Em bé mồ côi trên Đại lộ kinh hoàng

Thứ Năm, 08 Tháng Bảy 20217:34 CH(Xem: 5575)
Em bé mồ côi trên Đại lộ kinh hoàng

Em bé mồ côi trên Đại lộ kinh hoàng


Mùa Hè đỏ lửa năm xưa

Vùng hỏa tuyến đầy trời mây xám

Nhiều đơn vị tan hàng

Quân và dân chạy giặc xuôi Nam

Địch pháo từng cơn chận đường quốc lộ

Ngăn đoàn người di tản

Xác người ngỗn ngang trên Đại lộ kinh hoàng

Một người lính thất trận đi ngang

Tìm về đơn vị

Thấy bà mẹ trẻ nằm chết ven đường

Con bé bốn tháng còn ôm bú mẹ

Nước mắt rưng rưng

Anh vuốt mắt người đàn bà xấu số

Đựng con bé vào chiếc nón lá rách 

Nằm kề bên hố

Rồi tất tả chạy theo đoàn người

Vượt cầu Mỹ Chánh

Mong thoát khỏi vùng giao tranh

Pháo địch vẫn nổ cầm canh

Gieo rắc kinh hoàng cho đoàn người tay không di tản

Tới Phong Điền

Gặp Bộ chỉ huy hành quân

Anh giao con bé cho ban xã hội lữ đoàn

Ký tên nhận là con mình

Mang họ cha

Đặt tên là Trần thị Ngọc Bích

Rồi quay lại vùng hành quân 

Đối đầu với địch

Vài tháng sau anh bị bắt làm tù binh

Lãnh án sáu năm trại tù cải tạo

Em bé được giao về cô nhi viện Thánh Tâm

Tuy là trẻ mồ côi nhưng có người thừa nhận

Hai tháng sau

Có người lính Mỹ đóng ở Chu Lai

Sắp đến ngày về nước

Đến viện mồ côi

Xin em bé nầy làm con nuôi 

Mang bé Kimberly về tổ quốc

Em bé mồ côi lớn lên trong trang trại nhỏ

Được cha mẹ nuôi trìu mến yêu thương

Lớn lên cô tình nguyện vào học viện Hải quân

Thăng cấp từ từ thành trung tá

Người cha nuôi trước khi từ giã cỏi đời

Kể lại cho cô cội nguồn dân tộc

Bây  giờ cô mới biết mình là người Việt nam

Sau tang lễ cha

Cô bay về Đà Nẳng

Tìm đến cô nhi viện Thánh Tâm

Bà sơ già lục lại tập hồ sơ vàng ố

Hơn bốn mươi năm xưa nét chữ mờ mờ

Có cả hình con bé bốn tháng mọc hai răng sữa

Và tên họ người đã nhận là cha

Một sĩ quan trẻ độc thân

Lượm đứa con rơi trên Đại lộ kinh hoàng

Một chiều xưa mùa Hè đỏ lửa

Cô trung tá nước mắt trào ràn rụa

Cố hỏi thêm nhiều câu nữa

Nhưng bà sơ già chỉ biết bấy nhiêu thôi

Cô bay trở về lòng dạ rối bời

Suốt hai năm tìm hiểu khắp nơi

Lục lọi nhiều nguồn trên mạng

Liên lạc từng cộng đồng người Việt các tiểu bang

Kể cả mọi đồng hương trên phố

Rồi cũng được ơn trên chiếu cố

Không phụ lòng người có thủy có chung

Cô tìm được người thiếu úy độc thân ngày xưa

Lươm đứa con rơi trên đường di tản

Bây giờ thành ông già tị nạn

Sau sáu năm tù đày

Họ tổ chức ngày hội ngộ

Giữa người cha nuôi và con bé mồ côi

Trên Đại lộ kinh hoàng năm xưa

Sau hơn bốn mươi năm

Điêu tàn cuộc chiến

Cô trung tá ôm chặt người cha nuôi

Lần đầu tiên biết mặt

Mà ân tình ràng buột bốn mươi năm

Tiếng lơ lớ gọi :” Ba “ bằng tiếng Việt chưa rành

Hai cha con nước mắt ròng ròng

Trên mặt hai người một già một trẻ 

Cả một trời hạnh phúc yêu thương….

                  

Hồ Thanh Nhã 


Đại lộ kinh hoàng mùa Hè đỏ lửa năm 1972 

dai-lo-kh-02.jpg

Đại lộ kinh hoàng  -Quãng Trị , mùa Hè đỏ lửa năm 1972


Đại lộ kinh hoàng ở đâu?


Đại lộ kinh hoàng là tên không chánh thức cho một đoạn đường dài khoảng 9 km  tại tỉnh Quãng Trị. Đoạn đường nầy nằm trên Quốc lộ 1, phía Nam thị xã Quãng Trị, thuộc quận Hải Lăng. Vào mùa Hè năm 1972 , quân đội Cộng sản Bắc Việt với quân số hơn 3 Sư Đoàn đã đồng loạt vượt sông Bến Hải đánh chiếm hàng loạt các căn cứ đóng quân của nhiều đơn vị Quân lực Việt Nam Cộng Hòa . Hàng  ngàn người vừa lính vừa dân đã bị Bắc quân thảm sát trên đoạn đường oan nghiệt nầy . 

Ngày 30 tháng  3 năm 1972 , với lực lượng chánh qui hùng hậu , khoảng 45 ngàn cộng quân đã đồng loạt vượt sông Bến Hải , tràn qua vùng phi quân sự tấn công vào lực lượng quân đội Mỹ và quân đội Việt Nam Cộng Hòa ,  trấn đóng vùng giới tuyến Quãng Trị . 

Để mỡ đường qua sông , Cộng quân đã pháo kích dử dội vào các căn cứ của Sư Đoàn 3 Bộ binh vùng giới tuyến bằng đại pháo 130 ly và  hỏa tiển 122 ly .Cuộc pháo kích và bao vây tấn công nầy gây tổn thất nghiêm trọng cho 2 Trung đoàn 2 và 56 thuộc Sư đoàn 3 bộ binh .Trung đoàn 56 đóng ở căn cứ Caroll do Trung tá Phạm Văn Đính làm Trung đoàn trưỡng phải kéo cờ trắng đầu hàng .Tác giả có người bạn cùng khóa Thiết giáp là Trung úy Phạm Hữu Phước , lúc đó là chi đoàn trưỡng chi đoàn 1/11 chiến xa đang đóng quân chung với Trung đoàn 56 trong căn cứ Carroll . Khi anh Phước lên Trung đoàn họp thì biết Trung Tá Phạm Văn Đính sắp sửa đầu hàng Bắc quân . Anh Phước quay lưng liền về vị trí Chi đoàn , định dẫn chi đoàn phá vòng vây qua quận Hương Hóa với Lữ đoàn 147 Thủy quân lục chiến . Thời may lúc đó có chiếc trực thăng Chinook CH47 đang bay rà xuống bên kia hàng rào , định bốc 2 cố vấn Mỹ . Trung úy Phước xin 2 người Mỹ nầy cho anh và các binh sĩ thiết giáp cùng đi .Thế là anh Phước cùng 10 lính Thiết giáp thoát nạn , bay về phi trường Quãng Trị . Thật là hú hồn ! Khi trực thăng cất lên thì bị bắn theo trúng nhiều vết đạn và khi lên cao độ thì thấy bên dưới căn cứ Carroll đã kéo cờ trắng đầu hàng Bắc quân .Lúc đó là 4 giờ chiều ngày 2 tháng 4 năm 1972 , một ngày dài nhất trong  cuộc đời binh nghiệp của trung úy Thiết giáp Phạm Hữu Phước . Trước đó một ngày , căn cứ hỏa lực của Tiểu đoàn 4 Thủy quân lục chiến ở núi Ba Hô và Sarge cũng bị tràn ngập . Do sự tấn công mạnh mẻ của Bắc quân , lần lượt các căn cứ A1 , À2 , Ả3 và A4 của Sư Đoàn 3 Bộ binh đều bị lấn chiếm . Còn căn cứ Fuller và Khe Gió phải di tản chiến thuật . Kế đó căn cứ Holcom của Thủy quân lục chiến cũng bị tràn ngập vào đêm 2 tháng 4 năm 1972 . 

Bởi  tình hình chiến sự càng ngày càng thêm bi thảm mà quân tăng viện lại không có, nên Tư lịnh chiến trường lúc đó là chuẩn tướng Vũ Văn Giai quyết định lui về giữ Cổ thành Quãng Trị và bỏ căn cứ Ái Tử , nơi đặt bản doanh của Sư đoàn 3 Bộ binh . Do đó trong cuộc lui quân của gần 2 ngàn lính hậu cứ với các cơ giới nặng các loại qua cầu sông Thạch Hản , thì cầu bị sập , xe cộ còn kẹt lại bên kia cầu phải bỏ lại  . Cùng với dòng lính đang rút thì dân chúng cư ngụ vùng đó cũng chạy theo , tạo nên tình trạng giao thông ùn tắc , hổn loạn . Lúc đó vài đơn vị tiền tiêu của Cộng quân cũng vừa đến . Họ bắn xối xả vào đoàn người vừa lính vừa dân Kế đó pháo binh của Bắc quân từ trên núi cũng bắn đại pháo xuống , chận đoàn người di tản . Do đó đoàn người chạy loạn trên Quốc lộ 1 về phía Nam càng hổn loạn thêm với đủ các loại người , từ mọi sắc lính đồn trú trong tiểu khu Quãng Trị đến dân chúng từ già đến trẻ cùng với mọi phương tiện  di chuyển như xe hơi , xe máy , xe đạp ,xe bò , quang gánh ..Tình trạng nầy càng làm cho Quốc lộ nghẹt cứng . Trong khi đó thì pháo địch cứ rót thẳng vào quốc lộ , ngăn chận dòng người di tản . Số người chết trên khúc đường khoảng 9 km nầy không ai đếm xuể nhưng có thể ước lượng khoảng cả ngàn người ,bỏ sình thối đến cả tuần sau thân nhân mới thu nhặt về mai táng được .Đoạn đường quốc lộ 1 nầy nằm về phía Nam thị xã Quãng Trị , gần Quận Hải Lăng , cách cầu Bến Đá chừng 5 km , là nơi hàng ngàn oan hồn vất vơ vất vưởng trong gió núi chiều hôm Vài . năm sau dân chúng địa phương đã lập miếu thờ hàng ngàn  oan hồn uổng tử . Về sau người ta đặt tên cho đoạn đường nầy cái tên bi thảm là Đại lộ kinh hoàng . 


 Sơ đồ Đại lộ kinh hoàng mùa Hè năm 1972 .

        

`20190805_161725 (5).jpg


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn