CUỘC VƯỢT THOÁT TẠI THÀNH ÔNG NĂM.

Thứ Sáu, 13 Tháng Mười Một 20204:00 CH(Xem: 5288)
CUỘC VƯỢT THOÁT TẠI THÀNH ÔNG NĂM.

Nguyễn Quốc khánh

Trước tiên dòng ký ức tôi ghi lại đây xin như một nắm hương cho một người bạn thiết đã sống, tranh đấu cho chính nghĩa và vong thân một năm sau ngày miền Nam bị lọt vào tay giặc. Tôi đến Mỹ sau 17 năm từ ngày anh mất, có ý tìm liên lạc với người thân theo ước muốn của anh nhưng chưa được và vì vậy những dòng chữ này dù muộn, mong đến được với chị và nhất là hai cháu trai chỉ để gợi lại những hình ảnh sinh hoạt của người thân thiết từ lúc chia tay cho đến ngày anh rời bỏ cõi trần cùng với bao đau thương trầm uất vẫn còn tiếp diễn cho chúng tôi, người ở lại; anh, một người chồng, người cha mà ngày nào đã từng yêu thương, lo toan hết lòng, tâm tư vẫn luôn hướng đến người thân… ngay cả lúc nhận biết được rằng mình có thể sẽ vỉnh viển ra đi…Tôi muốn chuyển đến cho các con anh những hình ảnh và những lời nói sau cùng đầy tiết tháo của người cha khả kính, khi đối diện trước kẻ thù dù biết rằng mình sắp bị đem đi hành quyết vẫn bình tĩnh đối chất một cách đầy khí phách và cũng cho thế hệ mai sau nầy nhận biết được việc làm của thế hệ trước, nỗi nghiệt ngã mà cha anh họ đã khứng chịu, với chút ao ước mở ra một lối đi, nhúm lên lòng yêu nước thương dân và hảnh diện với lộ trình chính nghĩa đang bừng lên của dân tộc hiện nay mà hăng hái dấn thân trong trong cuộc đấu tranh chung hầu giải thể chế độ cộng sản, đem lại an lạc và thanh bình cho đất nước.

CUỘC VƯỢT THOÁT TẠI THÀNH ÔNG NĂM.

           Những ngày đầu tiên sau khi thất thủ, tại Sàigòn thủ đô của miền nam trước kia tình hình vẫn chưa thấy gì nặng nề xảy ra,chưa thấy cảnh bắn giết trả thù với những người thất trận đang nằm trong vòng tay của những kẻ chiến thắng…Không thấy xáo động quá đáng nhưng sinh hoạt mang dáng vẻ khác thường, mọi người đều bị giao động, tâm trạng hoang mang chưa biết những sẽ xảy ra cho bản thân và gia đình trong những ngày sắp tới…Trước nhà tôi trên lề đường thỉnh thoảng thấy lác đác vài toán quân nhỏ với trang bị, quần áo và dáng vẻ đầy lạ lùng đối với người dân thành thị đang đi hàng một vào  phố phường; dù đầy là lần đầu tiên mới thấy, dân thành phố vẫn biết ngay đó là những du kích quân từ ngoai ô, họ còn trẻ, quần áo quê mùa và trông khá bẩn thỉu…cô gái tóc búi, quần áo vải đen bó sát và càng như bó chặt hơn với dây đạn chéo từ vai xuống bụng, bước đi bỡ ngỡ với vẻ mặt lạ lùng đầy ngỡ ngàng, họ không được người dân thành thị vui vẻ đón tiếp trước mặt nhưng lại lén nhìn theo sau lưng với vẻ tò mò ái ngại …có lẽ ký ức cuả người dân trong những ngày tháng tết Mậu Thân, những hình ảnh trên truyền hình khi mà những đoàn quân như thế nầy len lỏi vào thành gây bao chết chóc kinh hoàng khi mà họ đã từng phải bỏ của chạy lấy thân nên khi nhìn thấy, vẫn còn là nổi ám ảnh đầy sợ hãi; tôi nhìn 2 đứa con trai hãy còn nhỏ của tôi đang đứng gần đấy, đưa mắt nhìn vào nhà nơi có vợ tôi đang im lìm bên trong mà lòng buồn lo không xiết, tự hỏi không biết rồi đây sẽ ra sao!.. Tôi vừa rời khỏi Tổng Y Viện Cộng Hòa, còn trong thời gian dưởng thương… chỉ 2 ngày trước đây vì cố trở lại nhà để lo cho vợ con cùng ra đi mà bị lỡ chuyến tàu HQ trên bến bạch Đằng, cái lỡ định mệnh đó như một dấu chỉ đầu tiên, đối với tôi, đã giáng xuống bao tai họa không chỉ riêng cho gia đình tôi mà cho cả một dân tộc.

            Chỉ một thời gian ngắn sau có lịnh ra từ chính quyền mới cho các cấp trong quân đội miền nam cũ phải ra trình diện học tập theo qui định: Hạ sĩ quan: ba ngày, sĩ quan cấp úy: một tuần và sĩ quan từ cấp tá cũng như bên hành chánh từ cấp chủ sự trở lên một tháng, thông báo nói rõ mang tiền ăn ấn định để ghi danh học tập đường lối và chánh sách mới đương thời. Ông bạn hàng xóm cạnh nhà có con rễ là Hạ sĩ quan, sau 03 ngày di trình diện để được học tập anh ta nói với tôi là họ nói về đường lối và chính sách của nhà nước đương quyền, sau 3 ngày mọi người được cấp thẻ chứng nhận, diễn tiến xảy ra đúng với những gì được nhà nước mới thông báo trong những ngày đầu tiên.Non một tháng sau lời kêu gọi các hạ sĩ quan, tức vào giửa tháng 6/1975 tiếp theo là lời kêu gọi các sĩ quan cấp tá và rồi khi cấp tá chưa hết hạn một tháng thì tiếp theo là lời gọi các sĩ quan cấp úy. Đây là một sự tính toán có tính cách lừa gạt mà người dân miền Nam xưa nay quen trong cách sống, suy nghĩ và hành động của một xã hội tự do nên không nhận ra được. Tại Sài gòn và các vùng phụ cận các trường học lớn là những nơi tiếp nhận, chúng tôi theo dỏi những ngày đầu tiếp nhận, nhìn thấy không khí tiếp rước khá lịch sự, khang trang với những dải bàn ăn trải khăn trắng, rải rác tiếp viên đồng phục áo choàng trắng đến từ những nhà hàng có tiếng ở thủ đô cho các buổi ăn trong ngày kễ cả buổi ăn sáng. Nơi tôi trình diện là trường Petrus Ký trên đường Hồng Thập Tự, tại cổng một hai anh bộ đội trẻ đứng gác với thái độ thật xa lạ. Tôi vào cổng và đi vào căn phòng đầu tiên trước kia là nơi  làm việc của văn phòng nhà trường, đầu tiên mỗi người chúng tôi đều được nhỏ vài giọt nước tỏi vào mủi giống như cách ngừa và trị bệnh của người miền quê cho gà vịt. Sau đó tôi được chỉ ngồi trước bàn đối diện với một người đàn ông thuộc các đơn vị Công Sản Bắc Việt xâm nhập miền Nam mà trước nay họ vẫn chối bai bải sự hiện diện của họ; người trung niên gầy ốm, nước da ngâm đen trong bộ quân phục vải nhăn nheo tàn tạ của lính bộ đội cộng sản miền Bắc; dáng vẻ thật khác hẳn với người lính miền Nam, gương mặt quê mùa nhưng không che đậy được vẻ  ác độc, cau có và hạ tiện. Tôi ngồi xuống ghế và tự nhiên theo thói quen, chân bắt chéo thì được phản ứng cảnh cáo: “Anh là sĩ quan ngụy không được ngồi bắt chân như thế!”. Thủ tục giấy tờ lý lịch cũ được giao nộp, ghi danh và sau đó được chỉ vào  một lớp học của nhà trường nhưng nay bàn ghế đã được dọn đi, trong phòng đã có sẵn một số đã vào từ vài hôm trước, chúng tôi trải trên nền đất bất cứ thứ gì có từ miếng nylon cho đến khăn tắm trên nền xi măng để chuẫn bị riêng cho một chỗ nằm.

 Các buổi ăn trong ngày kể cả ăn sáng chúng tôi được gọi ra ngoài nơi bàn mâm và thức ăn được dọn sẵn, những anh bồi của nhà hàng khá nổi tiếng Ngọc Lan Đình mặc áo choàng trắng lịch sự đứng rải rác đó đây. Đúng là màn trình diễn để lừa những ai tò mò muốn tìm hiểu xem việc đối xử với chúng tôi như thế nào trong những ngày đầu, trong số những kẻ tò mò chắc chắn hầu hết là thân nhân của những người có cùng hoàn cảnh như chúng tôi và ngay đến bản thân tôi trong mấy ngày qua cũng đã làm việc đó. Tóm lại cả nước đều bị lầm vì không ngờ, không tiên liệu được cái dã tâm của bọn người đốn mạt chuyên sống nhờ vào sự lừa đảo, phỉnh gạt đồng bào và nhờ vào sự vô tâm, phản bội tráo trở của người bạn đồng minh lớn của kẻ bại trận, cái thật thà hóa dại của một số người miền Nam đã “cõng rắn cắn gà nhà” mà khi biết thì đã muộn.. dâng chiến thắng cho địch thù phương Bắc; những con người trước mặt chúng tôi đây hầu hết là những kẻ thất học, quê mùa, cục mịch sống trong vùng nông thôn xa xôi, lớn lên trong sự bưng bít và kềm kẹp dưới ách độc tài đảng trị lại được trang bị mớ lý thuyết cộng sản ngoại lai không tưởng đã trở nên cuồng tín, ác tâm vô lường mà sự giết người như chỉ là trò chơi đầy thú vị mà người dân đã từng được biết qua các cuộc đấu tố dã ma: người bị nướng trên lửa, tay và chân bị trói ngược treo xuyên qua một đòn cây, mỗ bụng nhét trấu, móc mắt, cắt lưỡi… cho đến những màn giết tập thể vào tết Mậu Thân 1968 nơi có hàng ngàn người vô tội bị đập đầu dùi xác, bị chôn sống cùng một hố mà hiện tại không thiếu những nhân chứng sống thoát chết kể lại những gì mà họ đã chứng kiến…Thuở nhỏ chị vú dẩn đi học trên con đường  theo bờ sông thỉnh thoảng tôi  thấy những xác người chết bị mổ bụng dồn trấu, móc mắt, cắt lưỡi thả trôi sông và được ai đó làm phước kéo lên bờ để thân nhân tìm nhận… trên ngực nguệch ngoạc vài nét sơn đỏ đơn giản cho một bản án tử hình!.. Ôi những năm tháng của những ngày cộng sản Việt Nam còn mờ ám dấu mặt trong cái danh xưng “Việt Minh”; rồi những tháng hè về nhà học thi, hàng đêm phải nghe những tiếng gỏ thùng thiết, thùng sắt , những thanh âm thô kệch vang động từ phía bên kia sông đối diện với thị xã như cố sức chứng tỏ sự ra đời của một “mặt trận âm binh tàn độc đầy đe dọa…” cho lương dân. Những hình ảnh, những tin tức loan truyền về những hành vi quá tàn nhẫn từ khi cái mặt trận đó ra đời đã ám ảnh đời tôi, tác động lớn vào quyết định vào quân đội cùng ảnh hưởng đến đời sống quân ngủ của tôi sau nầy. Sau một thời gian dài sống ở rừng rậm và nông thôn xa xôi.. đến nay về thành phố cảnh giết chóc dả man được che đậy bằng một âm mưu “giết người dấu tay” đầy thâm độc và tinh vi: thân thể chúng tôi khứng chịu sự hành hạ từng ngày đêm trong kiếp sống khổ sai đày ãi, rồi chết dần trong mòn mỏi, bệnh tật.. gia đình chúng tôi cũng không khá hơn nơi trại tù lớn của xã hội bên ngoài, hậu qủa dẩn đến cho riêng bản thân gia đìnhtôi: việc làm ăn bế tắc vì thay chủ, nhà mất, vợ ra đi để lại 2 con thơ bơ vơ… Cái oái oăm là trong nổi đau thương tê dại của người đồng chủng, nhóm lãnh đạo cộng sản ác tâm đã hả dạ tâm đắc cho cú lừa ngoạn mục cả nước nầy. Thế giới xưa nay trị nước bằng trò bịp bợm phỉnh gạt thì chỉ có người cộng sản. Bưng bít, tuyên truyền một chiều, bần cùng hóa, kiểm soát hành vi để tố cáo nhau, hạn chế lương thực đến từng người, dùng bạo lực và sự tàn ác gieo rắc kinh hoàng để đạt mục đích cũng chỉ xảy ra trong xã hội cộng sản; đa phần chúng tôi đều tự dẩn thân vào cái địa ngục của sự lừa đảo đó, chỉ bước qua bên trong của cái cổng trình diện là quỉ đỏ đã chực sẵn vung tay hành hạ và để tới cuối đường của sự chết chúng tôi phải triền miên sống trong cảnh đói khát đài đọa khổ sai, chịu dựng sự hành hạ về tinh thần lẩn thể xác ngày đêm. Ý thức rõ rệt bề nào cũng chết thì tôi đã dứt khoát tự quyết định cho mình: phải hành động tự giải cứu mình, gia đình vợ con và nổ lực lợi ích cho tha nhân hoặc chấp nhận bỏ mạng trong rừng thẳm …suy nghĩ đó đã đưa đến việc tôi thực hiện vượt thoát liên tục qua các trại từ Nam ra Bắc… Thật ra nếu tình hình không thay đổi, vì thể diện của người Mỹ với đồng minh trước cộng đồng thế giới, được sự đốc thúc hỗ trợ từ các hội đoàn của các cộng đồng người Việt tại hải ngoại thì mạng sống của tất cả chúng tôi dứt khoát đã được người cộng sản định đoạt rồi.

Report this ad

 Tôi trình diện vào ngày áp chót nên chỉ ngày sau là tất cả chúng tôi được di chuyển ban đêm trong một xe bít bùng nghẹt cứng không còn có thể cử động được, trong số lẫn lộn có một ít các bà, đến một nơi khác cách Saigòn lối 15 km nhưng họ cố tình đánh lạc hướng bằng cách đi lòng vòng suốt cả đêm, đến nơi một số anh em chúng tôi nhận ra ngay đó là doanh trai của Liên Đoàn 5 Công Binh Kiến Tạo trước kia, có tên là “Thành Ông Năm”, khoảng mười ngày sau đó chúng tôi thấy những chiếc xe thiết giáp được điều đến quanh ngoài trại cùng với mìn chống người, chúng tôi biết họ đang cũng cố hàng rào không phải để phòng thủ doanh trại mà chỉ để ngăn chận sự vượt thoát của chúng tôi… Họ phân chúng tôi ra thành đội, mổi đội khoảng hơn 60 người, các đội lập thành khối, họ chỉ định đội trưởng và khối trưởng là người của chúng tôi. Mỗi đội dọn vào ở trong một căn nhà trống, đội tôi ở mang số 35, kế cạnh là đội 34, cả hai trong cùng  một dảy nhà kho mà vách và nóc lợp tôle bằng thiết, được gọi là láng (vào đây tôi mới biết thêm một từ gọi nơi ở của chúng tôi là láng, tôi người gốc miền Nam, từ nầy nơi thôn quê để chỉ nơi nuôi heo nhưng có khác là dù nuôi heo nhưng nền cũng được tráng bằng ciment và được rửa sạch hàng ngày). Từ nơi tôi ở đến thành rào cách một dảy nhà ngắn hơn bên kia con đường là đội 36 vì vậy chúng tôi có thể nhìn qua một khoảng trống, một giao thông hào chạy dọc theo bên trong hàng rào mà bờ ngoài kia là hàng rào với các vòng kẻm gai kéo ra chằn chịt chạy song song tuyến  rào, giửa các vòng kẻm gai kéo dài thành hàng nầy là một lớp kẻm gai được kéo song song và sát với mặt đất, bên trên còn những cuộn kẽm gai kéo giãn ra,  ngoài hệ thống phòng thủ cũ của doanh trại cũ nay được tăng cường thêm vài lớp kẻm gai cuộn bên ngoài cùng, lớp mìn claymore vừa được thiết lập thêm quay mặt vào bên trong nơi chúng tôi ở. Từ ngày bờ rào ngoài nơi tôi nhìn ra, bên trái khoảng ngoài trăm thước có một xóm nhỏ với vài nhà dân mà tôi nghĩ có lẽ thuộc một gia đình của quân nhân trong trại trước đó. Chính tại nơi này toán kích của quân Bắc Việt đã phát hiện ra chúng tôi.

             Trong số những người ra trình diện, người quen duy nhất từ bên ngoài là anh Quách Hồng Quang, tôi biết anh khi còn là tiễu đoàn phó TD35, Liên đoàn IV/ BDQ.  Tiểu đoàn trưởng là ThiếuTá Sơn (đã tử trận sau đó), chúng tôi có biết nhau trên bước đường hành quân phối hợp giửa hai binh chủng nơi vùng đất  phía tây nam cuối miền đất nước và trên đất Miên có địa danh Kampong Trach, lúc đó anh còn là Đ/úy, trong câu chuyện anh vẫn hay vui vẻ gọi tôi là Alpha, không phải anh muốn kiểu cách gì trong lời nói mà chỉ vì cá tính dịu dàng và nhỏ nhẹ riêng của anh với mọi người. Anh nói với tôi anh có hơi lai Tàu, tôi cũng vậy ông nội tôi người Việt nhưng bà nội tôi người Phúc Kiến, nói trôi chãy tiếng Hoa. Anh ở đường Phạm thế Hiễn trong cư xá mang cùng tên con đường trên, trong chuyến về phép của anh tại Saigon tình cờ chúng tôi gặp nhau một nơi không xa nhà anh ở nên anh mời tôi đến nhà cho biết, vào đây anh nằm chung với đội trong nhà nên với anh tôi cũng ít chuyện trò hơn nữa tánh Q. điềm đạm ít nói.. Và Thịnh người gốc Bắc di cư vào Nam năm 1954, mới biết khi vào đây nhưng khá thân thiết vì trẻ và hợp chí hướng. Thịnh cho tôi biết nhà anh ở đường Dạ Nam cầu Chử Y, tôi hình dung ra một con đường ngắn sát một bên chân cầu với dãy nhà xây một phía mà tôi đã có biết. Quang là người tôi rủ nhập cuộc trong lần vượt trại bị thất bại nầy. Chuyến đi có ba người là tôi, Q. và Th., cả 3 cùng xấp xỉ tuổi với nhau. Tôi và Quang đều không quen biết Thịnh bên ngoài, anh ở ngành An ninh quân đội có qua khóa Tình Báo ở Okinawa, sau nầy biệt phái sang ŨyBan Liên Hợp Quân Sự hai bên. Bởi dáng vẻ năng động và trẻ trung nên Th.và tôi dễ quen và gần gủi nhau, Th. người không cao lắm nhưng dóc dáng rất cân đối và khỏe mạnh,với hai tay anh có thể lộn người rất nhiều vòng trên sàng ngang mà không thấy thấm mệt. Trút bỏ cái lớp quan quyền, chúng tôi sinh hoạt và làm những việc thật bình thường mà trước đó chưa hề xảy ra trong cuộc sống, Th. sống trong thành phố nhưng có lắm tài vặt, anh làm ná bắn chim sẽ, làm bẫy bắt chim yến nên suốt ngày anh rảo quanh trại với chủ ý và thỉnh thoảng đem về vài con chim nhỏ; tôi khéo tay cách khác làm và chạm khắc những cái lược , chiếc dao găm bằng nhôm cứng cán sừng chạm hình nỗi… trong doanh trại công binh cũ lúc nầy còn đầy rẫy những phế liệu kim loại…cái nghiệp khéo tay mở khóa nầy đã dẫn tôi đến những hành động táo bạo khác về sau: cái địa bàn nhỏ lồng trong khuông nhôm hình trái tim với mặt ngoài lớp mica ép chặt hình đứa con trai nhỏ mà tôi vẫn thường mang trên ngực, hai thanh sắt nhà giam Thanh Chương trại 6 tôi cưa lìa và để lại nguyên vị trí 2 ngày trước  khi ra đi trong khi trong buồng giam luôn có 2 người túc trực, cả 2 ông anh nầy đều bị vào sà lim một thời gian sau khi chúng tôi rời trại. Gặp nhau tại nhà anh Mẫn tại Sacramento, khi tôi nói lời “sorry” với anh Triết người trực buồng năm nào, anh nói:

Report this ad

  Tao không buồn mà tao tức!

  Tôi cười vả lả:

  Oh! chuyện cũ nhắc lại xin lổi rồi mà vẫn còn còn ấm ức à!?

  Chuyện nhỏ đó tao không để ý mà tao tức sao mầy đi không kêu tao.

            Tôi bị hành hình khi bị bắt về, anh thấy không ớn sao?

  đ.m., chết trong rừng sướng hơn!.

          Thì ra cái hùng khí của những chiến binh năm nào, dù nay thân thể đã khá tàn tạ trong chốn lao tù vẫn ngất trời. Tôi nghĩ nếu nhà giam không kiên cố thì chắc chắn những đàn rệp oái ác cũng sẽ biến mất vì không còn tù để đêm đêm hút máu. Anh Triết tánh tình vui vẻ hay cười, người không thật to lớn phương phi nhưng lại rất có số đào hoa.

           Thịnh và tôi với ý định vượt thoát nên dọn riêng ra ở nơi cái conex (tên gọi cái thùng sắt khoảng 3 thước mỗi cạnh, một mặt là cửa hai cánh mà người Mỹ trước đó dùng để chở hàng quân sự sang VN) đặt nơi góc phải phía sau nhà, sau nầy có thêm ông Sa là đội trưởng và ông Phượng dọn ra nằm ở khoảng trống sát vách phía trong mà muốn vào phải đi ngang qua cửa conex của chúng tôi.  Hai chúng tôi cắt các vỏ lốp  xe quân xa GMC của doanh trại cũ còn lại để gần đến đêm đốt soi đi bắt nhái về kho thêm ăn cơm như là cái cớ để tìm lối thuận tiện cho một ngày nào đó vượt qua, tất cả các lốp xe mới cũ đều bị phá hỏng, ngay cả máy xe cũng được Th. và tôi dùng những vật dụng bằng sắt nặng hoặc búa đập nứt,  phá cho không còn xài được nữa, thời gian nầy bộ đội CS giử tù còn rất quê mùa chưa hề biết gì đến máy móc cơ khí và sự kiểm soát tù cũng không chặc chẻ như sau nầy khi chuyển  qua cho công an quản lý. Tôi nói qua với Thịnh ý định rủ Quang nhập cuộc, Thịnh đồng ý và tôi nói với Quang anh vui mừng nhận lời ngay không ngập ngừng. Lý do mà tôi rủ Quang cùng đi là vì anh là người duy nhất mà tôi quen biết từ bên ngoài nên tin tưởng, hơn nữa tôi còn dự trù nếu không sống được ở Saigòn thì chúng tôi sẽ vào rừng núi và tìm phương cách giải quyết sau, vào thời gian này trong trại có nhiều tin tức loan truyền về những lực lượng chống đối vẫn còn rải rác đó đây bên ngoài…Từ đó Q. nhập bọn cùng quan sát tìm lối ra, đêm xuống chúng tôi cắt vỏ xe làm đuốc bắt nhái để nắm vửng lối đi và cùng sinh hoạt cơm nước chung để tiện nói chuyện. . Vào khoảng giửa tháng 8 chúng tôi quyết định là sẽ ra đi vào cận cuối  tháng lúc ánh sáng trăng hạn chế, tốt nhất là những lúc trời vần vũ sắp mưa.Vào một buổi chiều trời có mây đen nhưng không chắc sẽ mưa, Thịnh đề nghị ra đi đêm đó. Tôi linh cảm riêng như có một cái gì bất ổn mà tôi không thể diễn tả được nếu chuyến đi được thực hiện tối đó, Th. có đề nghị thì cũng là sự thường chứ đâu có gì lạ nhưng không hiểu sao tôi muốn chuyến đi phải được hoản lại, hơn nữa lúc nầy Quang đang bị một mụn nhọt khá to bằng trái banh bàn (ping pong) nỗi lên bên trên vai trái cạnh cỗ, mộng lên đỏ ửng. Tôi nói là anh Q. đang bị nhọt chờ vài ngày nữa cho bớt rồi đi hơn nữa trời chưa chắc sẽ tiếp tục vần vũ và có mưa, tôi đề nghị là nên ra đi vào lúc trời đang chuyển mưa vì khi đó sẽ hạn chế được rất nhiều tiếng động, tránh chó từ xóm làng và tầm nhìn của các toán VC mai phục chung quanh. Quang nói là không thấy gì trở ngại phần anh và cũng muốn ra khỏi đây sớm, thế là tôi đành suôi theo nhưng trong lòng thực sự không hứng khởi lắm. Hành trang chuẫn bị mang theo cho mỗi người chỉ thêm một bộ đồ được gói gọn trong bao nylon để phòng khi bộ dồ đang mặc bị dính bùn đất phãi thay để đón xe về thành phố và một gói cơm để trường hợp có phải đi bộ ăn lấy sức. Các phiên tuần của bọn canh gác bên trong trại không nghiêm nhặt lắm vào thời đó vì theo tôi nghĩ sau nầy, họ chỉ chặc chẻ vòng ngoài để ngừa sự thoát ra khỏi trại, do đó những ai bị bắt lại họ sẽ thiết lập tòa án nhân dân dỏm rồi đem bắn bỏ để răn đe, dọa dẫm. Khoảng 9, 10 giờ đêm khi người tuần canh vừa đi khỏi trên con đường về phía các dảy nhà bên kia đối ngược hướng bờ rào là chúng tôi từng người một biến vào bóng đêm về hướng hàng rào và xuống giao thông hào để hướng đến điểm xuất phát gần đối diện với cái nhà cầu lộ thiên nằm đối diện bờ rào ngăn cách bởi con đường đất. Thịnh đi đầu, Quang giửa còn tôi phía sau. Khi Th. đã vượt qua tới ngoài rào cùng, Th.vượt khá nhanh hơn tôi tưởng. Tôi còn ở phía sau Q không xa, thời gian có lúc như ngưng đọng, tôi hơi bồn chồn vì Q. tiến quá chậm có vẻ đang bị vướng mắc và đang tháo gở, tôi đã vượt qua khỏi những cuộn kẻm gai tròn không khó lắm vì những nơi nầy đã được quang sát nhiều lần nơi một cuộn mối ráp đã sút rời ra và sắp trường người xuống để lòn người qua cái lưới kẻm gai được đan chằn chịt song song mặt đất. Tôi có thể vượt qua mặt Q. bằng lối đi khác nhưng vì tôi muốn nán lại để biết chắc Q. vượt suông sẽ  đồng thời cũng muốn giữ một hàng để tránh mìn cá nhân mà mới hôm nào chúng tôi chứng kiến họ giăng thêm rãi rác trong ngoài nhưng quá nóng ruột tôi vừa định nhón người trường mình tìm lối đến bên cạnh để xem mà giúp bạn mình tháo gỡ cho nhanh thì vừa lúc đó tiếng nói của Q. chợt vang lên:  Th., Th. bạn chậm lại chờ tôi đang bị kẹt chưa ra được.  E rằng bạn mình không nghe được nên Q. lập lại, thanh âm không lớn lắm nhưng vì trời đêm tĩnh mịch nên  toán địch kích ở chòm nhà bên trái hướng tiến độ 50 tới 70 thước nghe được. Định mệnh cả!, chứ Quang là một người nhiều dày dặn trên chiến trường thì anh cũng dư biết.Tôi nghe giọng Bắc đối thoại và bóng người chợt lộ ra khỏi xóm nhà, tôi còn nhớ cái cảm giác đầu tiên khi nghe được âm thanh giọng nói đó, ý thức lướt nhanh biết rằng đã bị phát hiện tôi thấy như bị giật mình thảng thốt và chợt có cảm giác đau nhói nơi thắt lưng dưới phía sau … Cảm giác nầy trong đời tôi cho đến nay chỉ xảy ra 2 lần trong trường hợp mà tính mạng bản thân sắp lâm nguy thật sự như là một sự báo động cực độ như giục bản năng phải hành động để thoát hiểm.. ngay cả 2 lần nữa sau nầy một lần vượt thoát tại trại 7, liên trại 2 Sơn La và  lần sau nữa tại trại 6 Thanh Chương, Nghệ Tỉnh. Cả 2 lần bị bắt dẫn độ về từ Lào, thân thể hứng chịu hầu như đủ mọi cực hình chết đi sống lại.. để sau cùng hòm được đóng mang vào đem đi chôn… nhưng rồi tôi vẫn sống nhăn cho đến nay thì cảm giác nầy vẫn không thấy xảy ra. Qủa thật chuyện sống chết, chuyện xảy ra của con người là chuyện của an bài!…(Sau nầy có dịp tôi sẽ kể lại tiến trình tâm linh xảy ra trong sà lim từ khi được thông báo mình sẽ chết cho đến lúc tôi thực sự sống lại và cuộc hành trình xuyên rừng núi Lào để đến sông Mêkong biên giới Thái Lào mà qua đó tôi xác quyết rằng có một đời sống khác hơn và song hành với thế giới vật chất này mà chúng ta trong điều kiện đặc biệt được mở ra có thể hội nhập, cảm nhận được sự trợ lực của họ… điều nầy thật khó khăn xảy ra trong sinh hoạt vật chất ràng buộc mọi bề của gia đình và xã hội hiện tại vì muốn vậy tâm tình của chúng ta phải trở nên thành tâm, đơn giản, thánh thiện, biết tha thứ và thật dịu dàng trong tình yêu thương tha nhân … điều đó sẽ tạo nên một sóng điện đủ để hội nhập vào tần số khác biệt đó). Tôi trở lại việc đang kể, đây cũng không phải là cái cảm giác sợ hải vì tôi mới đây tôi đã từng sống với chiến trận và vào thời điểm đó chỉ mới khoảng 4 tháng sau ngày mất nước, hơn nữa chúng tôi không ai nghĩ được bản án tử hình sẽ được áp đặt cho những người mưu toan trốn khỏi trại mà nếu có nghĩ ra thì cũng chỉ ước đoán là những hình phạt kỹ luật được áp đặc, thân thể bị dằn vật một thời gian rồi sẽ qua và định rằng thất bại keo nầy thì sẽ bài lại keo khác. Rất nhanh khi biết chúng tôi đã lâm vào thế không thể làm gì khác hơn được, tôi nói giọng nhỏ đủ Q. nghe:   Tìm cách lui nhanh thôi, để Th.vọt!. Tôi lộn người lại khá nhanh, xuyên người qua hai quần kẻm gai đã mở sẵn mà tôi vừa mới qua và trường người xuống giao thông hào, tôi cũng không quên ném gói cơm lũng lẵng vướng bận khi ngang qua hầm cầu lộ thiên có nước và tiếp tục chạy nhanh dưới hào. Qua khỏi đầu dãy nhà một chút khi đang chạy dưới rãnh tôi nghe tiến đạn nỗ bên ngoài, một khoãng ngắn nữa, tôi lăn người qua đường và ép mình trong khoãng tối cuối dảy nhà thì tôi thấy ánh đèn quét ngược lại con đường song song với giao thông hào mà tôi mới trườn lên, tôi cũng nghe có tiếng người và ánh đèn pile từ xa chạy về hướng tôi vừa vượt qua, nghe quát tháo xa xa.. lúc nầy thì tôi đã về đến cái Conex của Th.và tôi nằm ngủ. Hai cái mùng giăng vẫn còn đó, nằm xuống một lúc không lâu, vài tiếng quát tháo xa xa như vẫn còn vang lại, tôi nghe những tràng đạn AK nổ tiếp giòn rả, tiếng nổ mà tôi từng kinh nghiệm nhiều năm trên chiến trường máu lửa thật  khác biệt với tiếng đạn phát ra từ phía chúng tôi, giờ đây trong hoàn cảnh nầy chừng như mang đến một sự đe dọa khủng khiếp đến mạng sống của 2 người bạn tôi ngoài kia, tôi khẩn thiết cầu xin ơn trên che chở cho họ đang cơn nguy khốn, cố phân tách hệ quả của những tràng đạn mà tôi đã nghe…rồi hình dung: với tràng đạn đầu Th. đã vượt  thoát được chăng hay thế nào? Rồi những tràng dạn sau đó nhằm vào ai hay chúng bắn vào anh Quang đang bị kẹt ở giửa, tôi có phần nghi là Quang đã bị chúng bắn, tôi hy vọng Th. chạy thoát được nhưng ngại mong manh vì theo tôi nghĩ giờ đây chung quanh Th. trong đêm tối chung quanh chỉ có kẻ thù đang động thủ mà không còn bạn hữu, nếu Th. ra lộ thì  rất dễ bị bắt lại bởi những nút chận trên đường, tôi hy vọng Th. biết mở đường tắt nhắm hướng mà đi thì yên tâm hơn..Trong buồn lớn anh em chừng như đã thức, không khí vẫn im lặng như ngột ngạt chừng như linh tính cho biết một cái gì đó thật sự nguy khốn đang xảy ra cho ai đó trong anh em mình. Ông Sa và  ông Phượng nằm cách tôi vài thước thỉnh thoảng nói chuyện lào xào với nhau. Tôi nằm một lúc thì ngồi dậy lẻn ra nói chuyện với hai ông ấy, giả vờ hỏi Th. có ra đây không mà không thấy trong ấy ? Một lúc sau 2 người hỏi lại xem Th. đã về chưa ? Trong đội cả đêm đó ngoài tôi cũng không ai biết được sự vắng mặt của Th. và Q… Tôi trằn trọc không ngủ cố phân tách hệ quả của những tiếng súng vừa rồi và tiếng người mà tôi nghe được trên đường chạy thoát về đây.. Khuya lắm, qúa căng thẳng và mệt mỏi dìm tôi vào giấc ngủ nặng nề lúc nào không hay. Suốt đêm đó vẫn không thấy ai đến hạch hỏi gì …

Report this ad

           Tám giờ sáng hôm sau toàn trại được tập hợp để lên hội trường, gần tới đã thấy Thịnh nằm sắp trên chiếc băng ca (stretcher), hai tay duổi về phia trước, anh bị thương  và được băng tròn ngang người, sau này tôi biết vết thương trược ngang bên ngoài xương bánh chè phần thịt, chân anh bị cột vào 2 cán băng ca đặt bên hông trái, phía sau bên ngoài hội trường trên đường đội đi tới. Thấy Th. nằm đó tôi hơi lo nghĩ rằng có thể chốc nữa đây nếu Th. khai thật rồi thì khi vào hội trường tôi sẽ bị tách ra, đúng ra lo thì có vì sẽ bị rắc rối hoặc sẽ nhận một số biện pháp kỷ luật nào đó chứ lúc đó chưa hình dung được bản án “tử hình” dành cho những người vượt trại, nhưng rồi sau nầy khi chuyển đến những trại khác liên tiếp thì chúng tôi mới biết điều đó đã thật sự xảy ra cho tất cả các đối tượng đã ‘Vượt ngục CS”; sau nầy tôi có nghe nói một người anh em của chúng tôi, cũng tên Thịnh, cấp bậc Trung uý đã bị “tử hình” vì đã viết thơ lén gởi ra ngoài nhờ người đưa về cho vợ mà nội dung bức thư bảo vợ dứt khoát đừng nghĩ đến ngày về của anh mà phải tìm cách đưa gia đình ra nước ngoài sinh sống, bức thư đã không may mắn bị lọt vào tay CS. Hội trường  đã có sẵn những dảy ghế dài nơi chúng tôi từng ngồi để nghe những người mới lên lớp giảng giải một cách ngờ ngệch đến buồn cười về cái học thuyết của thiên đàng Xã Nghĩa đối nghịch với cái tính cách xấu xa đê tiện của Tư Bản Chủ Nghĩa mà chúng tôi là một thành phần trong cái guồng máy tội lỗi đó, cách kê khai tội lổi của từng người, những gì mà khi trước chúng tôi quan niệm là công lao hay khen thưởng thì bây giờ biến thành tội theo quan niệm  của kẻ thắng. Phía trên một cái bụt thuyết trình và cạnh đó một cái bàn gỗ dài thô sơ được phủ bằng lớp vải màu đỏ với hàng ghế khoảng 5 hay 7 cai phía sau đã có người ngồi sẵn. Chúng tôi lần lượt ngồi chung vào những dảy ghế dài xếp thành nhiều lớp trong hội trường. Sau đó một cán bộ cộng sản lên bục thông báo chuyện xảy ra trong đêm, giọng đanh ác cho biết là có 2 người trốn trại trong đêm thì một người đã bị bắn chết xác còn nằm trong rào kẻm gai và một khác bị thương đang nằm ngoài hội trường, anh khẳng định rằng chúng tôi không thể thoát mà chắc chắn sẽ như vậy nếu có hành vi trốn trại. Đến đây thì tôi nghĩ rằng Th. đã không đá động gì đến tôi trong chuyến đi trong đêm với anh vừa rồi. Sau khi giải tán, từng đội đi hàng hai trở về, đến khoảng cách ngang gần nơi Thịnh tôi gọi tên anh, giọng khá lớn đủ anh nghe, Thịnh hơi ngóc đầu dậy, bàn tay trái như cố nhẹ đưa lên qua lại như vẫy chào  chỉ mình tôi mới hiểu ý nghĩa của những khoát tay, vẩy chào của Thịnh, vì bên ngoài nơi anh đang nằm chắc anh đã không nghe lời xác định  của tên cán bộ CS trên bục thuyết trình. Bớt lo, tôi thầm khen bạn tôi giải quyết việc một cách rất đúng, nhanh trí chính xác…cử động của anh vừa rồi cho phép tôi khá lạc quan về vết thương của anh mà tôi nghĩ là không trầm trọng lắm, giờ đây tôi phải tìm biết thêm nhiều điều mà giúp anh sớm bình phục để sau này cùng với tôi thực hiện một chuyến “vượt ngục” khác. Sau đó Th. Bị đem nhốt vào Conex, Thịnh bị nhốt vào đây cho đến lúc chuyển đến trại Suối Máu Biên Hòa, thời gian nầy trong trại có một số bác sĩ ở cùng và  anh em ít nhiều ai cũng có dự trữ thuốc men nên vết thương của Th. cũng lành khá nhanh, vài lần tôi xuống nhà bếp chơi mà anh G. con của một nhà hàng bò bảy món tại Sàigòn làm trưởng bếp, tìm cách đem cơm và gặp Th., gặp tôi anh mừng rở lắm và nói: Tao bị thương trước tiên khi nhón người dậy để chạy thoát, Quang cũng bị thương liền đó khi chúng chạy gần đến và nhận ra anh đang bên trong rào, chúng đến gần bìa rào và bảo Q, đi ra, anh trả lời là anh đã bị thương không đi được, một lúc sau một thằng trong bọn nói: “bắn cho nó chết luôn..”, Quang chết bởi những tràng đạn sau đó. Một lúc khi tụi nó hỏi tao: Chúng mầy mấy đứa ? Tao không thấy mày, tao biết mày cũng nhanh lắm, chắc là đang chạy dưới giao thông hào phía sau về đội.. tao trả lời: Chỉ có tôi và anh ấy! Tao bị điệu đi trước khi đi chúng nó bắn bồi vào ngưới anh Quang mấy tràng đạn nữa cho chắc ăn dù tao nghĩ anh ấy đã thật sự chết rồi. Chính những tràng đạn sau nầy đã rải rác khắp người Q. mà sau nầy tìm hỏi ra chính những người chôn xác anh ngày sau đó đã xác nhận với tôi người anh nhiều dấu đạn khắp cả người ngay đến gót chânvà khủy tay. Xác Quang được kéo ra và chôn ngoài rào gần đó không xa chòm nhà nhỏ có cây Mít to mà trước đó có lần chúng tôi thấy có một vài bóng dáng các bà thấp thoáng với hy vọng mỏng manh nhìn thấy được người thân trong đám đông xa bên trong. Nghe nói là về sau nầy người dân trong các xóm cạnh đó than phiền nên xác anh Quang được dời chôn nơi khác

Report this ad

    LỜI NHẮN GỞI CỦA NGƯỜI TỬ TÙ.

            Vào khoảng đầu năm sau, tôi không nhớ rõ ngày tháng nào, chúng tôi được chuyển tới trại Suối Máu  Biên Hòa trong xe bít bùng đầy người chạy cả đêm dù nơi nầy cách Sàigòn chỉ khoảng 15 miles về phía Bắc. Thịnh hai tay bị còng phía trước, anh ngồi phía sau cùng với tôi cạnh cửa sau thùng xe. Nơi góc phải xe rất gần chúng tôi có một anh bộ đội mang AK.47, tuy vậy chúng tôi vẫn có thời giờ để chuyện trò riêng tư như trước lúc tập họp lên xe, xuống xe và những lúc xe dừng lại mà anh cán binh CS đi nơi khác. Th. lập lại những gì anh đã nói với tôi lần gặp nhau trước và anh còn nói với tôi và mấy anh em xung quanh là khi anh giơ 2 tay khỏi đầu, lúc tụi chúng áp đến anh thì anh nói: “Tôi cũng là người sanh trưởng ở miền Bắc như các anh..” và anh nghĩ chính lời nói nầy mà tụi nó không bắn anh lúc đó. Sự thật với bản chất của người sống trong chế độ tự do nhiều nhân bản, Thịnh đã lầm!

 Tao dự định nhãy xuống xe thoát thân, mầy nghĩ sao ? Thịnh nhìn tôi giọng nói có vẻ khẩn khoản như muốn hỏi thăm dò, tôi nghĩ Th. muốn rủ tôi thực hiện việc vượt thoát ngay trên đoạn dường nầy. Tôi cảm thông và thấy thương người bạn mình qúa, tôi nghĩ anh đã nhanh trí giúp tôi chứ không thì giờ nầy tôi đâu khác gì anh trong hoàn cảnh hiện tại do đó tôi không thể bỏ anh khi anh cần, tôi phải giúp anh dù rằng việc thực hiện đường đột nầy khá hiểm nguy cho cả hai nhưng chắc chắn trong hoàn cảnh mà hai tay bị thúc thủ như vầy thì anh không thể nào thực hiện một mình được, nghĩ vậy tôi nói:

 Tao không nghĩ mầy thoát được trên đoạn đường xe chạy . Tay bị còng như thế nầy khi rơi xuống đất khi xe đang chạy thì mày sẽ bị chấn thương không thể đứng dậy được,  trước và sau đều có xe mở đènvà có tụi gác ngồi cạnh tài xế nên tao nghĩ mày chưa thể thoát được trong hoàn cảnh nầy. Nhưng tao hứa trên đường đi hôm nay khi qua bất cứ một chổ nào thuận tiện, ra dấu là thực hiện ngay. Với con dao găm có cán được dấu dọc theo bên trong chân dưới mà tôi làm trước đây Thịnh có biết, tôi đang suy nghĩ cách hạ thủ tên oắt con này, đoạt khẩu súng khi thời cơ thuận lợi để giúp Thịnh thoát thân. Vào lúc đó thì tôi nghĩ rằng chúng tôi được đưa vào rừng núi nơi từng là mật khu của họ để cách biệt dân chúng miền Nam thân thuộc của chúng tôi, nếu vậy thì trên đường đi xa xôi trắc trở cùng với đoàn người nầy…tôi và Thịnh dù có khó vì không chuẩn bị nhưng có thể sẽ có cơ hội hành động; Tôi nói với Th. nếu không thực hiện được thì ráng đợi đến một thời điểm khác vậy.                                                              

 Tao nghĩ tụi nó sẽ giết tao                                                                            

 Đến nay tao vẫn chưa thấy trường hợp nào tương tự bị xảy ra như vậy, bình tỉnh, đừng bi quan quá sớm.

Chúng tôi trong xe bít bùng nào có thấy gì được bên ngoài và khoảng đường từ Hốc Môn đến Biên Hòa nơi  đến cũng không xa thành thử mọi sự khi đến nơi đã không xảy ra như ý định của chúng tôi. Xuống xe Th. bị dẫn đi riêng và tôi theo đội về buồng được chỉ định. Từ đó đến ngày cuối của cuộc đời Th. tôi không gặp anh.

        Nhớ lại việc Th. nói anh nghĩ tụi nó sẽ giết anh là đúng, nghiệm lai bản thân sau nầy tôi biết vậy, lần thứ 3 tôi vượt trại bi bắt lai từ bên Lào, dẫn trả lại về trại cũ, trong xà lim những anh công an có phần vụ, họ cũng chẳng dấu diếm gì khi nói thẳng với tôi:   “anh không thoát án tử hình, lãnh đạo dứt khoát anh phải chết.. chúng tôi không cần mang anh ra tòa hoặc pháp trường nhưng dứt khoát là anh phải chết!” sau nầy anh cán bộ trẻ tên Hoàng (cựu quản giáo) vào sà lim gặp tôi cho biết thủ trưởng của anh nói, riêng tôi tìm gặp được trên rừng là bắn bỏ xác …và tôi nghĩ Th. cũng được báo biết trước đó như vậy, có lẽ lời nói cùng cử chỉ của họ đối với anh cho anh trực giác là chúng nó sẽ giết anh; ánh mắt của con hổ đang vờn mồi, cái sát khí đằng đằng của những tên sát nhân, vì vậy mà anh tâm sự với tôi rằng nhiều khi anh nghĩ rằng có thể tụi nó sẽ tới bắn vào anh trong conex và anh nghĩ khi đó anh sẽ cốnhãy bám vaò thành góc trên để tránh đạn. Tôi thông cảm hoàn cảnh hiện tại của anh mà nói lời khích lệ để anh an tâm:Report this ad

 Tụi nó không cần phải bắn bạn ngay trong “conex” bạn đang ở đó đâu, bạn hãy nghĩ xem tôi nói trúng không mà yên tâm việc nầy.

Một chút yên lặng chừng như đang nghĩ ngợi gì, anh nói:

 Kh., mầy biết vợ và các con tao đã đi Mỹ, nếu tao có chết sau nầy mày cho vợ con tao hay và tao ước ao mày sẽ làm những gì có thể làm được cho họ, nhất là cho 2 con tao.

 Tao không nghĩ sẽ xãy ra như vậy nhưng tao hứa, mầy yên lòng.

 Cảm ơn mày Kh., với 2 tay đang bị còng anh đưa ra và siết chặt tay tôi.

        Ba mươi năm qua đi lời hứa với Thịnh vẫn còn đó, hình ảnh anh ngày nào đối diện lần cuối với 2 tay bị còng anh đưa ra siết tay tôi khá lâu như muốn ấp ũ một vòng tay trìu mến đầy thương yêu lo lắng cho vợ và các con anh mà lúc đó đã ngoài tầm tay, anh chỉ còn biết đặt cậy trông vào nơi một người bạn cùng chí hướng với mình… Tới Mỹ tôi hỏi thăm nơi các hội đoàn, khi biết xử dụng computer tôi tìm thấy trong mục “những người bị chết trong ngục tù Cộng Sản” tôi tìm thấy tên anh trong đó với lý lịch như sau: “Nguyễn hữu Thịnh, Đại úy Biệt Động Quân bị CS xử bắn tại trại Suối Máu, tĩnh Biên Hòa”. Tên thật của anh là Phạm hữu Thịnh, Thiếu tá, khóa 18 Sĩ Quan Trừ Bị Thũ Đức, ngành An Ninh Quân Đội, anh có qua khóa Tình Báo tại Okinawa, Nhật Bãn và từng là thông dịch viên cho các khoá học tình báo của các khóa sinh người Việt tại đó . Anh thuật lại với tôi là trong thời gian đó vợ anh sang thăm, chị không biết nói tiếng Nhật nhưng khi gọi taxi chị viết tiếng Hoa vào giấy, người tài xế đã hiểu và giúp đưa chị đến gặp anh…Nhiệm sở sau cùng là Ban Liên Hợp Quân Sự 2 Bên. Thịnh nói tiếng Anh trôi chãy và như có khiếu ngoại ngử, tôi nhớ anh thường hát một bài ca của Mỹ bằng cả tiếng Mỹ lẫn Việt mà đài Gươm Thiêng Ái Quốc trước đây vẫn thường phát thanh, tôi nhớ phần Việt ngữ đoạn đầu được chuyển ngữ: “Từ miền Bắc theo bước chân bộ đội vào Nam, ngỡ rằng trên đường diệt ngoại xâm.. Nào ngờ chốn đây cuộc sống vui thái hòa……” Bài hát nầy cho đến nay vẫn giữ giá trị, nói lên mức độ chính xác trong tình thế của cuộc chiến mà ngay bây giờ cho dù là người dân Nam hay Bắc VN, dù đã một thời theo chân đoàn quân xâm lược Bắc Việt cũng không thể nào phũ nhận tính xác thực của vấn đề.

          Anh kễ chuyện với tôi và cười nức nẻ là có lần cha vợ đi du lịch Đài Loan (Taiwan) về, một lần đến  dùng cơm chung với ông, trong bữa ăn thĩnh thoãng ông cười và thường nói chỉ một câu lơ lớ: Ỡ “Tài Lưn biên lớ, dó thữi hừ hừ !  Ỡ Đài Loan bên đó, gió thổi ù ù !” Thì ra ông cha vợ anh người Tàu và không biết nói tiếng Việt, Ông đã về Đài Loan có lẽ quê ông vùng biển có gió lộng. Tôi nghe Th. có nhắc về người mẹ nhưng không nghe nhắc đến cha anh.

          Đến trại Suối Máu, một hôm anh đội trưởng sau khi đi họp về cho biết ngày mai anh và các đội trưởng khác đi dự phiên xử án Thịnh và Bé (Thiếu tá cũng vượt trại bị bắt lại, người cùng đi với anh bị thương nằm vắt trên rào kẽm gai,   anh đau đớn rên la…cho đến kiệt lực mà chết). Trong xã hội cộng sản mà tôi đã kinh qua trong cuộc sống với họ, một điều tôi nhận ra là người Cộng Sản họ không cảm nhận được nỗi đớn đau của tha nhân và dường như họ còn cảm khoái trước sự đau khổ của người khác…Có lẽ vì họ trưởng thành trong một xã hội đầy thiếu thốn phãi bon chen, lừa đão, giành giựt để tìm sự sống riêng cho mình, một xã hội hoàn toàn không còn gì là đạo đức, lương tri, cuộc sống mà tình cảm con người được thay thế bằng lòng thù hận thì làm sao có thể tìm ra đâu một hành vi thiện.. vì những người thầy,  cha mẹ của họ cùng theo một khuôn khổ của “Đạo Đức Cách Mạng” có nghĩa là theo đảng, nói theo và làm theo Đảng là được ưu đãi và ngược lại thì sẽ bị bạo lực của Đảng đè bẹp không thương xót.

Report this ad

Cái gọi là Tòa Án Nhân Dân đại khái cũng bao gồm đầy đủ thành phần của bồi thẩm đoàn: chánh án, công tố viện, luật sư biện hộ. Anh Đàn (trước là Cảnh Sát trưởng Quận Nhất) lúc đó là đội trưởng có tham dự phiên tòa, anh nói chánh án là một người đàn bà quê mùa thô kệch, ngồi ghế quan tòa đã kéo hẳn 2 chân lên bàn ngồi. Hai cái hòm và huyệt đã được đóng sẵn và đào ngày trước đó!.. Buỗi xử án được truyền theo hệ thống loa xuống tận nơi chúng tôi ở. Chúng tôi nghe giọng nói của Thịnh khi được hỏi, giọng anh bình tỉnh, chắc nịt và đầy lý lẽ, anh nói tôi theo cha mẹ vào Nam, lớn lên trong một đất nước có Tự Do Dân Chũ và được đa số các nước trên thế giới công nhận (anh nói chính xác lên con số hầu như tuyệt đối của các nước trên thế giới đã công nhận VNCH ở miền Nam và và con số ít oi cho miền Bắc   có lẽ việc anh làm trong thời gian cuối cùng giúp anh nhớ những con số chính xác nầy). Khi được hỏi sao anh không theo cách mạng mà theo giặc ngụy, anh đã dỏng dạt trả lời: “tôi vào quân ngũ theo nghĩa vụ quân sự, vì bổn phận của thanh niên trong thời chiến phãi tuân hành để bão vệ tỗ quốc, nước Việt  Nam  Cộng Hòa, đất nước tự do mà tôi đã sống và phục vụ như một công dân,  suốt đời tôi cho đến lúc nầy vẫn chưa hề nghe thấy hay đọc được bất cứ một lời kêu gọi nào từ cái gọi là Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam…Anh còn nói nhiều lời hơn để trả lời mà tôi không nhớ hết.Trong phiên xử luật sư bào chửa cho Th. vỏn vẹn đã chỉ nói một câu mà chúng tôi nghe được là: “Tội trạng anh rành rành như thế thì bào chửa thế nào ! ?

         Sau đó họ nghị án tại chỗ và tuyên án “tử hình”, sau này tôi được biết một lúc nào đó anh bị nhét khúc củi vào miệng và dẫn đi. Khoãng non 20 phút sau chúng tôi nghe các tràng súng nỗ. Lúc đó tôi đang ngồi ăn cơm bên ngoài giữa 2 buồng giamvới một người bạn thân mà chúng tôi đồng ý sẽ thực hiện tiếp một cuộc vượt trại khi có dịp. Ngồi trên 2 khúc cây tròn sắp sửa được bổ thành củi và một khúc làm bàn. Trong âm vang tiếng nỗ của những tràng đạn AK, bỗng chốc mây tím giăng đầy và bầu trời như tối lại, gió cuộn mạnh từng cơn và từng đợt mưa nhẹ lất phất…làm lòng người dù cứng tin đến đâu cụng phãi nhận rằng có một cái gì đó khá khác thường xãy ra nơi lằn ranh giữa 2 cuộc sống vật chất và tâm linh đúng ngay thời điểm Thịnh và Bé đang bước vào thế giới bên kia đó. Tôi bậc khóc, bạn tôi để  yên (anh là người sau nầy đã lỡ trong chuyến vượt trại với tôi tại Sơn La vì tôi bị tách ra sang trại 6, anh được về trước đã lo cho gia đình tôi, sau khi vợ tôi mất, anh đã nuôi dạy các con tôi và lo cho tôi được thả về sớm hơn vài năm; nhà tôi bị mất, anh mướn tầng trên lầu số 533 Phan Thanh Giản (cũ) Saìgòn; là một Phật tử trung kiên mổi sáng anh đều quì lạy, đọc kinh trước bàn thờ Phật, tết đến anh ra balcon đứng lên qùi xuống lại tám hướng trên trăm lần). Một lúc sau chợt có một bàn tay ai đó vịn vào vai và xoa nhẹ vào đầu tôi, ngạc nhiên với cử chỉ nầy tôi quay đầu ngước nhìn thì bắt gặp ánh mắt của thầy Thượng Tọa Thanh Long, người mà tôi rất quí mến và mới biết ở đây, thĩnh thoãng tôi có đến thăm và nghe thầy nói chuyện dù tôi là người Công Giáo lâu đời. Trong bộ đồ Bà Ba của người dân quê miền Nam nhuộm màu đỏ gụ của những ngày những đoàn người từ miền Bắc di cư vào Nam tị nạn, thầy có dáng dấp rất bình dân và giọng nói nhẹ nhàng hòa nhả nhưng lại là một con người với kiến thức Nho học uyên thâm, một tấm lòng quãng đại và từ bi nhân hậu của bực chân tu. Nghiệp nạn thầy đã trả hơn 13 năm trong tù cộng sàn. Thầy được tha về ngụ tại một ngôi chùa ở Sàigòn và mất sau đó, tôi có hỏi thăm những người ở cùng trại với thầy thì được biết suốt thời gian nạn nghiệp thầy vẫn ăn chay, quà cáp gởi vào thầy phân từng gói nhỏ tối đến âm thầm đem để trong chân màn kẻ khó. Thầy nói:  Đừng khóc buồn nữa, để anh ấy ra đi…Nghiệp nạn! Nghiệp nạn ! nghiệp nước và nghiệp của mỗi người trong chúng ta, chúng ta ở lại buồn cho sự ra đi không bình thường của anh ấy nhưng lắm khi anh ấy thoát nghiệp rồi mà chúng ta đây vẫn còn phải trả…Qủa thật thầy nói đúng!

Report this ad

          Vài ngày sau trên một chòi gác cao sát rào gần cuối dãy nhà giam, một anh cán binh trẽ CS nói chuyện với nhau khi đổi gác cố ý cho chúng tôi nghe : Tao bắn chỉ một tràng là đạn vào người và phọt óc ra ngay ! Nghe vậy tôi cố bám vào một hy vọng thật mõng manh là biết đâu tụi nó chỉ lập phiên xử và tạo tiếng nỗ để dọa mà ngăn chận việc trốn trại ? ! Một thời gian ngắn sau tôi nhờ một người bạn cùng binh chủng bên phân trại kế bên (chỉ cách nhau bởi 2 vách ngăn đang bằng kẻm gai thẳng đứng chân cách nhau khoảng 2 thước) cho tôi biết là người trong toán liệm và chôn Th.với Bé ở trong cùng phân trại của anh, tôi nhờ anh ấy tìm cách cho tôi gặp người đó và khi gặp được tôi gạn hỏi bộ đồ mà Th. mặc ngày đó thì anh ấy cho tôi biết là Th. mặc quần jean màu xanh và áo chemise trắng, ngắn tay. Những gì tôi vừa nghe đã xác định và tôi không còn nghi ngờ gì việc Th. đã chết, anh ấy còn nói thêm là xác Bé bị nhiều vết đạn và đầy máu nhưng Th. thì một viên nơi đầu và thấy vết máu đọng nơi ngực không nhiều như Bé, miệng Th. bị tộng một khúc củi cắm sâu vào và đầy máu. Nghe nói vậy tôi nghĩ rằng vì lời nói cứng rắn của Th. mà anh bị hành hạ bằng cách đó, như vậy là anh bị ngộp thở và đã bất tỉnh hoặc chết trước đó rồi, xong được kéo lôi ra ngoài không xa để bắn thêm vài phát nữa cho chắc chắn. Tôi nghĩ chắc là vậy! Trong Conex không đầy 3 thước vuông, chỉ có 2 người là Th.và tôi, túi đồ nhỏ mang theo cho một tháng học tập theo “lệnh đểu” của kẻ cầm quyền cộng sản, qua sinh hoạt chung hàng ngày…thì tôi đã biết được chính xác những gì mà tôi muốn tìm hiểu, giờ đây tôi cũng biết thêm rằng Thịnh người đã lãnh nhận bản án tử hình, chính anh là người cứu tôi thoát chết trong cùng một ngày với anh hôm đó.

          Sau ngày tôi được thả, tôi tìm đến nhà Th. nơi đường Dạ Nam ngay hông cầu chử Y, con đường nầy tôi có biết, tôi không biết số nhà nhưng khoảng đường đó không dài lắm nên tôi cố dọ hỏi nhiều lần mà không ai biết, có lẽ nhà đã được giao cho người mới vào tiếp thu. Hy vọng những dòng chử trong cuốn sách nầy sẽ đến được với vợ con Th. Từ đó đến nay đã khá lâu thì vợ con anh chắc cũng đã biết tin tức về cái chết của anh, mong rằng qua bài viết sẽ đem đến cho họ nguồn an ủi qua thông tin tối thiểu này, mang đến cho họ những phút giây liên tưởng quí báu của người thân yêu của mình, nhất là cho hai cháu trai mà trước khi ra đi không lâu anh đã ân cần nhắn gởi tôi nhờ tôi lưu tâm…để các con anh biết thêm về người cha, một người trai đầy khí tiết với lập trường kiên định, sống thời đất nước trong cơn ly loạn, đã dũng mãnh đương đầu với kẻ thù cho đến giờ phút cuối đời một cách đầy khí phách và đi vào lịch sử như một người anh hùng thực sự của đất nước.

* Nguyển Quốc Khánh

TB:  Qua trình bày trên tôi cũng ước ao liên lạc được với gia đình chị và các con của Quang. Nếu có ai đó biết được hoàn cảnh sinh sống của chị và các con anh Quang xin vui lòng cho tôi biết. Chân thành cảm ơn.  

Nguồn: http://thietgiapbinhvnch.com/WebDoc/TR-Cuocvuotthoat.htm

Ý kiến bạn đọc
Thứ Ba, 17 Tháng Mười Một 20202:49 SA
Khách
Chuyện kể thật buồn thảm trước nghịch cảnh đau thương của đất nước sau ngày 30 tháng 4 năm 1975.Tác giả viết về Thành Ông Năm Quận Hốc Môn là địa danh rất gần gũi với nhiều người tù cải tạo bị tập trung, trước khi phân chia đi tới các trại nghiệt ngã hơn khắp đặt nước, đã khơi lại ký ức những ngày tôi phục vụ tại nơi đây. Thành Ông Năm bao gồm 2 doanh trại của 2 Liên Đoàn Công Binh.Trại Lam Sơn do LĐ 30 CBCD (Nằm sát quốc lộ 1 trên đường Saigon - Tây Ninh nay là QL20) và Trại Mê Linh thuộc LĐ 5 CBKT nằm phía trong. Sáng sớm ngày 29 tháng tư nằm tại vị trí chiến đấu ở giao thông hào Đại Đội 303B, ngay cổng liên Đoàn 30 Công Binh Chiến Đấu yểm trợ cho LĐ 9 BĐQ biên phòng vành đai thủ đô, chặn đường tiến quân tăng T54 công sản từ Củ Chi tiến về Saigon trong suốt ngày 29 tháng 4. Tuy nhiên súng chống tăng M-72 LAW vô dụng, vì bị cản trở bởi hàng rào lưới chống B-40 dọc quốc lộ. Chiều 29 doanh trại thất thủ nên rút lui vào bên trong, rồi tản hàng vượt rào, chạy ngang LD5CBKT (đã bị bỏ trống gần hết) đi 6 cây số đường làng để về tạm trú trong họ đạo nằm sát ranh Xuân Thới Thượng, Bà Điểm. Trưa ngày 30 Ông Minh tuyên bố đầu hàng và các quân nhân thất trận tản mác nhà dân bị lùa ra tập trung tại các cánh đồng xã Bà Điểm gồm nhiều binh chủng : LĐ 9 BĐQ biên phòng, SĐ 25 bộ binh, LD30/CBCĐ, LĐ 5/CBKT, TTHL Quang Trung, Trường Quân Vận. Mọi người phải làm tờ khai lý lịch từ 17 năm về trước. Tới chiều cho giải tán về trình diện địa phương. Hai hôm sau mang thẻ sinh viên ra trình diện ủy ban quân quản Huyện Hóc Môn để xin giấy về trình diện Ủy ban quân quản thành phố Vũng Tàu dọn dẹp thành phố (giấy viết tay do bà Nguyễn Thị Xuyến cấp ký tên, không có dấu mộc). Sáng mùng 5 ra Vũng Tàu và gặp một số người quen làm nghề biển tại Sao Mai, bàn tính nửa đêm vượt biển. Sau một ngày lênh đênh gặp được chiếc ghe lớn trôi lềnh bềnh vô chủ, do những người di tản vứt bỏ còn gạo nước trên thuyền nên nhóm chia hai để tiếp tục hành trình, hai ngày sau gặp tàu Việt Đức 9 không người, vất ngoài khơi, tìm được bản đồ để định vị đi Phi và chiều hôm đó được 1 tàu thuộc Hạm đội 7 cho cặp sát, thả lưới tiếp tế nước, đồ hộp và được chỉ đường đi Subic Bay. Ngày 13 tháng 5, 1975 cập cảng hải quan Phi Luật Tân trong vịnh Manila, cho làm thủ tục khám sức khỏe, rồi 2 ngày sau được đưa sang căn cứ Mỹ Subic Bay. Sau hơn một tháng dò tìm tin tức, cuối cùng được đoàn tụ gia đình tại trại không quân Anderson Guam, rồi cùng bay sang Camp Pendlenton California Mỹ đúng ngày độc lập 4 tháng 7. Tuy may mắn không bị cải tạo để viết những chuyện đau thương đầy nước mắt, nhưng lòng quặn đau mỗi khi đọc hồi ký của các chiến hữu.
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn