Chuyện thời sự SỰ KHÁC BIỆT GIỮA NGƯỜi MỸ & NGƯỜI VIỆT - Lão Phan

Thứ Tư, 07 Tháng Mười 20208:30 CH(Xem: 4469)
Chuyện thời sự SỰ KHÁC BIỆT GIỮA NGƯỜi MỸ & NGƯỜI VIỆT - Lão Phan

SỰ KHÁC BIỆT GIỮA NGƯỜi MỸ & NGƯỜI VIỆT  

                                                                 *

 - Người Mỹ không thích người khác biết mình có tiền. Người Việt thì tìm cách khoe của.
- Người Mỹ thả thú vào rừng. Người Việt vào rừng bắt thú.
- Người Mỹ nói ít làm nhiều. Người Việt nói nhiều làm ít hoặc "nói một đằng làm một nẻo".


PzpTWDQz3JMScewh2fMpuFoKqgBq3X5OlB9zYwWaeYrcGJh5sORIxxEty_fHzoVSVcPqDx9M3R5daxBU8jq4Lt1L9NTRfgijjyQWNGw-gh0RGlN6hLEbbCeo1IPcw2EWsLMVbk5jpcockGudhw

- Người Mỹ khi ra nước ngoài thì tìm học cái hay. Người Việt thì tìm chỗ ăn chơi (thích hưởng thụ)
- Người Mỹ hôn nhau ngoài đường, đi tiểu trong toilet. Người Việt hôn nhau trong toilet, đi tiểu ngoài đường. - Yêu nhau người Mỹ hôn công khai. Người Việt hôn trong bóng tối.

- Người Mỹ không thích người khác biết mình có tiền. Người Việt thì tìm cách khoe của.
- Người Mỹ nói ít làm nhiều. Người Việt nói nhiều làm ít hoặc "nói một đằng làm một nẻo".
- Người Mỹ khi ra nước ngoài thì tìm học cái hay. Người Việt thì tìm chỗ ăn chơi (thích hưởng thụ)
- Người Mỹ hôn nhau ngoài đường, đi tiểu trong toilet. Người Việt hôn nhau trong toilet, đi tiểu ngoài đường. - Yêu nhau người Mỹ hôn công khai. Người Việt hôn trong bóng tối.
- Ở Mỹ, lễ sếp tặng quà cho nhân viên. Ở Việt Nam nhân viên biếu quà cho sếp.
- Người Mỹ ăn nhanh để đi làm. Người Việt làm nhanh để đi ăn.
- Đàn ông Mỹ tan sở về nhà ngay. Đàn ông Việt tan sở lê la quán nhậu, Cafe...
- Người Mỹ yêu động vật, thích chăm sóc thú cưng. Người Việt đâm trâu, chém lợn, ăn thịt chó-mèo.
- Người Mỹ vừa dạo chơi vừa nhặt rác. Người Việt vừa dạo chơi vừa xả rác ra đường.
- Người Mỹ đánh bắt hải sản thì thả mấy con nhỏ và con cái đang mang trứng. Người Việt đánh bắt hải sản thì tóm toàn bộ không tha con nào hết (càng nhiều trứng càng tốt vì bổ béo).
- Người Mỹ va chạm nhau trên đường thì ôn hòa bắt tay xin lỗi và hỏi han lẫn nhau.: có sao không ? Người Việt thì hung hăng để quyết ăn thua đủ.
- Người Mỹ cuối tuần đem gia đình đi xa thành phố để thay đổi không khí. Người Việt thì đem cả nhà đến trung tâm thành phố.
- Mỹ quy hoạch nhà theo chiều ngang (bề rộng), nhà xa mặt đường thì đắt. Việt Nam quy hoạch nhà theo chiều dọc (hình hộp dẹp), nhà xa đường thì rẻ.
- Người Mỹ không uống rượu trước mặt trẻ em. Người Việt uống rượu sai trẻ em đi mua thêm, đi chậm sẽ bị đánh đòn.
- Người Mỹ đến nhà hàng gọi ăn, uống vừa đủ. Người Việt tỏ ra sành điệu ăn uống phải bỏ mứa, lãng phí.N36sUyhKBNozk_jAuSEA54gI1Ipn9H6XoknHDJ03A16H9zWJbCEMlgJCg6YyJ4_mrBv18nuKIe2vngiRdABuAdwcX3E7-GyOYw5monyUWjzhMDfdmUI2Ps6N9LlJFZnTzbc3x0Q-LJTRSqguZQ


- Người Mỹ đến nhà thờ cầu nguyện cho yên bình. Người Việt đi đền chùa để “hối lộ thần thánh” và phá lộc, cướp hết...
- Người Mỹ đi du lịch thì mặc cốt sao thoải mái và khám phá cảnh vật, văn hóa. Người Việt đi du lịch thì lo áo quần, mặc đẹp và chụp ảnh, khoe khoang lên facebook...
- Mỹ không thích hỏi tuổi, hỏi lương. Người Việt là câu cửa miệng hỏi kỹ…
- Người Mỹ không bao giờ vứt rác sang nhà hàng xóm. Người Việt thường rác vứt ra đường vì ỷ có nhân viên vệ sinh dọn giùm.
- Người Mỹ mạnh dạn, thẳng thắn góp ý với sếp. Người Việt thích đàn đúm nói xấu cấp trên.
- Người Mỹ sống thật không thích khoe mẽ. Người Việt không khoe sợ người khác nghĩ mình nghèo...
- Người Mỹ thích vận động nên họ đi bộ rất nhanh, tác phong gọn gàng, thái độ dứt khoát. Người Việt lề mề, ù lì - thụ động.
- Ở Mỹ chặt một cây thì trồng 3 cây. Ở Việt Nam chặt hàng trăm cây nhưng không trồng cây nào.
- Người Mỹ nuôi con theo ý họ. Người Việt nuôi con theo chỉ đạo của mẹ chồng.
- Người Mỹ bàn xong thì đồng thuận - nhất trí , bắt tay làm. Người Việt bàn xong thì tiếp tục bàn ra và tranh cãi...
- Người Việt bị phê bình thì nhảy dựng lên như đụng phải nước sôi. Người Mỹ bị chỉ trích thì tranh luận & tiếp thu.
- Người Mỹ muốn đến nhà ai thì gọi điện thoại trước. Người Việt cứ đến nhà không thấy thì gọi hỏi sao không có ở nhà ?
- Người Mỹ luôn hỏi ý kiến con cái trước mọi vấn đề. Người Việt coi con trẻ là không biết gì, áp đặt phải nghe theo ý mình.
- Ở Mỹ học nhiều, tiến sĩ ít. Việt Nam học ít, tiến sĩ nhiều ( theo đầu người ).
- Ở Mỹ lên xe là chạy. Ở Việt Nam lên xe là bóp còi.pm3pVLMcxPNHkwm7VIJvluanOw1IoqHWI2mHn3qrYEiz0c5TGO8rq9mdIGc0cWqWo9MJmXzdHSo71PVb4OVLS5BsyJIhhNnINrvkXkliFXmwQw9Nko5XtJdwccL-pA9nwKlOoZZKiRm8hQHBZg

                                                *

Như trên nghĩ mới  xong chầu 

Người Mỹ chính cống từ đầu xuống chân.

Còn dân  cũng Mỹ nhưng phần…

Tóc đen, da không có trắng thì mần ra sao ?

Theo dân bợm nhậu tán vào…

Dân Mỹ gốc Việt, làm sao hả Trời ?

Nghĩa là cái đám tụi tôi,

Tào lao, xích đế…dở hơi cả  hè ???

 

                                                                                Lão Phan sưu tầm (HNPD)
*******************
 
 
 

Số 123  - Chuyện thời sự :                                                                                          Ngày 18 – 3 - 2018

Số

Nhờ người mẹ can đảm từ chối phá thai,
hai con sinh đôi làm linh mục
 

BlmVzaKylR4s8ZWReUjKEzz-zn9SVvkTeeMTgjMPGUteHbnxs8UYlItiELi5SXHsXH88h72QF5GGjy7mk4q-r9m5DIQqtRSUXX6-vlNh-ayOTntZtIynPNCesHNnl6jujcFKzJAgMry_97wICg


      Hai linh mục người Chile là anh em song sinh cho hãng tin Công Giáo Hoa Kỳ CNA biết, nhờ thân mẫu kiên quyết không chịu phá thai mà hai anh em đã được sinh ra và nay trở thành linh mục.

Hai linh mục đó là cha Paulo Lizama và cha Felipe Lizama sinh ngày 10 tháng 9 năm 1984 tại thành phố Lagunillas de Casablanca. Cha Felipe sinh trước, cha Paulo sinh sau 17 phút

Cha Felipe kể rằng mẹ ngài là bà Rosa Silva, khi biết mình có thai, đã xin đi chiếu điện và sau đó đã được siêu âm bào thai. Bác sĩ cho biết bào thai của bà có một cái gì lạ: “Thai nhi có 3 tay, hai cái đầu, chân thì quấn lấy nhau.”

Bác sĩ cho biết, tính mạng bà có thể bị nguy hiểm nếu giữ bào thai và cách chữa trị là phá thai. Phá thai ở Chile được luật pháp cho phép. Tuy nhiên, bà Rosa, mẹ của hai Linh Mục, đã không bằng lòng và kiên quyết từ chối lời đề nghị phá thai. Bà nói, bà chấp nhận những gì Thiên Chúa trao cho bà.

Cha Felipe nói: “Chúa đã tạo dựng bào thai song nhi. Tôi không biết các bác sĩ đã sai hay có chuyện gì”

Còn cha Paolo nói: “ Tôi thì luôn luôn nhớ tới lòng yêu thương và dịu dàng trong trái tim của mẹ tôi là người đã cho chúng tôi sự sống”.

Cha Paulo kể thêm rằng “ Khi anh ngài là cha Felipe sanh rồi, thì cuống nhau vẫn chưa đứt ra khỏi cung lòng mẹ nên bác sĩ đã đề nghị nạo bào thai để lấy cuống nhau ra. Bà Rosa Silva, mẹ của hai Linh Mục từ chối và nói bà cảm thấy còn một đứa bé nữa ở trong cung lòng. Và quả thế 17 phút sau, cha Paulo đã được sinh ra.

Trước sự kiện này cha Paolo nói: “ Chi tiết cuối cùng này có ý nghiã rất quan trọng đối với tôi. Mẹ tôi biết tôi còn ở trong bụng, tôi sinh ra trễ nhưng đã được sinh ra. Nếu bác sĩ nạo cung lòng mẹ tôi thì chắc chắn tôi đã bị thương nặng rồi”.

Câu chuyện hai cha đã được sinh ra thế nào chỉ được hai cha biết đến khi đang học năm thứ Sáu tại chủng viện



      Cha Paolô kể tiếp: “Điều chắc chắn là sự khôn ngoan của mẹ tôi và tâm hồn của bà đã đúng lúc cho chúng tôi được biết chuyện kỳ diệu như thế ”

Rồi ngài kể tiếp: “Hồi tưởng lại chuyện đó trong khi trước đây tôi vẫn nghĩ rằng ơn kêu gọi làm linh mục của tôi chỉ bắt đầu từ thời thanh xuân, nhưng sau này tôi mới nhận ra rằng Chúa đã can thiệp vào đời tôi ngay từ thuở ban đầu nhờ cái tiếng “Xin Vâng” của mẹ tôi”.

Thời còn bé, dù được lớn lên trong gia đình Công Giáo, nhưng cả hai anh em đã mất đức tin và thôi không dự thánh lễ nữa. Rồi chính việc cha mẹ ngài ly dị mà hai anh em lại đã trở về với Giáo Hội và chịu phép Thêm Sức.

Cha Paolô kể tiếp rằng dù lúc mất đức tin, nhưng hai anh em vẫn cảm thấy mình bị hấp dẫn bởi Mình Thánh Chúa, thánh ca và việc âm thầm cầu nguyện.

Cha Felipe thì kể rằng chính cha Reinaldo Osorio đã kéo ngài trở về với Chúa. Và sau này cha Reinaldo Osorio đã hướng dẫn hai anh em trong chủng viện để lên chức linh mục.

Cha kể với cơ quan truyền thông CNA: “ Chúa đã gọi tôi, tôi nhận ra rằng chính Chúa và mọi sự trong Chúa làm tôi rất hạnh phúc. Chắc chắn tôi muốn làm linh mục”.

Điều ngạc nhiên là dù hai anh em sống gần nhau nhưng không bao giờ nói cho nhau biết về ơn kêu gọi của mình. Cha Paolo nói “ Tôi không biết anh em tôi ai đã nghe tiếng Chúa gọi trước, nhưng tôi nghĩ Chúa đã chọn đường lối tôn trọng sự tự do đáp trả của anh em tôi.”

Tháng 3 năm 2003, cả hai anh em gia nhập chủng viện. Ban đầu gia đình băn khoăn về quyết định của họ, nhưng sau một năm sống trong chủng viện, mẹ ngài thấy hai con hạnh phúc nên bà đã an tâm.

Vào ngày 28 tháng 4 năm 2012, hai anh em song sinh, thầy Felipe và thầy Paulo chịu chức linh mục và cử hành lễ mở tay tại quê hương của các ngài là Nhà Thờ Đức Mẹ Ban Ơn ở Lagunillas.

Sau một năm chịu chức, giờ đây cha Felipe phục vụ tại giáo xứ Thánh Martin of Tours ở Quillota, và cha Paolo phục vụ tại giáo xứ Đức Mẹ Mông Triệu tai Achupallas.

Kết thúc câu chuyện về đời mình với CNA Cha Felipe nói: Chúa không làm chuyện linh tinh với chúng ta. Ngài muốn chúng ta hạnh phúc, và chức linh mục là ơn gọi tuyệt vời làm chúng tôi vô cùng hạnh phúc.

Còn cha Paolô kết luận “ Theo Chúa Giêsu không phải là dễ, nhưng là chuyện tuyệt vời. Chúa Giêsu, Giáo Hội và thế giới cần chúng ta, nhưng không phải cần bất cứ bạn trẻ nào, mà chỉ cần những bạn nào được trao ban sự thật của Thiên Chúa để chính đời sống họ sẽ chuyển tải sự sống, nụ cười của họ mang theo niềm hy vọng, diện mạo của họ chuyển tải đức tin, và hành động của họ sẽ mang theo niềm tin yêu.”


                                                                                          Lão Phan sưu tầm (HNPD)

 

****************

 

Số 125  - Chuyện thời sự :

Vài hình ảnh về cuộc tranh luận đầu tiên giưã 2 ông Trump và Biden

 

KOCM4xaTvUxpq6sfbiQEkphillugjPiqjodH3T50e5E1UGmlTOw-FErDR2VBLsl_OB8xuoa_Ud2xmHi9gDCV6YUa7gTz2BcbZ5cxQae8AjZXi0V-KaeXKCkpxce3l2CMnHizjNxdgTjlcaMKFg

 

MYaRX3_vkAd3EdIW4KC9AtpoC1xuSQO6TPCxCQHkuME7JMicFAWgKRKh65yVP3t4OiKPcezRXI_QVkrnlNqsyC9cW4SsNjfnJ-aF1xhBrnQkM5ljE2YWYMtlBbWdDVieACQdkahOrmvPsLOi1w

 

cb7C353lXxT32DF8iN_cFHUHxxB9gOJU5sVyg7XxIePmkqZJOJV_Pzmzf3iVAIJR1EBU0la2z0K3gSIZMQrADxtnOW5oWU9P8Y34wOod6DpMnYYuZ0iQqDFb5z57-6wkTHNv067gAhnyDQjWFA

 

adFvu2nVGzaTFI5ssfh-P_-hk1wpGhBTmra_teCgvrQdbPuJawZ8rzgimCLiNQ90YHmGKRIB3CndSMEpCBgbcGzpsBVkUDmmaPs5FiE5Dk_ig2roIZFMNXDJibKNLqb18wMkuLha6NEOyis-OQ




6083XV3uyrmrx2xdxMsKtTUqs97xNVhebcUr0KCtR0FLyWKasWNFF92jjA3Imu2R16qZFcwEU2fGZ8glWLuL7w7miQLVd7uJjt4RKH3r2GQzwociJZprEaK67dvpvx3JBsms4Fx7vI5P7_uTQA

 

B6yFTPvlCftVqQ2ndDuLhFmQ_XHCtDD-kUOr6qrMwtHZLUsIDWMkXFh_bWk4h0v3bH-ZxVMAVNeljw1qQ96be50grF_QHdwaA8OINqiHSlFnwTCWIw-p7WaPj-3engNkkdd18n43G_tpZtyBCw

 

WoBDcEs-CcUMQ2MrRz__bQuDTH_oVrXfoO84AIcctk5Lce82XKfiuVPdUx4qQeRrg1KU9TAZg64VrpnQKDlwzlKmhSaJjfU_KqvT_cJrCUuM3hDNVpx0ekmuy9_JRAvV8kYoLfCQqkSbqO7Wrw

 

Qv7uI6KNbq8SQlCClaiUZkUgn9wn8hwmGwT2x5lIpJsS1reRly2XJYbPNr3A1fI22ID8jfk_uq1dFI4jWUcPD0kcQ7t39yH5g0uaZj14UOfCRF5TYSjduGZ3OX3dlLR0r58r-U0zQ6v8ZoO0NQ

 

               Lão Phan sưu tầm(HNPD)

   Và gửi tặng những bà con yêu cầu cho coi vài tấm ảnh về cuộc tranh luận đầu tiên giửa 2 ông Trump – Biden.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn