Đêm Hoa Đăng Bi Thảm (Hồi ký chiến trường)

Thứ Sáu, 05 Tháng Hai 20217:06 CH(Xem: 6895)
Đêm Hoa Đăng Bi Thảm (Hồi ký chiến trường)

LinhVNCH-GMCLTS* Hôm nay ngày 30 tháng 3 năm 2013, đúng 38 năm ngày kỷ niệm trận Khánh Dương, Lữ đoàn 3 Nhảy Dù rút quân về Phan Rang, theo sau là đoàn xe của quân đội và đồng bào theo chân quân đội quốc gia xuôi về nam lánh nạn cộng sản.

Đêm Hoa Đăng Bi Thảm

Nguyễn Văn Lập
( Translated into English by Writer, Merle L Pribblenow below. Thanks)
Tái chiếm Quãng Trị xong, Sư đoàn Nhảy Dù tiếp tục đóng chốt trên dảy Trường Sơn làm thành một tuyến dài Bắc Nam từ bờ Nam sông Thạch Hản về đến căn cứ Bastongne tây bắc Huế, lúc này Hiệp định Paris đã ráo mực với những đợt xâm nhập của cộng sản Bắc Việt theo đường mòn Hồ Chí Minh nằm sâu trong dảy Trường Sơn âm u, chúng định cắt Quân khu 1 làm đôi nên nhả bớt hoạt động nhưng vẫn duy trì áp lực để cầm chân hai Sư đoàn tổng trừ bị Nhảy Dù và Thủy Quân Lục Chiến tại Quãng Trị để đánh vào Thường Đức thuộc tỉnh Quãng Nam, nên Lữ đoàn 3 Nhảy Dù được điều động làm thành một phòng tuyến kéo dài từ Hòa Thanh sát với Đèo Hải Vân đến bờ sông Thu Bồn để bảo vệ Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 1 tại Đà Nẳng. Bộ Tư Lệnh Sư đoàn Nhảy Dù cũng rút về đóng tại phi trường Non Nước.
Tiểu đoàn 2 Pháo binh Nhảy Dù của chúng tôi về đến Quãng Nam giửa tháng 2 năm 1975. Sau gần ba năm hành quân ngoài Trung, lần này tôi có cãm tưởng đây là cuộc hành quân xuôi Nam lần cuối rồi giả từ vĩnh viễn miền Trung. Trung đội tôi đóng sát chân núi chỉ cách đồi 1062 độ 8 cây số để yểm trợ cho nhiều trận đánh ác liệt tại đây, Tiểu đoàn 6 Dù rồi Tiểu đoàn 3 Dù thay nhau tái chiếm ngọn đồi máu này. Gần Tết, pháo binh Thủy Quân Lục Chiến đến thay. Trung đội tôi rút ra đóng chung với Bộ chỉ huy một Tiểu đoàn Địa Phương Quân tại một ngọn đồi thoai thoải phía trước quận Đại Lộc, ngó xuống Cầu Gảy. Nhiệm vụ bây giờ chỉ là yễm trợ tổng quát tăng cường cho các đơn vị bạn, nên chúng tôi có thì giờ đi vào làng dân thăm hiểu tình hình luôn tiện làm công tác dân sự vụ. Mặc dù không phải là nhiệm vụ chính của đơn vị tác chiến như chúng tôi, nhưng thấy tình cảnh đồng bào nghèo khổ tội nghiệp quá, đau yếu thuốc men gì cũng không có, nên tôi bảo y tá có bất cứ loại thuốc gì có thể cho thì cho đồng bào rồi báo cáo xin lại sau, và gạo xấy thì tặng cho bà con hết, kể cả một số gạo thặng dư hàng ngày thay vì bán để mua thêm thức ăn cho trung đội, tôi cũng bảo đem cho hết. Ngày 30 Tết, Ban đại diện ấp và bà con đem bánh tét và bánh tổ là một loại đặc sản Quãng Nam đến tặng cho Trung đội tôi ăn Tết, tình nghỉa quân dân thật thắm thiết, nghỉ lại câu nói bạc như dân bất nhân như lính mà tôi nghe trước đây thật đúng là xuyên tạc. Viên Trưởng ấp nói với tôi quân đội mình tốt quá, ở đây thường mất an ninh, nếu Nhảy Dù mà rút đi chắc bà con chúng tôi cũng bỏ làng đi theo. Câu nói này đã in sâu vào lòng tôi nhiều năm sau này, và tôi tiếc là khi chúng tôi rời Quãng Nam vài ngày sau đó để về Nam thì đồng bào Đại Lộc không theo chúng tôi được.
Khi Thủy Quân Lục Chiến hoàn toàn thay thế Nhảy Dù tại mặt trận Thường Đức thì Sư đoàn Nhảy Dù được lệnh về hậu cứ, chúng tôi hoàn toàn không ngờ đây là một cái lệnh bỏ Quân Khu 1. Tôi được Tiểu đoàn điều động ở lại sau chót để thu dọn quân dụng lên Hải vận hạm 505 về Saigon. Sau gần hai ngày lênh đênh trên biển, thay vì về Saigon, tàu đưa chúng tôi vào quân cảng Cam Ranh rồi quân xa chở chúng tôi về Dục Mỹ. Lữ đoàn 3 Nhảy Dù đã có mặt ở Khánh Dương để chận bước tiến của đại quân cộng sản sau khi Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu có ý định bỏ nốt Quân Khu 2. Thiếu tá Tiểu đoàn trưởng, Nguyễn Ngọc Triệu giao cho tôi nhiệm vụ làm Sĩ quan liên lạc Lữ đoàn 3 Dù, nếu tôi về trước đó một ngày thì có lẽ không bao giờ có việc cầm bút viết lại hồi ký này vì tôi sẻ được thay thế cho Đại Úy Tuấn, Pháo đội Trưởng A2 bị bệnh nên Đại Úy Tống Văn Tùng khoá 26 Thủ Đức và là bạn học cùng lớp với tôi suốt 4 năm Trung học Trần Lục, nay là Phụ tá Ban 3 vào thay. Sau trận Khánh Dương, Tùng bị bắt và bị cộng sản Bắc Việt đem ra sân vận động Nha Trang xử tử.
Theo nhiệm vụ, tôi được quyền xin toàn bộ hỏa lực của Trường Pháo Binh Dục Mỹ gồm một pháo đội 105 ly, một pháo đội 155 ly, và một liên đội 175 ly gồm 3 khẩu để tác xạ tăng cường cho Lữ Đoàn 3 Nhảy dù gồm các Tiểu đoàn 2,5, và 6 Nhảy dù đóng từ Khánh Dương tức cửa ngỏ vào tỉnh Ban Mê Thuột chạy dài đến phía Bắc của Trung tâm Huấn luyện Lam Sơn. Còn Tiểu đoàn tôi yễm trợ trực tiếp cho các đơn vị tác chiến thuộc Lữ Đoàn 3 Nhảy dù với gồm 18 khẩu đại bác 105 ly kiểu M102 kích nòng bắn cực nhanh mà chính pháo binh Hoa Kỳ cũng không được trang bị, vì chỉ dành riêng cho Pháo binh Nhảy Dù Việt Nam Cộng Hòa là đơn vị duy nhất xử dụng loại vũ khí này cho thích hợp với đặc tính di động nhẹ. Sau khi Ban Mê Thuột thất thủ, toàn bộ các đơn vị đồn trú rút hết về Nam qua quốc lộ số 21, và bây giờ Lữ Đoàn 3 Nhảy Dù phải một mình ngăn chận các Sư đoàn 3 và 10, và một số đơn vị khác của cộng quân tại đây, tương quan lực lượng cở một chống mười làm tôi nhớ lại ngày nào Tiểu đoàn 11 Dù tử thủ Charlie tại Kontum, nay sẻ giống hệt như Lữ đoàn 3 Dù tại Khánh Dương. Cộng quân áp lực khắp nơi từ cả hai mặt đông và tây núi non hiểm trở, còn quốc lộ 21 thì cộng sản không dám theo đường bộ tràn xuống, bộ binh và xe tăng của địch theo những đường mòn trong rừng núi đánh ra đến đèo Phượng Hoàng (M’Rack) thì bị chận lại, hàng trăm xác Việt cộng bị bỏ thây tại đây cùng với một xe tăng T54, tình hình chiến sự đè nặng lên vai bố già Lữ đoàn trưởng, Đại Tá Lê Văn Phát. Không ai bảo ai, mọi người đều biết tình hình này khó thể kéo dài nếu không có quân tiếp viện, suốt trong một tuần lễ và nhất là trong hai ngày 29 và 30 tháng 3 năm 1975, các đơn vị Lữ đoàn đụng độ liên tục với cộng quân, pháo binh Nhảy Dù cùng pháo binh cộng quân đấu pháo hầu như liên tục. Có lẻ tôi là một pháo thủ duy nhất lần đầu tiên được sử dụng toàn bộ hỏa lực của Trường Mẹ để yễm trợ chiến trường ác liệt cách Trường Pháo Binh không xa, tôi đã gọi bắn gần như liên tục ngày đêm các mục tiêu phản pháo hoặc tiêu hủy với đại bác 175 ly, và nhiều tuyến cản với đại bác 155 ly và 105 ly, ngoài các mục tiêu mà các Sĩ quan liên lạc từ các Tiểu đoàn Dù xin bắn, tôi còn phải chấm thêm nhiều tuyến cản để tác xạ. Cộng quân không pháo kích Bộ chỉ huy Lử Đoàn mà chỉ đánh các Tiểu đoàn Dù bằng pháo kích với pháo binh và xe tăng xong rồi bộ binh xung phong theo chiến thuật cổ điển tiền pháo hậu xung, Không Quân của ta từ phi trường Thành Sơn lên yễm trợ cũng không được hữu hiệu lắm đối với các chiến trường xé lẻ và tiếp cận hàng chục thước như thế này.
Đến tảng sáng ngày 31/3/1975 thì toàn thể các đơn vị tác chiến kể cả các pháo đội Pháo binh Dù bị tràn ngập, và trước khi rút đi đã phá hủy hết đại bác. Không hiểu sao Trường Pháo Binh nghe được và tự động ngưng tác xạ, tôi gọi mãi để chuẩn bị nếu các đơn vị bạn yêu cầu thì bắn ngay trên đầu cùng chết với địch tức là đồng ư quy tận, nhưng không có một đài nào trả lời hết. Độ nửa tiếng sau tôi nghe tiếng động cơ nổ liên tục tại Trường Pháo Binh mà sau cùng là tiếng xích sắt của các khẩu pháo 175 ly. Có lẽ Trường Pháo Binh đã nhận lệnh di tãn từ ở đâu đâu trước đây nên tự động tan hàng, kế đến là Trung Tâm Huấn Luyện Biệt Động Quân Dục Mỹ nằm sát bên cũng tự động rút đi, và sau cùng là Trung Tâm Huấn Luyện Lam Sơn. Một số các đơn vị thuộc Lữ đoàn 3 Nhảy dù hiện đang im lặng vô tuyến rời bỏ vị trí, chỉ biết là hầu hết bị địch tràn ngập, không một Đề lô nào cũng như Sĩ quan liên lạc pháo binh lên máy, mà có liên lạc được giờ phút này cũng không còn hỏa lực pháo binh yễm trợ nửa. Bộ Chỉ huy Lữ đoàn 3 Dù ra lệnh rút và Bộ chỉ huy Tiểu đoàn 2 Pháo binh Dù phải di tản theo về Đèo Rù Rì, độ một tiếng sau là gở toàn bộ căn cứ di tản ra khỏi phi trường Dục Mỹ, tôi được lệnh ở lại căn cứ với một máy truyền tin PRC 25, một tài xế, và một chiếc xe Dodge. Trung Tá Trần Đăng Khôi, Lữ Đoàn Phó dặn tôi cứ ở tại phi trường chờ ông bay trực thăng quan sát xong sẻ quay trở lại bốc tôi đi, việc để lại tài xế với chiếc xe Dodge này mang ý nghỉa nếu ông không về đón thì tôi sẻ cùng đệ tử chạy về Đèo Rù Rì tìm Lữ đoàn. Giờ này thì cả huấn khu rộng lớn và phi trường Dục Mỹ chỉ còn có một mình tôi và người đệ tử. Tôi nhìn về hướng Tây Bắc nơi hình Núi Vọng Phu vươn lên trên bầu trời nhạt nắng mai, người chinh phụ cùng đứa con hóa đá kia đã bao năm sắt son đứng đợi chồng về vẫn còn đứng đó, và ở dưới chân Bà, nhiều thế hệ sau đang viết tiếp một chương bi thảm của những người đi chinh chiến không về, lịch sử là một sự lặp lại không ngừng. Trong niềm đau thương u uất đó, tôi mong nghe có tiếng gọi của đồng đội tôi thuộc bất cứ đơn vị nào tìm đường ra quốc lộ, tôi sẻ hướng dẩn như đã làm trong quá khứ, nhưng không thấy ai lên tiếng. Gần một tiếng rồi không thấy trực thăng của Trung tá Khôi bay về, tôi mở các tần số gọi liên tục, vô vọng, kể cả tiếng Trung tá Khôi cũng không thấy trả lời. Tôi lên xe bảo người tài xế mở máy trực chỉ về Nha Trang.
Dọc đường, đồng bào bằng đủ mọi phương tiện xe đò, honda, xe bò, kể cả đi bộ, có người trên vai gánh cái gia tài vô giá là hai người con nhỏ ngồi hai đầu, họ cũng xuôi Nam theo chân quân đội quốc gia, họ đi theo đường quân đội rút, để tìm tự do. Để phục vụ cho âm mưu phản chiến, bọn phóng viên khốn nạn nước ngoài chỉ giỏi loan báo những tin thất thiệt xuyên tạc cuộc chiến tranh tự vệ của quân dân miền Nam, chúng không bao giờ có thì giờ tìm hiểu tại sao những người dân lành lánh nạn cộng sản, tại sao đồng bào tôi lại theo chân quân đội quốc gia về miền đất hứa bằng đôi chân tự do như thế này. Xế trưa thì tôi về đến Đèo Rù Rì gần Nha Trang gặp lại Tiểu đoàn, tôi trình với Thiếu Tá Triệu là không nghe bất cứ đài nào gọi. Độ nửa tiếng sau, Trung Tá Khôi cũng bay về, ông hỏi tôi sao không đợi, tôi trả lời cả một huấn khu to lớn như thế rút hết, chỉ còn hai thầy trò tôi và không liên lạc được ai nửa nên phải về đây. Lúc này tôi cũng không rỏ Lữ đoàn sẻ đi đâu, vào Nha Trang hay về Saigon theo đường bộ. Sau đó thì có lệnh rút về quân cảng Cam Ranh. Về đến cổng quân cảng thì cả một rừng quân xa của nhiều binh chủng và dân xa đủ loại đã bít kín hết cổng ra vào, xe cộ đậu dài cả chục cây số. Những người lính quân cảnh gác cảng chỉ biết lắc đầu nói không có tàu, tình cảnh này mà mở cổng thì có trời cũng không cản nổi cảnh hổn loạn.
Lúc gần chiều thì Đại Tá Phát Lữ đoàn trưởng quyết định rút về Phan Rang theo đường bộ, khi đoàn xe của Lử đoàn trở đầu ra khỏi quân cảng thì toàn thể rừng xe cộ kia cũng tự động nối đuôi, cặp bên hông là xe gắn máy của đồng bào, hàng ngàn xe cộ, dân xa, chiến xa, đại bác, và quân xa của một phần Quân khu 2 đông cở chục ngàn người theo sau đoàn quân Mũ Đỏ cở trên một trăm người mở đường tiến về Nam. Giửa cái khung cảnh bi hùng như thế, tôi có cãm tưởng giống hệt như ngày xưa ông Môi Sen dẩn dân Do Thái vượt qua Biển Đỏ tìm về miền đất hứa lánh nạn quân Ai Cập. Xe chạy khá chậm để phía sau theo kịp, thỉnh thoảng phải dừng lại để quan sát dò đường. Mổi lần ngừng lại, chúng tôi năn nỉ đồng bào đừng chạy xe gắn máy cặp sát xe chúng tôi, lở bị phục kích thì bị chết oan, nhưng đồng bào cương quyết nói “Nhảy dù đi đâu chúng tôi đi theo, có chết chúng tôi cũng chịu”, đành phải để cho bà con chạy theo như thế. Trong đời lính, nếu các bạn đã từng nghe được chính miệng những người dân lành vô tội đã đặt hết sinh mạng và tài sản vào tay quân đội quốc gia trong giờ phút tuyệt vọng như thế này, mới thấy được sự hy sinh của người lính chúng ta không phải vô ích. Ngồi trên xe, nhớ lại ngày mồng 2 Tết năm 1973, tôi đi đề lô cho Tiểu đoàn 2 Nhảy dù của Thiếu Tá Nguyễn Đình Ngọc, có Đại đội 1 Hắc Báo là một đại đội bộ binh nổi tiếng nhất của Sư đoàn 1 Bộ binh do một viên Thiếu Tá làm Đại đội trưởng tăng cường đi chiếm lại làng An Lỗ nằm sát ngay quốc lộ số1 Thừa Thiên, Việt cộng vi phạm Hiệp định Paris, dành dân lấn đất, chúng đã lợi dụng ngưng bắn, chiếm trọn làng này, và dùng đồng bào làm bia đở đạn. Tôn trọng lệnh ngưng bắn, chúng tôi không sử dụng pháo binh để yễm trợ, Hắc Báo làm trừ bị, Nhảy Dù dàn hàng ngang làm nổ lực chính, cẩn thận chiếm lại từng ngôi nhà với lệnh cố gắng tối đa bằng mọi giá không làm thiệt hại đến tính mạng và nhà cửa của đồng bào, chiếm đến đâu giao cho Hắc Báo giử đến đó. Khi chiếm lại toàn bộ xã, bắt sống cũng như hạ tại chổ nhiều địch quân, nhà cửa của đồng bào hầu như còn nguyên vẹn, không một người lính Dù và đồng bào nào bị tử thương, còn hơn là phép lạ.
Đến Du Long thì trời đã tối, nhìn lại phía sau, cả chục cây số đèn pha sáng trưng, nguyên một góc trời đèn xe như một con giao long đang uốn khúc, sáng long lanh trong đêm hoa đăng bi thảm, đêm nay đồng bào Khánh Hòa bỏ phiếu cho tự do, không cần biết về đâu miễn quân đội quốc gia đi đâu thì đồng bào đi theo đến đó. Cũng may, không một tiếng súng nào nổ thêm trong đêm này và toàn bộ đoàn quân dân về đến Phan Rang bình an vô sự.
Xe của Nhảy dù chạy đi đâu thì đoàn xe khổng lồ phía sau cũng nối đuôi, đến khoảng 3 giờ sáng ngày 01/4/1975 thì vào đến Phan Rang, xe chạy ra sát biển thì dừng lại, còn đoàn xe đã tháp tùng chúng tôi thì tiếp tục cuộc hành trình vô Nam và đến Phan Thiết trong ngày hôm đó. Lử đoàn 3 Dù nhận được lệnh mới vào phi trường Thành Sơn nay do Bộ Tư lệnh Sư đoàn 6 Không Quân với con phượng hoàng Phan Rang, một vị tướng mặt trận, Chuẩn Tướng Phạm Ngọc Sang trấn nhậm, còn vị Tỉnh trưởng Phan Rang, Đại Tá Trần Văn Tự thì đang tá túc trong phi trường đến ngày 07/4/1975 mới trở về nhiệm sở. Sáng hôm sau ngày 02/4/1975, một trung đội thuộc đại đội chỉ huy của Lữ đoàn 3 Dù do một Trung sỉ hướng dẩn đi theo một viên Đại Úy Địa Phương Quân, vị này nguyên là Trưởng Ban 2 quận châu thành Phan Rang nay được đề cử giử chức tân Quận Trưởng và được Nhảy Dù hộ tống đi trấn an dân chúng. Tôi được lệnh đi theo với nhiệm vụ chính là tìm đại bác 105 ly nào của ta bỏ lại còn sử dụng được thì sẻ kéo về phòng thủ phi trường, nhưng tất cả đại bác kể cả 155ly đều bị phá nòng để lở rơi vào tay địch thì không sử dụng được. Tại tiểu khu Ninh Thuận, tôi đã gặp người thay thế ông Tỉnh đang tá túc ở trong phi trường là vị Trung Tá Tiểu khu phó, đang liên lạc bằng tiếng Anh với một chiếc trực thăng bay vòng vòng trên đầu nghe nói là của một cựu cố vấn Mỹ đang hỏi thăm tình hình. Trong lúc chờ đợi, tôi đi vòng vòng quanh tỉnh thì gặp một toán Thám Sát Tỉnh (tiếng Anh là Province Recon Unit gọi tắt là PRU), anh em này nhận ra tôi là cựu huấn luyện viên CT tiền thân của PRU, tay bắt mặt mừng, anh em cho biết tình hình trong tỉnh vẫn tương đối yên ổn tuy có vài vụ cướp bóc, còn Việt cộng thì chưa vào được thành phố. Tôi nói Nhảy Dù về giử Phan Rang, nếu thuận tiện anh em thông báo cho dân chúng biết. Xong tôi từ giả và tiếp tục đi theo xe của trung đội Nhảy Dù chạy vòng quanh thị xả tìm súng đại bác, rồi ra đến ngoại ô, đến nơi đâu viên Đại úy Quận Trưởng đều bắc loa nói Nhảy Dù đã về Phan Rang xin bà con trở lại sinh hoạt bình thường. Chỉ trong vòng một buổi sáng, đã thấy sinh khí có vẽ đã trở lại với Phan Rang, vùng đất mà từ nay đã trở thành địa đầu giới tuyến, nhưng tôi vẫn không tìm được khẩu đại bác nào còn nguyên vẹn, pháo binh quyết định chiến trường, không có pháo thì việc phòng thủ phi trường càng thêm khó khăn.
Tại cửa biển Phan Rang, sát một làng chài lưới, đồng bào báo cáo có một bọn cướp có súng, lợi dụng tình hình sôi động đã cướp bóc nhũng hại dân lành cả tháng nay, hiện bọn này đang nằm ở nhà, xin quân đội đi bắt, viên Đại Úy không còn quân này xin Nhảy Dù đi bắt cướp, tôi đề nghị viên Trung sĩ Trưởng toán Nhảy Dù cho đi, và đã bắt được hai tên cướp này thật dễ dàng, rồi trói lại rồi đưa ra ngay cửa biển nơi có chiếc ghe của gia đình tên chánh đảng cướp đang neo tại bến. Bà con nghe tin kéo đến thật đông, viên Đại Úy hỏi ý kiến bà con xử trí như thế nào, mọi người đều hô to xử tử, nhanh như chớp viên Đại Úy Quận Trưởng lập tức giơ M16 nhắm vào tên chánh đảng đang quỳ cách đó khoảng chục thước và bắn ba phát, tên chánh đảng vừa giảy chết thì chiếc ghe kia cũng mở máy chạy. Còn lại tên thứ hai thì có một vị bô lảo nói là con và xin tha, vì con ông chỉ là đồng bọn bị ép buộc, nay dân chúng cũng xin bảo lãnh tha tội chết, tôi cũng nói thêm vào xin Đại Úy tha cho nó, và thật giống như là xi nê, tên này được viên Quận Trưởng cởi trói và tha tại chổ giống như “not guilty” tại phiên tòa xử vô tội tại Mỹ. Chuyện này về sau xem phim Hồng Kông, tôi có ý nghỉ ngộ nghĩnh là Nhảy Dù dẫn Bao Công đi xử án tại Phan Rang.
http://si.wsj.net/public/resources/images/ED-AK318_Sorely_G_20091011114317.jpg
Về đến Tiểu đoàn, tôi báo cáo mọi chuyện, Thiếu Tá Triệu cắt tôi tiếp tục làm Sĩ quan liên lạc Lữ Đoàn đặt cạnh Bộ chỉ huy hành quân chiến cuộc của Không Quân, và nhờ phương tiện liên lạc tốt của Không Quân, tôi đã liên lạc được Hải pháo Hoa Kỳ ngoài khơi hải phận Việt Nam qua một sĩ quan liên lạc hải pháo người Việt. Tôi trình bày mọi việc và yêu cầu yễm trợ hải pháo khi đụng trận, vì hiện nay chúng tôi không còn pháo binh, họ chấp thuận yêu cầu trên nguyên tắc, nhưng sau đó đã lờ đi vì Hoa Kỳ vĩnh viễn phủi tay với người bạn đồng minh. Ngày 9/4/1975 đã diễn ra một cuộc bốc quân cuối cùng và vĩ đại nhất của Không Quân Việt Nam Cộng Hòa, Không đoàn 72 chiến thuật của Trung tá Lê Văn Bút đã dùng 40 trực thăng UH1B cộng với 12 trực thăng võ trang, và 8 chiếc trực thăng Chinook từ phi trường Biên Hòa ra bay ngược về Khánh Dương bốc “một slick duy nhất” được gần hết các quân nhân Lử Doàn 3 bị thất lạc gần 600 người mà đa số là Tiểu đoàn 5 Nhảy dù của Trung Tá Bùi Quyền và một số anh em Tiểu đoàn 2 và Tiểu đoàn 6 Dù, còn riêng các pháo đội Nhảy dù thì sau này có người tìm ra được quốc lộ và cuối cùng về đến đơn vị chỉ được vài người, còn lại ngoài số bị tử trận, một số bị bắt làm tù binh như Đại úy Nguyễn Thái Chân hàng chục năm sau mới được trả tự do. Vài ngày sau, khi toàn bộ Lữ đoàn 2 Dù ra thay Lữ đoàn 3 xong, và Trung Tướng Nguyễn Vĩnh Nghi ra làm tư lệnh mặt trận Phan Rang, thì Tiểu đoàn tôi được lệnh trở về hậu cứ Nguyễn Huệ để bổ xung lực lượng sau gần 3 năm tham chiến tại miền Trung.
Qua cửa phi cơ nhìn xuống Phan Rang, quốc lộ số 1 với những hàng dừa ngút ngàn chạy song song với biển Thái Bình Dương, tôi còn hình dung được hơn một tuần trước, ở phía dưới kia đã diễn ra một đêm hoa đăng bi thảm soi đường cho một cuộc di tản trong vòng trật tự, vì tự do, vì đồng bào, chúng tôi đã ngồi dậy, và cầm súng tiếp tục chiến đấu.
“Night of the Flowered Lanterns” [Đêm Hoa Đăng Bi Thảm]
By Nguyen Van Lap [Nguyễn Văn Lập]
Translated by Merle L Pribbenow
After recapturing Quang Tri, the Airborne Division remained stationed there atop the Annamite Mountain Range, deployed in a long line north to south, running from the southern banks of the Thach Han River to Fire Support Base Bastogne, northwest of Hue. At this time the ink on the Paris Agreement had dried with waves of North Vietnamese communist infiltration down the Ho Chi Minh deep within the vast Annamite Mountain Range. The communists planned to cut Military Region I in two, so they reduced their activities but still kept up pressure to tie down the two general reserve divisions, the Airborne and Marine Divisions, in Quang Tri so that they could attack Thuong Duc in Quang Nam Province. The 3rd Airborne Brigade was sent down to deploy in a line stretching from Hoa Thanh near the Hai Van Pass to the banks of the Thu Bon River to protect the I Corps Headquarters in Da Nang. The Airborne Division Headquarters also moved back and re-located at the Non Nuoc Airfield.
Our 2nd Airborne Artillery Battalion moved down to Quang Nam Province in mid-February 1975. After nearly three years of operations in Central Vietnam, this time I had the feeling that this would be our last move south before we bade farewell forever to Central Vietnam. My platoon was stationed at the foot of a mountain only eight kilometers from Hill 1062 in order to support many savage battles that were fought there. The 6th Airborne Battalion and then the 3rd Airborne Battalion took turns recapturing this bloody hilltop position. Just before Tet, Marine artillery arrived to replace us. My platoon pulled back to a position co-located with the headquarters of an RF battalion stationed on a gently sloping hill in front of the Dai Loc district capital, looking down on Cau Gay [Broken Bridge]. Our mission at that time was just to provide general support to friendly units, so we had time to go out into the local villages to find out the situation and to carry out civilian proselyting and support operations. Even though this was not the primary mission of combat units like ours, after seeing the poverty and the hardship that the local civilians suffered, with no medicine for the sick, I told our medic to give the civilians whatever medications they needed and then request replacement supplies later. We also gave all of our milled rice to the people, including even the leftover rice from the daily rations. Rather than selling the leftover rice to buy other types of food for the platoon, as we usually did, I told my men to take it all out and give it to the civilians. On the last day before the Lunar New Year, the local hamlet committee and the local civilians brought Tet cakes and “Banh To,” a Quang Nam Province specialty cake, to give to our platoon to celebrate Tet. There was great affection between the soldiers and the civilians, and I knew that the old saying, “As ungrateful as civilians, as inhuman [savage] as soldiers,” that I had heard earlier was truly a lie. The district chief told me that our army was very good. He said that security was usually bad in the area and that if the paratroopers left, he and the rest of the civilian residents of the hamlet would probably leave as well. That statement has remained deeply engraved in my memory for many years, and I am sorry that when we left Quang Nam a few days later to move south that the citizens of Dai Loc were unable to accompany us.
After the Marines completed their replacement of the Airborne Division on the Thuong Duc Front, the Airborne Division was ordered to return to our rear base [in Saigon]. We never suspected that this was actually an order to abandon Military Region 1. The battalion ordered me to remain behind to the end to collect our quartermaster gear and load it aboard LST HQ-505 for shipment back to Saigon. After almost two days at sea, instead of returning to Saigon the ship delivered us to the Military Port of Cam Ranh Bay, and then military trucks transported us to Duc My. The 3rd Airborne Brigade was already in Khanh Duong to block the advance of the communist army after President Nguyen Van Thieu decided to abandon Military Region 2.
The battalion commander, Major Nguyen Ngoc Trieu, assigned me as Liaison Officer to the 3rd Airborne Brigade. If I had arrived one day earlier I might not have ever been able to write this account, because I would have been assigned to replace Captain Tuan, the commander of Battery A2, who had become ill. Captain Tong Van Tung, a graduate of Thu Duc Officers School Class 26 and a classmate of mine for four years at Tran Luc High School, who had been Assistant G-3, was assigned to replace Captain Tuan. After the battle of Khanh Duong Tung was captured, and the North Vietnamese took him out to the Nha Trang Soccer Stadium and executed him there.
My orders gave me authority to call on all the firepower of the Duc My Artillery School, consisting of one battery of 105mm howitzers, one battery of 155mm howitzers, and one section of three 175mm long-range guns, to reinforce the combat units assigned to the 3rd Airborne Brigade, which included 18 fast-firing Type M-102 105mm howitzers, a weapon that had not even been issued to U.S. artillery units, because it was reserved specially for the ARVN Airborne Artillery, which was the only unit that employed this light, mobile gun. After Ban Me Thuot was overrun, all units stationed there withdrew south down Route 21, and at this time the 3rd Airborne Brigade was left all alone to block the communist 3rd and 10th Divisions, along with a number of other units that gave the enemy a ten-to-one superiority over us. I remember thinking that the 3rd Airborne Brigade’s defense of Khanh Duong would be just like the 11th Airborne Battalion’s defense to the death at Fire Support Base Charlie in Kontum in 1972.
Communist forces pressured us everywhere, both east and west of the rugged mountain, but the communists did not dare to drive down Route 21 to flood into the lowlands. Instead their infantry and tanks moved down trails through the mountains to attack the M’Drack Pass, but they were blocked their and left hundreds of bodies and one T-54 tank strewn across the battlefield. The entire weight of this military pressure was placed on the shoulders of the “Old Man,” the Brigade Commander – Colonel Le Van Phat. Without anyone saying anything to anyone else, everyone realized that it would be difficult to maintain our positions unless we received reinforcements. For an entire week, and especially on 29 and 30 March 1975, the brigade’s units clashed with communist forces continuously, and airborne artillery constantly dueled against communist artillery units. Perhaps I was the first and only artillery officer ever to utilize the entire firepower of our Mother School [the Artillery School] to support savage fighting not far from the Artillery School. I called in artillery virtually continuously, night and day. I called in counter-battery and destructive barrages to the 175mm guns and laid down many blocking barrages with 105mm and 155mm howitzers. In addition to the targets requested by the liaison officers with the individual airborne battalions, I also marked out many blocking lines for artillery fire. Communist forces did not shell the brigade headquarters but instead just hit the individual airborne battalions with artillery and tank fire and then followed up with infantry assaults, in accordance with their old, familiar tactics. Our air force flying out of Thanh Son [Phan Rang] Airfield provided air support, but it was not very effective because of the widely-scattered nature of the fighting and because the battles were fought at close range, with the opposing forces separated from one another by only a few dozen meters.
By dawn on 31 March 1975 all of our combat units, including our airborne artillery batteries, had been overrun. Before they retreated they destroyed all of their guns. I do not know if the Artillery School heard the radio reports about what had happened, but they suddenly stopped firing. I called the school continuously to be ready in case we got a request from one of our friendly units for fire right on top of their own positions, but no one replied to my radio messages. After about half an hour I heard a long series of explosions from the direction of the Artillery School and then heard the sound of the tracks of the self-propelled 175mm guns. Perhaps the Artillery School had received an order from somewhere to evacuate, and that is why they deserted their positions. They were followed by the Duc My Ranger Training School, which was located right next to the Artillery School, and finally the Lam Son Training Center also was evacuated. A number of units of the 3rd Airborne Brigade that were maintaining radio silence abandoned their positions. I only knew that almost all our units had been overrun. No commander and no artillery liaison officer came up on the radio, and even if we had made radio contact there was no artillery support left in any case.
The 3rd Airborne Brigade Headquarters gave the order to retreat, and the headquarters of the 2nd Airborne Artillery Battalion had to evacuate with them back to the Ru Ri Pass. About an hour later we had packed up the entire base and evacuated back from the Duc My Airfield when I received an order to stop and stay at the base with a PRC-25 radio, a driver, and a Dodge truck [a half-ton truck]. Lieutenant Colonel Tran Dang Khoi, the Deputy Brigade Commander, instructed me to remain at the airfield to wait for him as he flew in a helicopter to inspect the situation. He said he would return to pick me up, but leaving me with a driver and a Dodge truck meant that if he did not return to pick me up I and the driver were to flee back to the Ru Ri Pass to find the brigade. At that time in the entire vast training area the only people left were my driver and I. I looked off to the northwest, where I could see the shape of Widow’s Mountain in the pale sunlight. The faithful wife and her child, both of whom had waited so long that they had turned to stone, still waited there, and at the Widow’s feet many succeeding generations were playing out another tragic chapter in the story of those who go off to war and do not return, history repeating itself over and over again [Translator’s Note: This is all an allusion to an old Vietnamese story, told in a famous Vietnamese work of literature, of the loyal wife and child who wait patiently for the husband and father who goes off to war and never returns. The wife and child waited so long that finally they turned to stone]. With my heart filled with sadness and pain, I longed to hear the voice of my comrades-in-arms, from any unit at all, calling for help in finding their way out to the main road, so that I could guide them as I had so many times in the past, but I heard nothing.
After almost an hour of waiting, Lt. Colonel Khoi’s helicopter still had not returned. I switched from frequency to frequency and made radio calls constantly, but it was hopeless. There was no response – not even from Lt. Colonel Khoi. I got in the truck and told the driver to start the engine and head back to Nha Trang. Along the way we saw civilians traveling by every conceivable method – by bus, by motorcycle, by oxcart, and even walking. Some people carried their most precious possessions – their children – on their shoulders. All were headed south, following the national army. They were following the route of the army’s retreat, trying to see freedom. To serve their anti-war schemes, the damned foreign journalists only put out false and distorted stories about the war of self-defense being fought by the people of South Vietnam. They never took the time to find out why innocent civilians fled from the communists, and why my compatriots followed on the heels of the national army, trying to reach the promised land of freedom on foot.
Around noon I reached the Ru Ri Pass near Nha Trang and met up with my battalion. I reported to Major Trieu that I had not been able to make radio contact with anyone. About half an hour later Lieutenant Colonel Khoi flew in. He asked me why I had not waited for him. I replied that the entire vast training area had been evacuated and was completely empty. The only people left there were my driver and I, and I had not been able to contact anyone on the radio, so I had been forced to pull back to this location. At that time I still did not know where the brigade would go, to Nha Trang or back to Saigon by road. Then we received an order to retreat to the Cam Ranh Military Port. When we reached the military port we found a huge crowd of military vehicles (including every branch of service) and civilian vehicles of all kinds completely blocking the gate and stretching out in a line at least ten kilometers long. The military policemen standing guard at the gate to the port could only shake their heads to deny entrance and tell people that there were no ships at the port. In this situation, if the gates had been opened even the gods could not have prevented chaos and rioting.
As evening approached Colonel Phat, the Brigade Commander, decided to move back to Phan Rang by road. When the brigade’s convoy turned around to leave the port area, the entire crowd of vehicles followed behind us. With motorcycles carrying civilians putting along beside the flanks of our trucks, thousands of vehicles, including civilian cars, tanks, artillery pieces, and military trucks representing a portion of Military Region 2’s forces, a total of at least ten thousand people, followed behind the small convoy of Red Beret paratroopers, totaling little more than a hundred men, who led the way south. In the middle of this tragic situation I had the feeling that I was in a scene from the Old Testament in the Bible, when Moses led the Israelites across the Red Sea to the Promised Land to escape the Egyptian army. The trucks drove rather slowly to allow the vehicles behind to keep up, and occasionally we had to stop to allow us to observe and check out the road ahead. Each time we stopped, we pleaded with the people not to drive their motorcycles right next to our trucks, because if we ran into an ambush they might be killed as well. However, the people determinedly replied, “Wherever you paratroopers go, we will follow. If you die, we will die with you.” So we had to let them continue to accompany us in this manner. In one’s military career, when one heard from their own mouths how innocent civilians placed their lives and property in the hands of the national army at such a hopeless, tragic moment, one realized that the sacrifices of our soldiers were not in vain.
As I sat in my vehicle, I remembered back to the second day of Tet of 1973. I was assigned as artillery officer to Major Nguyen Dinh Ngoc’s 2nd Airborne Battalion. The 1st “Black Panther” [Hac Bao] Company, the most famous infantry company in the 1st Infantry Division, a company that was commanded by a major, was attached to the battalion as reinforcements. The battalion had been ordered to recapture An Lo village, located right along Route 1 in Thua Thien Province. The Vietcong, in violation of the Paris agreement to seize people and territory, had exploited the ceasefire to capture this entire village and were using the civilian residents as human shields. Respecting the ceasefire order, we did not use artillery to provide fire support. With the Black Panthers serving as the reserve force and the paratroopers deployed in a line to conduct the main effort, we carefully retook the area, one house at a time, with orders to make every possible effort not to harm the lives or property of the civilian residents. As we advanced, we turned over responsibility for the retaken area to the Black Panthers. After we recaptured the entire village, we had captured or killed a large number of enemy troops, but the houses of the people were all virtually intact and not a single paratrooper or civilian had been killed. It was a miracle – more than a miracle.
By the time that we reached Du Long night had fallen. Looking back behind our convoy, I could see headlights stretching back into the distance, at least ten kilometers. An entire section of the night sky was illuminated by the headlights of the vehicles. It looked like an enormous dragon twisting and turning, shining brightly in this tragic night of flowered lanterns. That night the people of Khanh Hoa cast their votes for freedom. They did not care where they were going – they were determined to follow the national army, wherever it went. Fortunately, not a shot was fired that night, and the entire long column, both military and civilian, arrived in Phan Rang safely.
Followed by this gigantic vehicle convoy, the airborne trucks arrived at Phan Rang at about 3:00 A.M. on the morning of 1 April 1975. The vehicles down right next to the seashore and stopped, while the vast convoy of vehicles that had accompanied us continued their long journey south and reached Phan Thiet that same day. The 3rd Airborne Brigade received new orders to move into the Thanh Son Airfield, which was occupied by the Headquarters of the 6th Air Division, led by the Phoenix of Phan Rang, a Front-Line General, Brigadier General Pham Ngoc Sang. The Phan Rang Province Chief, Colonel Tran Van Tu, was taking shelter inside the airfield, and he stayed there until 7 April 1975 before he finally returned to his own headquarters.
On the morning of 2 April 1975 a platoon from the 3rd Brigade’s headquarters company was sent out, led by a sergeant and accompanied by an RF captain. The RF captain, who had been the G-2 of the Phan Rang City district headquarters, had been appointed as the new district chief and he was being sent out, with a security detail of paratroopers, to calm the fears of the civilian population. I was ordered to accompany this group. My primary duty was to try to find any operable 105mm howitzers that had been abandoned by other units to bring back to help defend the airfield. However, the barrels of all the cannons I found, including the 155mm howitzers, had been destroyed by our retreating forces to prevent them from falling into enemy hands. None of them were usable. At the Ninh Thuan Province Military Headquarters I met the officer who had replaced the province chief, who was still hiding at the airfield. This man was a lieutenant colonel, the deputy province chief, and he was talking in English on the radio to a helicopter that was circling overhead. I heard that the person in the helicopter was a former American advisor who was checking on the situation. While waiting, I took a walk around the province compound and ran into a PRU (Provincial Reconnaissance Unit) team. They recognized me as a former CT (Counter-Terror) instructor – the CTs were the predecessor organization to the PRU. They joyfully greeted me and told me that the situation in the province was still relatively calm. Although there had been a few incidents of robbery and looting, the Viet Cong had still not yet been able to enter the city. I told them that the Airborne had arrived to defend Phan Rang, and said that whenever they had the chance they should tell the civilian population that we were here. Then I said goodbye and drove off in the truck with the airborne platoon to drive around the city to look for artillery pieces we could use. We then drove around the outskirts of the city. Everywhere we went the RF captain who was now the district used a bullhorn to inform the civilian population that the paratroopers had arrived in Phan Rang and to ask the people to return to their normal daily lives. In just a single morning we saw life return to Phan Rang, an area that had now become our northern front line. However, I still was unable to find a single artillery piece that was serviceable. Artillery is the king of the battlefield, and without artillery defending the airfield would be even more difficult.
At the Phan Rang Inlet, right next to a fishing village, local residents told us that there was a gang of armed robbers who had been exploiting the unsettled situation to rob from the village residents for the past month. The people said that the robbers were at home and asked the army to arrest them. The RF captain had not troops, so he asked the paratroopers accompanying him to arrest the thieves. I asked the sergeant commanding the airborne detail to let me come along. We captured two of the thieves easily, tied them up, and took them out to the inlet, where a sampan belonging to the family of their ringleader was anchored. Local residents swarmed around to watch. The captain asked the people how he should handle the thieves. Everyone shouted that they should be executed. Quick as a flash, the captain aimed his M-16 at the ringleader, who was kneeling about ten meters away, and fired three rounds. As the ringleader’s body shuddered in his final death throes, the sampan started its engine to escape. An old man who said he was the father of the second thief came forward and asked that he be pardoned because the father said that the others had forced his son to commit these crimes. The other residents also asked that the second thief not be executed. I also suggested to the captain that he release this man. Just like a scene out of a movie, the captain untied the man and released him, just like a “not guilty” verdict in a trial in the United States. Much later, while watching a Hong Kong movie, I suddenly thought that the paratroopers were taking Bao Cong [the character] out to execute him in Phan Rang.
When I got back to battalion headquarters I reported everything that had happened on my trip. Major Trieu ordered me to continue to serve as liaison officer at brigade headquarters, which was located next to the Air Force Combat Operations Headquarters. Using the Air Force’s excellent radio equipment, I made contact with a U.S. warship off the coast through a Vietnamese naval gunfire support officer. I reported everything that was happening and, because we had no artillery of our own, I requested that the ship provide naval gunfire support if fighting broke out. The warship accepted my request in principle, but later they ignored us, because the U.S. had already washed its hands of any involvement with its former ally.
On 9 April 1975 VNAF conducted its last and its largest troop evacuation. Lieutenant Colonel Le Van But used 40 UH-1B helicopters, along with 12 helicopter gunships and eight Chinook helicopters from Bien Hoa Airfield to fly up to Khanh Duong and pick up in a single lift virtually all of the missing 3rd Brigade personnel, almost 600 men. Most of them were from Lieutenant Colonel Bui Quyen’s 5th Airborne Battalion, and there were also some men from the 2nd and 6th Airborne Battalions. As for the personnel of the airborne artillery batteries, only a few of them found their way back down the highway and arrived back at the unit. The rest were either killed in battle or where taken prisoner, like Captain Nguyen Thai Chan who spent a decade in prison before he was finally released.
A few days later, when the entire 2nd Airborne Brigade arrived to replace the 3rd Airborne Brigade and when Lieutenant General Nguyen Vinh Nghi arrived to serve as Front Commander of the Phan Rang Front, my battalion was ordered to return to Nguyen Hue Base, our rear base, to receive replacement personnel after almost three years of fighting in Central Vietnam.
Looking out of the window of the aircraft at Phan Rang, I saw Route 1 lined with its long rows of coconut palms running parallel to the coast. I could still picture in my mind the scene from more than a week before, when the area below me had witnessed a night of tragic flowered lanterns, lighting the road in an orderly evacuation conducted for the sake of freedom and for the people. We sat up and gripped our weapons to continue to fight.
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn