập Trại Đồng Xoài thỉ toán Bù Đốp chịu trách nhiệm luôn Bù Gia Mập. Ngày 20 tháng 7, 1965 CQ tần công và tràn ngập Bù Đốp; Bù Gia Mập đóng cửa và rút hết về củng cố Bố Đức. Căn cứ mở rộng thêm trong các năm 1967-70, có nhiều đơn vị đến trú đóng.. Căn cứ được chuyển cho TĐ 97 BĐQ Biên Phòng ngày 31 tháng 12 năm 1970.

Các trận đánh tại Bố Đức :
Tỉnh Phước Long được chú ý về Trận Đồng Xoài (1965) nhưng thật ra, Bù Đốp là nơi xẩy ra nhiều trận đánh khốc liệt hơn..
Toán A-341 SF chia thành 2 toán nhỏ hơn A và B :
– A-341 A do Đại úy Nugent chỉ huy có 6 quân nhân SF và 8 quân nhân LLĐB VN cùng 289 CIDG Việt và dân thiểu số Stieng trú đóng tại Trại Bù Đốp.
– A-341 B do Tr úy Olivaz chỉ huy có 7 SF, 2 đại đội CIDG cùng một toán xung kích Nùng 130 quân, đóng tại căn cứ tiền phương Bù Gia Mập cách Bù Đốp 20 km về phía Đông..
CQ mờ cuộc tấn công vào Trại Bù Đốp lúc 1 giờ sáng ngày 20 tháng 7, 1965, vẫn theo chiến thuât tiền pháo hâu xung, pháo hàng trăm quả đạn súng cối và súng không ̣giât vào căn cứ, gây bị thương cho ̣ Toán trưởng SF, hủy nhà máy phát điên,và đài phát ̣tuyến. CQ dùng thang và nêm lá cây leo qua rào kẽm gai, quân cảm tử CS tiến đánh lô ̣cốt góc Tây-Bắc, dùng súng phun lửa giết quân trú phòng rồi tiến tiếp về vòng rào phía Bắc, CQ đánh tâp hâ ̣ u toán 30 CIDG đang phòng vê ̣ hướng về phía Bắc của ̣ Trại. Lực lượng SF tại đây kháng cự bằng súng máy, M-16 và claymore : 2 tử trân và 1 bị thương ̣tại chỗ. CQ sau đó xâm nhâp khu vực trung tâm đén gần chiến hào nơi đây chúng bị 2 SF đẩy lui.. Trong màn đêm, chỉ soi sáng bằng ánh lửa đạn, CQ tiến đánh khu nhà ăn và gần như toàn bô các vị trí cố thủ còn lại của quân trú phòng.. Đại úy ̣ Trưởng Trại LLĐB VN đã anh dũng điều khiển CIDG phản công, trám các vị trí bị CQ lấn chiếm, và đẩy CQ lui dần khỏi vòng rào Trại..
2 giờ 30 sáng, phi cơ đến can thiêp và thả hỏa châu soi sáng chiến trường và phi cơ bắt đầu oanh kích các điểm tâp trung của CQ.. 2 SF đã hố súng cối lui được về nơi cố thủ của LLĐB VN.. Đợt tấn công sau cùng của CQ phát xuất từ phía phi trường, vào lúc 8 giờ sáng cũng bị đẩy lui. Cờ VNCH được kéo lên nơi cổng phía Đông của Căn cứ.
Lực lượng tăng viên được chuyển ngay bằng trực thăng từ Bù Gia Mâ ̣ p đến Bù Đốp..Trại Bù Gia Mâp đang sửa soạn đóng cửa nên trại bị phá hủy ngay sau khi quân trú phòng tại đây di chuyển về Bù Dốp. Các quân cụ năng và doanh trại đều bị KQ thả bom phá hủy.

Bản báo cáo tổn thất ghi lại : Tử trân : 2 SF ̣ , 2 LLĐB VN, 66 CIDG ; Bị thương : 4 SF, 9 LLĐB, 26 CIDG ; Mất tích : 90 CIDG . CQ bỏ lại 161 xác.
Trong suốt thời gian 2-8 tháng 12, 1967, CQ pháo kích vào Trại Bù Đốp hàng trăm quả đạn súng cối và hỏa tiễn gây nhiều hư hại cho doang trại và gây 11 SF bị thương Trại Bù Đốp tiếp tục được sử dụng như môt căn cứ tiền tiêu của SF và từ trại đã phát suất nhiều hoạt đông thám sát dọc biên giới Viêt-Miên, như Project Gamma (2-1968) ̣

VIETNAM 19 December 1946 1 August 1954 1


● Các trận đánh giữa Liên quân Việt-Mỹ và CQ tại Bố Đức (trong Mùa khô 1967-68)
Quân đội Mỹ chính thức tham chiến tại VN vào năm 1965..Đến 1966, Tướng Mỹ Westmoreland đã tạm đủ nhân lực để tạo một tuyến phòng thủ SaiGon từ xa và từ 1967 quân Việt-Mỹ đã có thể khởi động thế công tiến đánh các chiến khu của CQ. Khu vực Chiến Khu Đ, phía Bắc Sông Đồng Nai được giao cho SĐ 1 BB Mỹ cùng SĐ5 BB VNCH cùng sự phụ giúp của các đơn vị LLĐB SF, VN và CIDG trú đóng tại các trại biên phòng..
Khu vực hành quân trực thuộc Quân Đoàn 3 VNCH (Tư lệnh lúc này là Tướng Lê Nguyên Khang), Tướng Weygand là Cố vấn trưởng , đồng thời là Chỉ huy trưởng Lực lượng 2 Dã chiến Mỹ..Chiến dịch mùa khô 67-68 có 2 trận đụng độ chính :
– Trận Lộc Ninh (29 tháng 10, 1967) và Cuộc hành quân Shenandoah II
– Trận tấn công Sông Bé (6 tháng 11) và Bố Đức (29 tháng 11)
(Bài này xin chỉ giới hạn trong các hoạt động quân sự tại Bố Đức và Trại Bù Đốp)

Sáng sớm ngày 6 tháng 11, CQ thuộc Tr đ 275 CSBV đã phục kích một đại đội của SĐ 5 VNCH đang trú đóng tại một tiền đồn ở phía Nam Sông Bé. CQ tiếp tục bám chiến trường khi VNCH gửi quân tiếp viện đến khu vực, và tiếp cận quân VNCH để tránh sự can thiệp của KQ Việt-Mỹ. Quân VNCH đẩy lui được CQ và hạ được 265 CQ đổi lại là 54 hy sinh, 55 bị thương và 15 mất tích..Tướng Weygand dự đoán CQ đang mưu tính một cuộc tấn công mới vì Tr đ 275 thường không hoạt động quá xa về hướng Bắc (?) Trong khi 2 Lữ đoàn 1 và 3 của SĐ 1 HK đang tập trung hoạt động tại Bình Long, Weygand đã gửi 2 TĐ của SĐ 25 BB HK tảo thanh vùng Sông Bé nhưng không đụng với CQ, nhưng ngay sau khi hai TĐ này rút về các trinh sát CIDG đã phát giác được dấu vết của Tr đ 271 CSBV di chuyển vào vùng, đồng thời ghi nhận hoạt động của CQ quanh Trại Bù Gia Mập (CIDG đã rút bỏ trại này).
Ngày 25 tháng 11, một số đơn vị của Tr đ 275 CSBV đã tấn công một tiền đồn khác của VNCH cũng tại Nam Sông Bé.. CQ bị đẩy lui sau 4 giờ giao chiến, bỏ lại hơn 100 xác.
Tất cả các hoạt động trên quanh Sông Bé đều chỉ là tấn công nghi binh của Tướng VC Hoàng Cầm và kế hoạch chính của H. Cầm là tấn công Quận Bố Đức và Trại LLĐB Bù Đốp (dự trù lập lại vụ Đồng Xoài 1965). Chiến thuật như cũ là Tr đ 272 tấn chiếm Quận đường Bố Đức, các Tr đ 271 và 273 sẽ tấn công Trại Bù Đốc và chặn đánh quân tiếp viện VNCH nhưng sai lầm quan trọng nhất trong kế hoạch của CQ là sự can thiệp của quân đội HK và quân đội VNCH đã được trang bị các võ khí tối tân hơn như M16, M79..và M60 !
Sự sửa soạn của CQ đã bị phát giác khi CIDG Thượng báo động quân CQ kéo vào khu vực..Bộ Chỉ huy Việt-Mỹ theo dõi thật sát và ..chờ sẵn !
Tướng VC Hoàng Cầm đã khởi động cuộc tấn công vào nửa đêm 29 tháng 11, tung 2 tiểu đoàn 2 và 3 của Tr đ 272 , tấn kích Chi khu Bố Đức , nơi đây quân trú phòng VNCH gồm một đại đội trinh sát của SĐ 5 BB, một đại đội ĐPQ và 2 trung đội Nghĩa quân. CQ pháo kích mạnh vào Trại LLĐB Bù Đốp để ngăn chặn các lực lượng CIDG kéo sang tiếp viện. CQ tấn công vào Chi khu từ nhiều hướng với quân số áp đảo.. phá vỡ phòng tuyến phía Nam và đẩy quân trú phòng rút dần về phần nửa phía Bắc còn giữ được.
KQ được gửi đến oanh kích yểm trợ, thả bom nổ 750 lb và napalm chỉ cách phòng tuyến quân VNCH 75 m ! Bom gây rung chuyển chiến hào nhưng diệt rất nhiều CQ, chặn đứng các đợt biển người..Bom vừa ngưng quân trú phòng liền phản công đẩy quân CQ rút chạy vào rừng, bỏ lại 96 xác, đổi lại VNCH có 15 tử trận và 57 bị thương. Trưa hôm sau (29), quân tăng viện Việt-Mỹ được trực thăng vận đến ngay chiến trường Hai tiểu đoàn BB của SĐ 5 BB VNCH được giao nhiệm vụ phòng thủ Chi khu và Quận đường.. TĐ 1/28 BB HK và TĐ2/33 PB HK trang bị đại bác 105 đã được đưa từ Quản Lợi đến Bù Đốp và lập một căn cứ hỏa lực tại đầu Tây-Bắc của phi trường..CQ pháo
kích lập tức từ lúc 10 giờ đêm bằng súng cối và hỏa tiễn 122..một quả rơi trúng một bun-ke gây 4 quân HK thiệt mạng.. Sau đợt pháo, CQ thuộc TĐ3/271VC cùng các đơn vị của Tr đ 80A đã từ rừng cao su phía Đông phi đạo tấn công quân Mỹ , phòng tuyến chỉ cách 200 m.. PB Mỹ phải hạ nòng súng, bắn trực xạ vào CQ đang cố xung phong. Nhưng trực thăng võ trang Mỹ đã kịp can thiệp, oanh kích yểm trợ phá hủy nhiều vị trí súng cối CQ đặt tại sân banh cạnh Trại. Phi cơ F-100 cũng thả bom và oanh kích. Cuộc tấn công bị đẩy lui, CQ rút chạy vào rừng ..Đến 3 giờ sáng, tiếng súng ngưng hẳn : CQ bỏ lại 31 xác, phía Mỹ 7 tử trận và 11 bị thương. Tủ binh cho biết : CQ còn lại của Tr đ
271 và toàn Tr đ 272 đã chờ sẵn để khai thác chiến trường ngay sau khi họ tràn ngập vị trí quân Mỹ , CQ dự tính quân Mỹ chưa kịp tổ chức phòng ngự !
Dự đoán tuy CQ rút chạy nhưng chưa chịu bỏ ý định tấn công và chiếm đóng Bố Đức, Phía Việt-Mỹ tiếp tục tăng quân phòng ngự khu vực.. Các toán trinh sát CIDG vẫn ghi nhận hoạt động của CQ quanh Bố Đức và CQ vẫn pháo kích vào các khu vực đóng quân Việt-Mỹ. Ngày 4 tháng 12, TĐ 2/28 BB Mỹ và 1 pháo đội cối 4.2 inch được đưa đến tăng cường cho một căn cứ hỏa lực thứ nhì tại phi trường Bù Đốp; Ngày 6 tháng 12 Mỹ gửi thêm TĐ 1/2 BB cùng pháo đội B, TĐ 1/5 PB lập thêm một căn cứ hỏa lực khác tại Đông-Nam Bố Đức..Và ngày 8 tháng 12 TĐ 3/273 VC đã tấn công căn cứ này vẫn theo chiến thuật tiền pháo hậu xung.
Phía Mỹ sẵn sàng đáp trả bằng phi pháo. CQ rút chạy sau khi mất 49 quân bỏ xác lại, quân Mỹ mất 4 tử trận.. Và phía Mỹ đã phản ứng bằng B-52 thả quanh khu vực Bù Đốp – Bố Đức. CQ đành rút về các căn cứ bên đất Miên ..Trong khoảng thời gian từ 25 tháng 11 đến 8
tháng 12 , trong các trận đánh quanh Bố Đức-Bù Đốp CQ mất gần 1000 quân trong đó hơn 400 xác bỏ lại..
Thành tích duy nhất của CQ là ngày 5 tháng 12, Tr đ 88 tấn công trại tỵ nạn Dakson của người Thượng , phía Bắc Sông Bé..CQ đuổi người Stieng tại đây về Miên và đã bị nhiều lần kháng cự, nên lần này CQ đã dùng súng phun lửa đốt trại, giết 200 dân kể cả trẻ em và bắt đi 400 dân làng..

Biệt Động Quân Càn Quét Chiến Khu D - Đoạn Đường Chiến Binh - Hải Ngoại  Phiếm Đàm

● Bù Đốp và Bố Đức : 1969-1970
Khu vực Bố Đức -Bố Đức và vùng dọc biên giới Việt-Miên trong khoảng thời gian này được giao trách nhiệm phòng thủ cho SĐ 1 BB (Không-kỵ) Hoa Kỳ. Các Trại LLĐB vẫn được duy trì và sử dụng như các căn cứ tiền tiêu, tung các toán thám kích truy tìm các dấu vết hoạt động của CQ để KQ oanh kích (kể cả B-52).
Nhiều cuộc đụng độ nhỏ cấp Tiểu đoàn đã xẩy ra giữa CIDG và quân hậu cần VC. CQ tránh các cuộc tập trung quân vì sợ B-52..
Theo kế hoạch tái tổ chức BĐQ VNCH : Ngày 1 tháng 10 năm 1970 , lực lượng CIDG trú phòng tại Bù Đốp được chuyển thành TĐ 97 BĐQ Biên Phòng. Quân số lúc chuyển giao Trại là 300 người.Các cựu chiến binh CIDG, tình nguyện chuyển sang BĐQ được gửi đi huấn luyện tại Dục Mỹ (Nha Trang), sau khi tốt nghiệp, tùy điểm số được đồng hóa cấp bực của QL VNCH. TĐ 97 sau khi thụ huấn được tái tổ chức thành một đơn vị cơ động, và đến 1974 được nhập vào thành phần LĐ 9 BĐQ..và sau đó thuộc Sư Đoàn 106 BĐQ (SĐ gồm 3 LĐ 7, 8 và 9 BĐQ).
LĐ 9 BĐQ do Tr tá Trịnh ngọc Diệp chỉ huy, CHP là Tr tá Nguyễn văn Măng gồm các TĐ 93, 97 và 99 BĐQ.

● 1970-1975 :
Trong thời gian CQ tổng tấn công Hè 1972, ngoài lực lượng ĐPQ cơ hữu, Phước Long được tăng cường thêm TĐ1/9 SĐ 5 BB. trú đóng tại Chi khu Bố Đức. Khu vực Bố Đức không thuộc trọng điểm của cuộc Tổng công kích nên không xẩy ra các cuộc đụng độ quan trọng..Tuy nhiên QL VNCH đã không còn đủ sức tái chiếm Lộc Ninh. Từ cuối năm 1972, sau khi thất bại trong cuộc vây hãm An Lộc, CQ chỉ để lại trong vùng Tr đ 95C BV. SĐ 18 BB VNCH giao việc phòng thủ An Lộc cho BĐQ Quân khu 3 gồm 8 TĐ BĐQ trong đó TĐ 92 vẫn trụ lại tại Căn cứ Tống Lê Chơn. SĐ 9 CSBV, để Tr đ 95C lại vùng An Lộc, chuyển Tr đ 272 về khu vực Bố Đức để tái bổ xung quân và 271 về vùng Chơn Thành, phía Nam Bình Long.
Chi khu Đôn Luân, Phước Long tuy còn trong tay VNCH do ĐPQ phòng thủ nhưng việc tiếp tế phải tùy không vận..Tiểu khu Phước Bình của Phước Long cũng phải nhờ không vận, và đôi khi dùng đường bộ theo ngã Quảng Đức để tiếp tế. Thị trấn Bố Đức được di chuyển lùi về phía Nam và tổ chức thành Tân Bố Đức nhưng phần lớn cư dân chạy về Phước Bình..
Đến 1973 , khu vực quanh Trại Bủ Đốp và dọc biên giới Miên đến Bù gia Mập hoàn toàn dưới quyền kiểm soát của CQ và trở thành vùng oanh kích tự do của KQVNCH.
Trung Ương Cục Miền Nam CSBV thiết lập nhiều căn cứ hậu cần tại đây ; Trung đoàn Thiết giáp M-26 (có 3 TĐ chiến xa, tăng) đặt Bộ chỉ huy tại phi trường Bù Đốp chỉ cách Sông Bé 25 km. Bộ Chỉ huy Công binh CQ đặt tại Bố Đức (cũ) dùng 3 TĐ mở đường nối Lộc Ninh với Bù Gia Mập.

Trong thời gian các tháng 10 đến 12, 1973 KQVNCH ghi lại một số phi vụ riêng trong khu vực Bù Đốp :
7- tháng 11 : Oanh kích khu vực tập trung xe tăng CQ, phá hủy kho đạn và các cơ sở hậu cần.
5- Tháng 12 : Số phi cơ sử dụng : 23 A-1; 17 F-5, 18 A-37 .. tấn công 45 cơ sở, 2 vị trí phòng không, phá hủy 1 kho đạn, kho nhiên liệu..
Ngày 13 tháng 12, 1974 CQ khởi động cuộc tấn công Phước Long :
– Chi khu Tân Bố Đức do 9 Trung đội Nghĩa quân phòng thủ bị tràn ngập bởi quân địa phương CQ, nhưng ĐPQ từ Chi khu Phước Long phản công , lấy lại được vào ngày 16/12, 2 khẩu 105 tại đây bị phá hủy.
– 22/12 CQ dùng SĐ 3 CSBV tiến đánh Tân Bố Đức lần thứ nhì.. và Chi khu thất thủ. Mất Tân Bố Đức, CQ rộng đường tiến đành Bà Rá.
– Phước Long chính thức mất vào tay CQ ngày 6 tháng 1, 1975.

Trần Lý 7-2019

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn