Vẫn đắc cử Tổng thống Mỹ dù thua hàng triệu phiếu phổ thông - Lão Phan.

Thứ Sáu, 18 Tháng Chín 20205:51 CH(Xem: 4587)
Vẫn đắc cử Tổng thống Mỹ dù thua hàng triệu phiếu phổ thông - Lão Phan.
 Số 63  - Các tổng thống Mỹ :       

Vẫn đắc cử Tổng thống Mỹ dù thua hàng triệu phiếu phổ thông

30/07/2020    

    Trong số các cuộc bầu cử tổng thống trong lịch sử nước Mỹ, có 5 người thắng cử nhờ số phiếu cử tri đoàn dù thua về phiếu phổ thông., có khi hàng triệu…


jyY0ocrf5aO9cl3MeaIe597NyPvDfxTBNIG3R2cbvkSgS24TZKltyyFhdy6iHQbuQP5PgxdMt0MLdeEMsZEPJGvJXUe_alekPe4q6BiD5jcmGSv_QVsxDc160P1H3px2b3NtqXIVI5jQh76oeg

John Quincy Adams (1824)

   Đây là một trong hai trường hợp đắc cử tổng thống lần đầu tiên thua cả phiếu phổ thông và phiếu đại cử tri.

 

John Quincy Adams, Tổng thống thứ 6 của Hoa Kỳ

Bốn ứng cử viên tổng thống năm 1824 đều là thành viên của Đảng Cộng hòa - Dân chủ. Đó là Andrew Jackson, John Quincy Adams, William Crawford and Henry Clay. Khi kiểm phiếu, Andrew Jackson giành được nhiều phiếu phổ thông và phiếu đại cử tri nhất, nhưng lại thiếu 32 phiếu mới đủ số phiếu đại cử tri cần thiết để giành chiến thắng.

Trong trường hợp không có ứng viên tổng thống nào giành được đa số phiếu đại cử tri, Hạ viện có quyền bầu tổng thống theo hiến pháp. Henry Clay là chủ tịch hạ viện nên bị loại khỏi danh sách. Hạ viện đã bầu Adams, dù Jackson giành được 99 phiếu đại cử tri trong khi Adams chỉ được 84 phiếu. Khi Adams lên làm Tổng thống và bổ nhiệm Henry Clay làm Ngoại trưởng, Jackson tức giận và buộc tội các đối thủ gian lận.


Rutherford B. Hayes (1876)CZBsfDUVRCTwEK5g3n8O86mhmU8JljlCF-LXDsdKVskMdRTwEFATSa_To8glhoXF5hRmazeZdMDKKMK0XzG6mX0NzS6z6yu9Hz1JC9bfYTzJApAVYE0pMu8LivOO3JJ4g7y85XjnjOftqFG3Tw

Cuộc bầu cử năm 1876 là một trận đua đầy tranh cãi giữa ứng viên đảng Cộng hòa Rutherford B. Hayes và ứng viên đảng Dân chủ Samuel Tilden. Khi kiểm phiếu, Tilden đã giành được 184 phiếu đại cử tri, thiếu đúng một phiếu để đạt đa số phiếu. Hayes chỉ giành được 165 phiếu, nhưng vẫn còn 20 phiếu đang gây tranh cãi.

 

Rutherford B. Hayes, Tổng thống thứ 19 của Hoa Kỳ

Đảng Cộng hòa phản đối kết quả từ Florida, Louisiana và Nam Carolina, vì cả hai bên tuyên bố ứng cử viên của họ đã giành chiến thắng tại các bang này. Vì vậy, Quốc hội đã thành lập một Ủy ban bầu cử liên bang lưỡng đảng và Ủy ban này đã trao tất cả 20 phiếu tranh chấp cho Hayes, người đã giành chiến thắng sít sao với 185 phiếu so với 184 của Tilden.

Lý do Hayes giành được số phiếu này là do giữa hai đảng đã có một thỏa thuận. Đảng Dân chủ đồng ý để Hayes trở thành tổng thống với điều kiện đảng Cộng hòa rút hết quân khỏi Liên minh miền Nam. Đây cũng là một trong những lý do khiến Thời kỳ tái thiết chấm dứt vào năm 1877.


SasQIxCvjKt3OvRBxWC4zLvNh3Tid5wSS2ucCay7KswKYGGA9gyi0JbcD8Nz02VaKriQLPMiSbiNGRZkNM073xzSje4gXnGm5H-VQuI7_BvLZFFrncJGB28pNDXJYN8kRiHMP6X5QSCsSEvPHQ

Benjamin Harrison (1888)

Cuộc đua năm 1888 giữa Tổng thống Dân chủ đương nhiệm Grover Cleveland và đối thủ đảng Cộng hòa Benjamin Harrison đầy những gian lận và hối lộ. Cả hai bên cáo buộc nhau mua chuộc cử tri bỏ phiếu cho ứng cử viên của mình. Những cử tri “trôi nổi” không trung thành với bất cứ một đảng nào có thể bán cho người trả giá cao nhất.

 

Chân dung tổng thống Benjamin Harrison năm 1888

Cuối cùng, Cleveland và đảng Dân chủ đã giành chiến thắng ở toàn bộ miền Nam trong khi đảng Cộng hòa giành chiến thắng ở miền Bắc và miền Tây, bao gồm cả bang Indiana quê hương của Cleveland với tỷ lệ sít sao. Cleveland đã giành được hơn 90.000 phiếu bầu phổ thông nhưng lại thua số phiếu đại cử tri với tỷ lệ 233 - 168.

    Bốn năm sau, Cleveland lại ra tranh cử và đánh bại Harrison, trở thành Tổng thống Mỹ đầu tiên và duy nhất đảm nhiệm hai nhiệm kỳ không liên tiếp.


2B4zoevhhn3eL5S6-KHeGQHCkFhfXSMBHrovuJfwL_2YMDwKcGtTNlOrKW1t1kMRHQyX6sTBdRYWfagXipeROTjXWIPB__mngEbMrcQ30Wyah2DwxrgW098ez7HwkuMKaeNr5pEChsY68nnJtg

George W. Bush (2000)

Sau 112 năm kết quả bầu cử đã trở lại bình thường với người giành đa số phiếu đại cử tri đoàn cũng giành đa số phiếu phổ thông, cuộc bầu cử tổng thống năm 2000 gây nhiều tranh cãi đến mức tòa án tối cao phải can thiệp.

Cuộc cạnh tranh diễn ra giữa ứng viên đảng Cộng Hòa George W. Bush và ứng viên đảng Dân chủ Al Gore. Vào đêm bầu cử, kết quả rất sít sao với ba tiểu bang Oregon, New Mexico và Florida. Gore cuối cùng đã giành chiến thắng ở bang Oregon và New Mexico với tỷ lệ sát nút (chỉ có 365 phiếu ở New Mexico), khiến bang Florida phải quyết định ai làm tổng thống.

Cuộc đua ở Florida sít sao đến mức các nhà chức trách phải tiến hành tái kiểm phiếu. Ngoại trưởng bang Florida Kinda Harris tuyên bố ông Bush là người chiến thắng với 537 phiếu bầu. Gore khởi kiện và cho rằng không phải tất cả các lá phiếu đều được tính. Vẫn còn hàng đống phiếu đục lỗ lâp lửng bị coi là không hợp lệ vì lỗi của cử tri.Tòa thượng thẩm Florida đứng về phía Gore, nhưng Bush đã kháng cáo lên tòa án tối cao liên bang. Với 5 phiếu thuận và 4 phiếu chống, Bush đã đảo ngược phán quyết của tòa án Florida và tạm dừng lệnh tái kiểm phiếu. Nắm trong tay bang Florida, Bush đã chiến thắng phiếu đại cử tri với tỷ lệ 271-266, dù ít hơn Gore hơn 500.000 phiếu phổ thông.


DU3SoXkGxCQsARjWgFS_X1bf2J8M33QZby2GlaXJNY7chcmwaGJ37LiJeY3wnedG516R874ddjfqfkJ-QwubyuJZR_-BGUoBf6kQ5HxHX4ILI_9yiPZSknmxgFjiwxAsXgeSFb4aQNMxVgGwPA

Donald Trump (2016 )

Ứng cử viên đảng Cộng hòa Donald Trump đã bất ngờ đánh bại ứng cử viên đảng Dân chủ Hillary Clinton, mặc dù cựu Đệ nhất phu nhân giành được nhiều hơn 2,8 triệu phiếu bầu trong cuộc bỏ phiếu phổ thông.

Clinton đã thể hiện rất tốt ở các thành phố lớn và các bang đông dân như California và New York. Bà đã đánh bại ông Trump với 30 điểm phần trăm ở bang California và 22,5 điểm phần trăm ở New York. Nhưng ông Trump đã chiến thắng sít sao ở các bang chiến trường như Wisconsin (0,8%), Pennsylvania (0,7%) và Michigan (0,2%).

Cuối cùng, dù thua hàng triệu phiếu phổ thông, nhưng ông Trump vẫn giành chiến thắng thuyết phục nhờ 304 phiếu đại cử tri trong khi bà Clinton chỉ được 227 phiếu….

                                                                                       *

   Lối bầu cử của Mỹ quả thực …chẳng giống ai ở trên cõi đời này, dầu cho Hiến Pháp, luật lệ của nước Mỹ đã chứng minh được cái lý do tại sao người ta phải áp dụng kiểu đó, và cái lối bầu cử kiểu đó đã tồn tại trên đất nước văn minh, tiến bộ hàng đầu của thế giới từ bao nhiêu năm nay, không ai…dám thay đổi nó…Có những lần, ứng viên tổng thống  nọ đã nắm chắc phần thắng trong tay vì biết rằng số phiếu phổ thông ( popular votes )  nằm trong tay mình hơn đối thủ hàng triệu, cả vài triệu phiếu mà  cuối cùng lại thua mới đau chớ ! Thế giới loài người có ai chơi kiểu bầu bán như thế này đâu ? Có ai trên đời này lại …thắng phiếu phổ thông ở tiểu bang này, tiểu bang nọ chỉ với số phiếu cò con, vài ba phiếu vớ vẩn lại hốt hết số phiếu cử tri đoàn  ( electoral votes ) của cả tiểu bang, mà chính cái loại phiếu thứ 2 này mới quyết định sự thắng bại của cuốc bầu cử mà thôi…Cái vụ thất cử kiểu này làm cho lắm nhân vật đã tính toán trong đầu chương trình, kế hoạch tổ chức Lễ nhậm chức “ Chủ nhân Tòa Bạch Ốc “ tưng bừng hoa lá cành…Thế mà kết cuộc thực sự lại thua đau như hoạn…muốn móc súng ra… tự sát cho rồi…

   Một tay bợm nhậu, trong lúc đã xỉn xỉn tí ti, la lớn : cái lối bầu cử không giồng ai trên đời này, dễ dàng gây ra biết bao nhiêu tranh cãi loạn xà ngầu, tùm lum tà la…Cái lối bầu cử không giống ai này chỉ thích hợp với lý luận của thời đại ngày xưa, lúc mà đất nước này còn kỳ thị tùm lum…trắng đen, xanh đỏ, tím vàng, cái lúc mà đàn bà, phụ nữ

còn bị coi rẻ, coi thường thua cả…con chó, con mèo, nói chi thua đám đàn ông…tối ngày chỉ biết có nhậu…Ngày nay, xã hội, đất nước của ta đã văn minh, tiến bộ số 1 loài người, ai còn dám kỳ thị…trắng đen, xanh đỏ, tím vàng giơ tay coi ! Ngày nay đàn bà, phụ nữ của ta đã …leo lên đầu, lên cổ đám đàn ông, tí ti con kiến nữa thì đầu năm 2017, nước Mỹ đã có tổng thống không phải là đàn ông mà là phụ nữ thứ thiệt đàng hoàng. Vậy thì cái lối bầu cử chẳng giống ai trên đời này của phe ta, sớm muộn cũng phải chỉnh sửa lại cho hợp tình, hợp lý, chớ không thể cứ mãi mãi…đắm chìm trong cái vũng lầy rắc rối lôi thôi . Thế giới loài người chẳng ai chấp nhận…kết quả bầu cử, được cử tri, được người dân đông đảo hơn hàng mấy triệu người tín nhiệm,bỏ phiếu cho mình làm chủ Tòa Bạch Ốc rõ ràng, không gian lận tào lao chi cả mà kết cục lại bị thua…là cái thống chế gì ? Xưa rồi Diễm ơi !

      Bợm nhậu kiêm nghề Thầy Bói phán rằng : sớm muộn chi thì cái lối bầu cử chẳng giống ai đó cũng phải bị hủy bỏ sau những  màn…biểu tình loạn xà ngầu, kinh khủng khắp nơi, kèm theo những màn phá phách tùm lum, loạn trời, loạn đất, làm cho các ông, các bà trong Quốc Hội, lưỡng viện nhà trên, nhà dưới hoảng hốt, vội vàng họp nhau lại , mần cái mới ngon lành hơn và cho cái kiểu bầu cử chẳng giống ai trên đời   đó…đi chỗ khác mà chơi cho được việc !!!.

                                                    Lão Phan (HNPD)
 
************************
  
Số 118  - Chuyện thời sự :

2 người chết, 4 người bị thương gần Đại học San Jose State 

September 16, 2020


ajc8pS1McPGramPdpJynLUhSjHYEVVmtGMpBE9KeDzWd8oUHbuUN40UtQhY32BmGetiFmKV8lTl8mCm2AFxjNBMFFWQPfiVVZDIIVvaV7r9SDqrpQeQOzN3-Ra1Ol0hw7DBdfqVK9qGdzUsP1g

SAN JOSE, California – Cảnh sát San Jose đang điều tra một vụ xả súng hàng loạt vào đêm thứ Ba khiến hai người chết và bốn người khác bị thương. 

Ban đầu, cảnh sát cho biết có 5 người đã bị bắn. 

Tiếng súng nổ ra vào khoảng 10 giờ tối trên Đường số 8 Nam, gần Phố Margaret, ngay phía nam khuôn viên Đại học San Jose State 

Một phát ngôn nhân của cảnh sát cho biết nhà chức trách đã nhận được cuộc gọi về một người bị bắn tại địa điểm đó, nhưng khi các cảnh sát đến hiện trường, họ tìm thấy 5 người đã bị bắn.

Hai trong số các nạn nhân được cho là đã chết tại hiện trường, Sgt. Christian Camarillo nói. Những người khác đã được đưa đến bệnh viện địa phương. 

Đây là vụ giết người thứ 27 và 28 của San Jose trong năm 2020.

Cảnh sát đã không thực hiện bất kỳ vụ bắt giữ nào. Các nhà chức trách cho biết không có mô tả nghi cạn vào thời điểm này.

Kris Grischott sống gần đó và nghe thấy một số tiếng súng. 

“Tôi nghe thấy năm phát súng nổ và sau đó nghe thấy một loạt tiếng la hét,” Grischott nói. Anh quay vào nhà và bảo vợ khóa cửa.

                                                                                    *

0GQaL-F6C7tK3s9B3ZE3xqPV_tA2xaSk1O2wiyAMefrf3HlxXZG3RClvpPQbelemWSJIga4W0huiOkqpfcH2BUBof0YvuUI8eY9StpvozueYefyWcSXmal7zYq8JmRgmKA3Xlo1f9V-4xGjKGQ


Lúc này trăm sự phải lo,

Thành ra súng đạn là trò hổng ke…

Giết nhau cứ giết tóe loe,

Chết chi cũng chết một bè mà thôi.

Make America Great…mệt  rồi,

Nói cho nó sướng, khơi khơi vậy mà…

Bố ai dám đụng vào Ma,

Cho dăm lá phiếu…í …a …có đường

Phen này vớ vẩn Trời thương

Biết đâu lại trúng con đường chạy đua

Ngai vàng ta chiếm ngôi Vua,

White House làm Chủ một…phùa cho coi !

Chết ai, giao nó cho Trời…

Ta lo ..đại sự hết hơi đây nè…


         Lão  Phan, (HNPD)
Ý kiến bạn đọc
Thứ Bảy, 19 Tháng Chín 20205:33 CH
Khách
Haha. Người xưa hay nhắc câu than vãn của Châu Du : Trời đã sinh ra Du sao còn sinh ra Lượng. Bác Trần Truong nhìn thấy thâm ý đảng Dân chủ đề nghị hạ tuổi bầu cử, và cho dân trú cư bỏ phiếu,vì đám trẻ người non dạ và trú cư sẽ bỏ cho họ giành quyền lợi, hóa giải cái phiếu bầu "cử tri đoàn".
Thứ Bảy, 19 Tháng Chín 20201:42 CH
Khách
Phải công nhận sự kiên nhẫn của Bác Tom . Bác wưỡn ghê để giải thích sự khôn ngoan và công bằng của " cha già dân tộc Mỹ " đã rất mực anh minh , nhìn xa trông rộng , xử dụng elector votes .
Vâng bà Hillary sau khi thất cử , đã điên lên vì số phiếu thắng của phổ thông .... tại vài tiểu bang lúc nhúc những well fares , an toàn khu cho di dân lậu ....

Nay dân chủ đang ráo riết đưa tuổi bầu cử xuống còn 16 tuổi . Để dễ dụ khị con nít , kiểu cộng sản đưa ra nhảy sol đố mì , nhảy hoà bình ...đặng lôi kéo trai gái vào hội họp , mít tinh !
Rõ đểu !!!!
Thứ Bảy, 19 Tháng Chín 20204:39 SA
Khách
"Lối bầu cử của Mỹ quả thực …chẳng giống ai ở trên cõi đời này". Đúng là chẳng giống ai thật như tác giả nhận định, bởi vì nước Mỹ là nước có cấu trúc cai trị dân chủ số một trên thế giới, một đất nước mà quyền công dân của mỗi người được coi trọng như nhau, từ tổng thống xuống tới anh homeless, quyền cai trị tam quyền phân lập cũng được độc lập với Liên Bang theo nhu cầu luật lệ địa phương các tiểu bang và chỉ cần đến sự can thiệp của chính quyền Liên bang khi vẩn nạn địa phương không được giải quyết. Thể chế Mỹ là thể chế các Tiểu Quoc dân chủ trong một đế quốc dân chủ. Như chuyện điều hành trong đại gia tộc, mỗi gia đình tự quán xuyến việc nội bộ, nhưng khi có tranh cãi không giải quyết được mới cần tới hội đồng gia tộc và người trưởng tộc can thiệp. Vì phức tạp như thế nên việc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ không giống bất cứ quốc gia nào trên thế giới. Họ bầu phiếu phổ thông đặt trên quyền lợi mỗi cá nhân, và bầu "đại biểu cử tri đoàn" dựa vào quyền lợi chung của các tiểu bang. Đơn giản cho dễ hiểu: để bầu một người trưởng tộc thì các cá nhân mỗi hộ trong gia đình tùy ý bỏ phiếu chọn cho 1 ứng cử viên trưởng tộc mình thích để mang lợi ích cho mình. Tuy nhiên Mỗi gia đình lại tùy theo số thành viên trong nhà để được ấn định số "cử tri đại diện" gia đình để bỏ cho người trưởng tộc (do đa số gia đình mình chọn) hầu mang lợi ích cho cả gia đình. Thí dụ gia đình có từ 1 đến 3 người được một phiếu "đại cử tri" đại diện gia đình mình, nếu 4 đến 7 người thì được 2 phiếu "đại cử tri"đại điện, nếu 8 đến 11 thì được 3 phiếu "đại cử tri" đại diện v.v. Vì số nhân sự trong gia đình khác nhau nên số phiếu bầu cử tri đại diện cho mỗi đơn vị gia đình cũng khác nhau, và vì tiêu chuẩn nhu cầu gia đình được đặt cao hơn quyền lợi của cá nhân, nên đa số người trong gia đình bỏ phiếu cho ai thì tất cả số phiếu "đại cử tri" của gia đình chuyển hết cho người mà đa số gia đình đã chọn. Bầu cử Liên Bang cũng thế, nên gọi đó là cuộc chọn lọc "hai vòng" một là cá nhân bầu chọn, sau đó chọn lựa theo đa số và rất công bằng trên căn bản: quyền lợi cá nhân nhưng theo phúc lợi của đa số trong cộng đồng, mà như thế cộng đồng hay tiểu bang ít người sẽ không sợ thiệt thòi,vì sự liên kết của những cộng đồng đông người, hay tiểu bang đông dân và giàu có lấn loát các cộng đồng hay tiểu bang ít người để thủ lợi. Đây là một chế độ bầu cử khôn ngoan do sáng kiến các đại biểu lập pháp từ các tiểu bang hội họp nhiều năm, để đưa ra đường lối bầu chọn cho vị tổng thống Liên Bang có chính sách thực thi mang quyền lợi đồng đều cho các tiểu bang, thay vì bị khuynh đảo bởi một vài tiểu bang đông dân, giàu có, nắm đa số cử tri phố thông đầu phiếu, để chỉ bầu chọn ƯCV tổng thống thuộc tiểu bang của mình, hay ƯCV tổng thống có những chính sách mang lại lợi ích cho tiểu bang của mình.
Như vậy đừng thấy lạ về lối làm việc của người Mỹ, họ khôn ngoan và công bằng với chủ trương mang tính cách lợi ích chung tập thể, thay vì cho cá nhân hay phe nhóm mình như nhiều người nghĩ.
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn