Những ngày cuối cùng tháng Tư Đen 1975 – Rạng Nguyễn

Thứ Năm, 29 Tháng Tư 20218:00 SA(Xem: 3348)
Những ngày cuối cùng tháng Tư Đen 1975 – Rạng Nguyễn
rang3

Tháng 2, 1975, tôi được tạm thời thuyên chuyển về Tiểu Đoàn 15, Lữ Đoàn 4 (Tân Lập) Nhảy Dù, giữ chức vụ Sĩ Quan Chiến Tranh Chính Trị Tiểu Đoàn (Trưởng Ban 5), trong khi chờ đợi các SVSQ Khoá 4 Sĩ Quan Chiến Tranh Chính Trị ra trường về trám chổ, để tôi trở về lại Bộ Tư Lịnh Sư Đoàn trong vai trò Sĩ Quan Báo Chí.

Mấy ngày vội vã ở hậu cứ, trường Cây Mai, Chợ Lớn để trang bị đầy đủ quân trang quân dụng qua mau, Tiểu Điàn 15 ND chúng tôi lên đường hành quân vùng Đức Hoà, Đức Huệ và những vùng phụ cận quanh Sàigòn.

rang1-1

Những ngày này tôi biết thêm một ít, nhìn tận mắt cảnh đẹp thiên nhiên vùng quê quanh Sài gòn, được nhìn ngắm những giồng thơm bạt ngàn.

Lữ Đoàn 4 ND chúng tôi gồm các Tiểu Đoàn 12, 14 và 15 xuống tàu Hải Quân xuôi nam vào một sáng cuối tháng 2, 1975, từ giả thành phố khói lửa Đà Nẳng,

Ba giờ chiều 30 tháng 4 năm 1975 tôi mò về được tới nhà, ở đường Nguyễn Huỳnh Đức, Phú Nhuận, gần cổng xe lửa số 6, trong bộ civin không giống ai, được bà bác gần bịnh viện Nguyễn văn Học cho mặc tạm, chắc của con bả, nơi tôi cởi bỏ quân trang, súng đạn, từ giả cuộc đời lính tráng.

rang4

Hai ngày trước đó, 28 tháng 4, Tiểu Đoàn 15 Nhảy Dù của chúng tôi từ Hốc Môn, được điều động về án ngữ cầu Bình Lợi, Bình Triệu,  chặn đường tiến quân của địch từ hướng Thủ Đức Biên Hoà từ hướng Bắc,  và Bình Long Bình Dương từ hướng Tây.

Đêm hôm đó, từ cầu Bình Lợi, chúng tôi thấy rỏ những cụm lửa của pháo binh, hoả tiển địch thì nhau rót vào phi trường Tân Sơn Nhất, chập chờn ánh sáng của những trái hỏa châu trãi đều trong đêm.

Chiến tranh thật sự đã đến với Thủ Đô Sài gòn!!!

Hai Tiểu Đoàn bạn 14 và 12 của Lữ Đoàn 4 Nhảy Dù, Lữ Đoàn còn nguyên vẹn nhất của SĐND được trao trách nhiệm cao quý, bảo vệ Thủ Đô Sài Gòn, được giao nhiệm vụ giữ vững cầu Xa Lộ và Phi Trường Tân Sơn Nhất, chận đường tiến quân của địch từ hướng Long Thành theo Quốc Lộ 1 và từ Củ Chi kéo về do TĐ12 trấn giữ.

Sau một đêm mất ngủ vì tiếng “đại bác đêm đêm dội về thành phố” , ngày hôm sau, 29/4, chúng tôi phải vất vả giải quyết cánh tàn quân, đủ quân binh chủng, từ hướng Bình Dương và Biên Hoà kéo về,

Tuyến phòng thủ chúng tôi phải mở rông hơn trăm thước, sợ đặc công Việt Cộng trà trộn bất ngờ đánh chiếm cầu.

Lịnh Biệt Khu Thủ Đô rất nghiêm, nội bất xuất ngoại bất nhập, và chúng tôi đã làm tròn nhiệm vụ, đuổi cánh tàn quân trở ngược lại, bằng những tràng Đại Liên M60 bắn trên đầu, mà trước đó họ liều lĩnh muốn trản ngập tuyến phòng thủ TĐ15 ND. Chỉ có một nhóm Nhảy Dù duy nhất được chính tôi phá lệ, khi nhận ra Đại Uý Mai Thiết, Chỉ huy Trưởng hậu cứ TĐ2PháoBinh Dù, cùng một số đàn em tuỳ tùng. Ông anh cùng quê cám ơn tôi rối rít, không quên nhét cho tôi một it tiền tiêu vặt.

rang2

Một ngày trôi qua trong hổn loạn,  cả bạn và thù.

Qua ngày định mệnh, trời mang mang buồn chi lạ, như khóc cho nhân dân miền Nam với bất hạnh đang sắp ập xuống.

Khoảng 10.30 sáng, chúng tôi nghe đi nghe lại lời kêu gọi buông súng đầu hàng của Tổng Thống hai ngày Dương Văn Minh, được thu sẳn nhãi đi nhải lại trên hệ thống đài phát thanh SàiGòn, chen lẫn bài hát Nối Vòng Tay Lớn của thành phần thứ 3 Việt Cộng trá hình Trịnh Công Sơn.

Chúng tôi không bỏ tuyến, giữ vững tay súng, liên lạc hàng dọc hàng ngang để có một lịnh chính xác ở giờ thứ 25, để rồi thất vọng đưa đoàn quân chưa đánh mà thua, về đến bịnh viện Nguyễn Văn Học, để từ đó, mỗi người mỗi nẻo, để rồi sau đó, gặp lại nhau trong tù với thân phận của Kẻ Không Đánh Mà Bại Trận!!!

Vừa vào đền nhà, Dì tôi mừng rở ôm lấy tôi khóc nức nở, vì đêm trước, bà chiêm bao thấy tôi máu me đầm đỉa như về báo mộng.

Ngày sau đó 1 tháng 5, tôi xách xe dạo một vòng tìm các bạn thân củ, không gặp ai cả, nhà nhà đều cửa đóng then cài.

Sau đó vài ngày, tôi mới biết thằng Hùng, thằng Tuấn, thằng Thảnh đều theo gia đình di tản.

Tôi ngụp lặn theo vận nước qua từng trại tù, đổi mồ hôi nước mắt cho từng lát khoai, chén bắp, và cuối cùng may mắn vượt thoát, khỏi bọn quỷ đỏ vào một ngày tháng 7, 1981.

Rạng Nguyễn

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn