Đặc khu Rừng Sát

Thứ Hai, 14 Tháng Chín 20204:01 CH(Xem: 6390)
Đặc khu Rừng Sát

Trần Lý

Bản đồ Rừng Sát của procontra.asia.

Đặc khu Rừng Sác là một địa danh khá đặc biệt trong Chiến tranh Việt Nam. Người dân Sài Gòn quen thuộc với dòng sông mang tên Sông Sài Gòn, biết là dòng sông sẽ đưa thuyền bè ra Vũng Tàu, nhũng ít ai chú ý Rừng Sác.. ở đâu ! Ngay tại Gia Định gần khu Chợ Bà chiểu , có một con đường nhỏ mang tên Rừng Sác mà ít người.. nghe, chỉ biết là đâu đó.. đi tuốt qua Đồng Ông Cộ..

    Với giới quân sự thì chỉ biết .. Rừng Sác là vấn đề của Hải Quân và.. Địa Phương Quân  (?)..Tuy TQLC VNCH cũng có các cuộc hành quân vào Rừng Sác, nhưng rất giới hạn..

      Bài này dùng các tài liệu chính của Hải Quân Hoa Kỳ (đã giải mật); Tuyển tập Hải sử (TTHS) chỉ có vài hàng về Rừng Sác.. Một số bài hồi ký của các tác giả HQVNCH cũng được trích dẫn.. Các chiến công (nặng về nhu cầu tuyên truyền ) của CSVN  trong Tập sách “Đặc khu Rừng Sác’ của Hồ Sĩ Thành (Nhà XB Trẻ 2002) (HST) sẽ được đối chiếu với các After Action Reports của HQHK để giúp quân sử sáng tỏ hơn..

   Tác giả xin chân thành cảm tạ Anh TVQ (Úc Châu) luôn khuyến khích và cung cấp rất nhiều tài liệu liên hệ cho bài viết..

  • Địa danh :

Rừng Sác hay Rừng Sát (?) và Forest of Assassins (?)

  Theo sách cổ Sác, chữ Nôm là rừng ngập mặn trên bãi sình lầy. .Cây sác còn gọi là cây mấm, mọc rất nhiều trong khu rừng ngập mặn này.. (còn có các cây ngập mặn khác như sú, vẹt, bần, đước.. ) chà là (nipa palm?), dừa nước..

Sát có thể giải thích là cây mọc sát mặt nước (?). Sát còn có nghĩa là Sát nhân, do đó Người Pháp gọi là Forêt des Assassins và Người Mỹ chuyển thành Forest of Assassins

Sác và Sát có thể là do cách phát ngôn của Người Miền Nam, không phân biệt i và t (?)

Khu vực Rừng Sác có hai con sông chính : Sông Lòng Tảo và sông Soài Rạp.. Hai nhánh sông này tách nhau tại Nhà Bè (Nhà Bè , nước chảy chia hai)

  • Sông Lòng Tảo, chảy xuống hạ lưu khoảng 7km lại tách hai : một nhánh giữ tên Lòng Tảo và nhánh kia có  tên là sông Đồng Tranh : hai nhánh này đổ ra biển tại  cửa Cần Giờ. Sông là thủy lộ chính để tàu bè ra vào SaiGon : Các tàu có tầm nước 12m có thể dùng thủy lộ bất cứ lúc nào, nhưng các tàu trọng tải lớn hơn phải chờ thủy triều.. Tàu bè thường mất 5 giờ để đi từ Cửa biển vào Saigon

Sông Lòng Tảo là tên gọi gom lại của 4 sông, dài khoảng 45km : từ biển vào phải qua Vịnh Gành Rái bên sông Ngã Bảy, qua Mũi Nước Vận, theo một đoạn sông Lòng Tàu , sau đó qua Ngã ba Đồng Tranh,  vào sông Nhà Bè đến SaiGon.

  • Sông Soài Rạp chảy qua Tân nhơn, Rạch Vàm.. và ra biển theo Cửa Soài Rạp. Sông tuy có bề ngang rộng hơn sông Lòng Tảo nhưng lòng sông cạn , tuy nạo vét nhiều lần nên không thuận tiện cho tàu thuyền lớn khi vào cảng SaiGon
  • Di chuyển trong khu vực hoàn toàn dùng thuyền..Ngoại trừ tại Cần Giờ có một đoạn hương lộ dài 13km nối Cần Thạnh đến Đông Hòa nhưng không sử dụng được do CQ phá hoại..
  • Hải Sử Tuyển Tập ghi : ‘ Chỉ trên một đoạn bờ biển dài độ 20km, có 4 cửa sông rạch lớn của các dòng sông Soài Rạp, Đồng Tranh, Ngã Bảy, Rạch Tà chen..Những con sông đều có những bãi bùn lan xa ra cửa biển, nên dòng sông thường bị cạn, nhất là ở mạn dọi Gành Rái. Cửa Cần Giờ có bãi cát kéo dài đến 3km. Cửa sông Soài Rạp rộng nhất trong các cửa sông ở Rừng Sác mở ra từ 5-8km..

Các sông lạch ở Rừng Sác như sông Cái Giáp, sông Thị vải, sông Gò Ga có độ sâu từ 15-20m. Riêng sông Ngã Bảy nối liền với sông Lòng Tảo là sâu nhất. Đoạn Vịnh Gành Rái có nơi sâu đến 29m..”

Căn cứ Hải quân Nhà Bè tháng 7 năm 1971 (Ảnh của Dick Leonhardt).

  • Vài điểm lịch sử :

    Một số tài liệu khả tín ghi nhận những cư dân đầu tiên đến cư trú trong khu vực Rừng Sác vào thế kỷ 18, là những dân chạy loạn trong cuộc chiến Việt-Chân lạp và họ tạm ngụ tại Cần Giờ..khoảng 1802, một số dân di cư từ Phú Quốc đến và lập 3 ấp thuộc Làng Cần Thạnh..

    Lúc Pháp khởi đầu cuộc đô hộ, họ đã buộc các dân thuộc các giáo phái chống họ, từ Cầu Địa Tây Ninh đến sống tập trung tại các vùng Thạnh An và Đông Hòa..Do mật độ dân cư còn thưa thớt nên người Pháp khuyến khích dân đến tái định cư tại Rừng Sác. Dân đến định cư sinh sống bằng các nghề đánh cá, khai thác củi, hầm than và trồng lúa (An thới Đông, Lý Nhơn).. cây ăn quả (Đông Hòa)..

     Trong thời gian Nhật chiếm đóng Đông Dương, quân Nhật tuần tiễu vùng bờ biển và sông Lòng Tảo nối biển với SaiGon. Sau chiến tranh một số lính Nhật đã không chịu đầu hàng và trốn tránh trong khu vực Rừng Sát.

     Khi người Pháp trở lại, HQ Pháp tuần tra và kiểm soát khu vực bằng một Dinassault (Hải đoàn Xung Phong của Pháp) có thêm sự trợ lực của 2 LCU, 1 LSIL và 1 LCT (tàu sửa chữa) (2). Pháp cũng đặt thêm 6 tiền đồn (quan trọng nhất là đồn Ngã Ba Đồng Tranh) dọc sông Lòng Tảo để ngăn chặn các vụ cướp bóc trên sông..

     Năm 1954 , Lực lượng Bình Xuyên với sự yểm trợ của Pháp, chiếm đóng khu vực Rừng Sát và dùng làm căn cứ chống Chính Phủ của TT Ngô đình Diệm.. Căn cứ chính của Bình Xuyên là Giòng Chùa , một ngọn đồi nhỏ, cao hơn mặt nước 20m.

Giai đoạn này Rừng Sác thuộc Tiểu khu Chợ Lớn..

   Ngày 21 tháng 9 1955, Quân đội Quốc Gia Việt Nam mở cuộc Hành quân Hoàng Diệu tấn công Lực lượng Bình Xuyên đang lập căn cứ chống Chính Phủ  trong Rừng Sác . Trận đánh duy nhất tại Rạch Lá, một trung đội quân Bình xuyên bị hạ, sau đó toàn bộ bị bao vây và ra hàng.. (bienxua.wordpress.com)

   Về phương diện Hành chánh:

  • Năm 1959  Chính phủ VNCH tách Quận Cần Giờ để lập Quận Quảng Xuyên thuộc Tỉnh Phước Tuy
  • Năm 1965 hai Quận này chuyển sang thuộc Tỉnh Biên Hòa
  • Năm 1970 Cần Giờ và Quảng Xuyên trở lại thuộc Tỉnh Gia định.

Cần Giờ có 5 xã : Cần Thạnh, Long Thạnh, Đồng Hòa, Tân Thạnh và Thạnh An. Quận lỵ đặt tại Cần Thạnh.

Quảng Xuyên cò 4 xã : An Thới Đông, Bình Khánh, Lý nhơn và Tam thôn Hiệp. Quận lỵ đặt tại An thới Đông.

  • Vài điểm về địa lý :
  • Tài liệu Hải Quân VNCH:

   HSTT trang 326 ghi : ‘Đặc khu Rừng Sát (chữ t) giữ một vị trí chiến lược quan trọng vì bao gồm mọi thuỷ lộ đưa từ biển Thái bình dương vào Saigon và là cửa ngõ của Thủ đô SaiGon ra biển. Nằm giữa hai sông Lòng Tàu và Soài Rạp .Đặc khu Rừng Sát là một vùng đất dài khoảng 35km, ngang 30km với toàn đầm lầy và hàng ngàn con lạch chằng chịt . Các tàu bè viễn dương muốn đến SaiGon phải qua Vũng Tàu , và sau đó đi khoảng 70km đường sông ngoằn ngoèo để cập bến Saigon. Địa thế Rừng Sát rất hiểm trở, con nước lên với vận tốc 4 gút và cao khoảng 2.4m , khi rút xuống để lại một bãi sình lầy lún đến ngang ngực”

  • Tài liệu Hoa Kỳ:

    Theo tài liệu ‘Rung Sat Special Zone’’ (1965) : Đặc khu Rừng Sát Nằm cách SaiGon 43 km (20 miles) về phía Nam/Động-Nam, Đặc khu gồm 2 Quận Quảng Xuyên và Cần Giờ. Phía Bắc giáp các Quận Nhà Bè và Nhơn Trạch, phía Đông giáp các Tỉnh Long An và Gò Công. Ranh giới phía Nam là Biển Đông và phía Đông giáp Phước Tuy.. Diện tích khoảng 710 km vuông (485 square miles)..Đặc khu đặt dưới quyền chỉ huy của Hải Quân VNCH, Bộ Chỉ huy đặt tại Nhà Bè (1); và về phương diện hành chính và tiếp liệu trực thuộc Tỉnh Gia Định.

  • Những hoạt động Quân sự :

Quân lực VNCH :

  Ngày 8 tháng 2 năm 1962, Chính Phủ VNCH công nhận Sông Lòng Tào là thủy lộ chính nối liền SaiGon và biển Đông và thiết lập Đặc Khu Rừng Sát, bộ Chỉ huy đặt tại An Thới Đông và trực thuộc Biệt khu 32 Chiến thuật. Lực lượng quân sự cơ hữu ban đầu của Đặc khu chỉ có hai Đại đội Địa Phương Quân.

   Năm 1964 , Đặc khu Rừng Sát được giao cho Hải Quân VNCH điều hành về mặt quân sự (an ninh và hành quân). Đặc khu do một Sĩ quan HQ cấp Đại tá chỉ huy cùng 2 phụ tá cấp Trung tá: một về HQ và một về BB (Đặc khu trưởng sau cùng là một SQ TQLC) và có thêm sự yểm trợ của một SQ Không quân biệt phái liên lạc.

    Bộ chỉ huy ĐẶC KHU RỪNG SÁT (Ảnh của cố vấn hải quân Hoa Kỳ).

Lực lượng Bộ binh cơ hữu gồm 2 TĐ ĐPQ và 4 ĐĐ biệt lập (ĐPQ), giữ nhiệm vụ bảo vệ thủy lộ, đóng tại các đồn dọc lòng sông như Thiềng Liềng, Ngã Ba Giàng Xây, Tắc ông Nghĩa, Đập Đá Hàn, Ngã Ba Đồng Tranh.. Một pháo đội 105 tăng cường. Năm 1974-75 Đặc khu có TĐ 359 ĐPQ lưu động.

    Lực lượng Hải quân gồm 2 Giang đoàn Xung phong, 1 Giang đoàn trục lôi và Liên đoàn Tuần thám. Ngoài ra còn có sự tăng phái của Liên đoàn Người nhái (LDNN)

  (Về hoạt động của LDNN xin đọc bài “Chiến dịch tảo thanh VC vùng Rừng Sát, Nhà Bè của Lê Đình An trên http://www.canhthep.com)

    Về Không quân , một biệt đội 2 trực thăng tăng phái..

Đặc khu trưởng (khi HQ chịu trách nhiệm) đầu tiên là các SQHQ Diệp Quang Thủy, Nguyễn Quốc Thanh và sau cùng là Đại tá TQLC Cổ tấn Tinh Châu

(Ghi chú : Tại Quảng Xuyên có 5 ĐĐ ĐPQ và 2 Trung đội Nghĩa quân trú đóng tại Bình Khánh (ĐĐ 999), Tam thôn Hiệp (ĐĐ 117), Lý Nhơn (ĐĐ 782)và Tắc Ông Nghĩa (2 ĐĐ 902 và 601);  Tại Cần Giờ có 5 ĐĐ ĐPQ (các ĐĐ  361, 647,783, 809 và 875)  và 6 Trung đội Nghĩa quân cùng một Biệt đội An ninh-Tình báo ĐPQ. Lực lượng Cảnh sát gồm 48 nhân viên..Bộ Chỉ huy đặt tại Cần Thạnh..

Lực lượng CSBV (theo HST)

    CSBV dùng tên Ngụy trang T10 cho khu Rừng Sác sau đó đổi thành Đoàn 10

  Năm 1966 , quân số CQ tại Rừng Sác khoảng 600 quân chia thành 6 đại đội, 2 đội công binh hoạt động dưới nước (sau gọi là đặc công nước) , một đội cối 82 và DKZ 57. [D-1 hoạt động từ Đồng Tranh-Phước Khánh trách nhiệm tấn công Kho xăng dầu Nhà Bè ; D-2, trách nhiệm khúc sông Lòng Tảo từ Đồn Tắc Ông Nghĩa đến Tân Thạnh ; D-3 và D-5 khúc Đồng Tranh đến Tắc ông Nghĩa ; D-4 khu vực Sông Soài Rạp ; D-6 vùng Lý Nhơn]

   Lực lượng du kích , địa phương khoảng 300 quân : các đơn vị có khả năng hoạt động như Du kích Xóm Thít (Tam thôn Hiệp) ; Du kích Bình An (Xóm lá)..chuyên lo phá hoại các Ấp Tân sinh của VNCH..

   Cuối 1967 được tăng cường thêm 1 ĐĐ Công binh nước từ miền Bắc xâm nhập .. Năm 70-71, CQ bị thiệt hại quá nặng hầu như không còn khả năng hoạt động. Từ cuối 1971, quân tăng viện từ miền Bắc giúp tăng quân số lên 14 ĐĐ : Từ hai cụm tập trung quân ở phía Nam Chàng Hảng và Sông Ông Kèo, Đoàn 10 rải quân trên tuyến 50km từ Vũng Tàu lên hai bờ sông Lòng Tảo đến Nhà Bè..

  (Sử CSBV ghi chép : từ cuối 1965 đến 30-4-75 Đoàn 10 đánh 595 trận, diệt 6200 quân địch, đánh chìm và bắn cháy 365 thuyền chiến, đắm 133 tàu tử 800-13 ngàn tấn và hạ 29 trực thăng ?! ..những con số..không tưởng !)

   Tuy phải giữ nguyên tắc : ‘ thiệt hại phe mình phải giữ kín, hạ thấp và tăng số quân địch bị hạ (Việt-Mỹ) lên tối đa, nếu cần cứ tự tạo..’ Nhưng HST phải nhận :

   “Hơn ba năm từ 1969-1971, 324 chiến sĩ, cán bộ Đoàn 10 lần lượt ngã xuống.. chiếm gần 1/2 số liệt sĩ Rừng Sác trong 8 năm (tổng cộng trên 800). Năm 1970 mỗi ĐĐ còn 10-15 người, quân số bổ xung không qua được hành lang ngăn chặn của quân Mỹ, Úc, Thái Lan..Súng B-41 chỉ còn 4 quả đạn..thuốc nổ chỉ còn 2 quả bom lép; Giữa 1971 đội vận tải.. chạy gạo (đội 84 tải gạo từ Nhơn Trạch, Thị Vải ) , hy sinh 1/3 quân số.. D- 5 chỉ còn 9 tay súng.. mỗi chốt chỉ còn 2-3 người..”

Quân đội Mỹ và Đồng Minh

   Một số đơn vị Quân đội Mỹ đã tham chiến tại Rừng Sát bao gồm các đơn vị Hải Quân Bộ binh, Thủy Quân lục chiến và Không quân,, Sư tham chiến không có tính cách liên tục (trừ HQHK): Các đơn vị BB, TQLC chỉ tham dự các cuộc hành quân ngắn hạn.

HQHK chính thức hoạt động tại Rừng Sác từ Chiến dịch Game Garden :

  • Các PBR và Trực thăng Seawolf cùng các đơn vị tàu vớt mìn MBS của Đơn vị trục vớt mìn 112 hoạt động từ Nhà Bè

(Từ tháng 3/1966, toán Vớt mìn 11, đến Nhà Bè với các tàu vớt mìn loại 57ft (MSB) , cải biến từ LCM-6; khoảng 40 PBR đặt căn cứ tại Nhà Bè (2); Đơn vị trực thăng vũ trang  HAL-3 và Combat Support Squadron 1; Tàu YRBM-16 đậu tại Nhà Bẻ được dùng làm Trung tâm yểm trợ và tiếp vận cho các PBR) (3)

This image has an empty alt attribute; its file name is co-xuong-ham-hq9612-tai-can-cu-hq-nhya-be.jpg

Cơ xưởng hạm HQ-9612 (YRBM-16) tại căn Cứ Hải quân Nhà Bè (Ảnh của Dick Leonhardt).

  • Toán 1 của Biệt đội Golf, SEAL (Người Nhái HK) hoạt động thường xuyên
  • Đại Đội Quân vận BB HK 458
  • Một số đơn vị của SĐ9 BB Hoa Kỳ thuộc Tr Đoàn 47 như TĐ 2 và 3/47
  • Những Vụ phá hoại :

    CSBV xem các vụ gài mìn phá hoại các thương thuyền, các tàu chuyển vận quân cụ khi đậu tãi Thương càng Saigon là các “chiến công” (theo kiểu đào đường, đắp mô trên lộ hay phá đường rầy xe lửa…)

Có thể ghi lại vài vụ quan trọng :

  -5 tháng 2, 1964 : VC gài mìn phá hoại tàu USNS Card khi đang đậu tại bến SaiGon (USNS= US Naval Ship, không dùng USS vì tàu Card là một chiến hạm đã ..giải ngũ năm 1946 và được Military Sea Transport Service đem ra tái sử dụng năm 1958 , thành tàu chở hàng quân sự không võ trang, trọng tải 9600 tấn). Tàu bị  2 đặc công CS (1 là nội tuyến) gắn 2 khối chất nổ TNT và C4 khoảng 40kg). Tàu bị chìm dưới 15m nước, do một lỗ thủng 3.7m x 0.91m tại mạn phải phía mũi tàu. Tàu được bơm nổi lên lại 17 ngày sau, kéo về Philippines để sửa chữa. 5 nhân viên dân sự Mỹ thiệt mạng trong vụ nổ này. (VC ghi diệt 50..lính Mỹ !?)(Tàu Card đã nhiều lần ghé Saigon từ 1961). Tàu Card trở lại hoạt động vào tháng 12-1964 và tiếp tục chuyên chở hàng hóa đến VN cho đến 1970. Trong các năm 1967 và 68, tàu được dùng để chở các trực thăng tháo rời, sau đó lắp ráp lại và bay về phi trường trực thăng Mỹ tại Vũng Tàu để phân phối đến các đơn vị..

   Vụ phá hoại này được Hà Nội cho là một chiến thắng, đành chìm tàu ‘sân bay” Mỹ và.. in tem kỷ niệm (20 tháng 10, 1964 !)

   – 26 tháng 5, 1966 : Tàu Eastern Mariner (cờ Panama) bị gài mìn tại Nhà Bè , tàu chở 4000 tấn xi măng, tàu cố gắng cặp được vào bờ Đông của sông Nhà Bè. 2 tàu đậu cạnh : chiếc Milos Delmar (Pháp) cũng bị gài mìn ngầm dưới nước , Toán tháo gỡ chất nổ gỡ được quà mìn thứ 3 gài vào chiếc Our Lady of Peace (chở trên tàu các bom loại 500 lbs). Các quả mìn thuộc loại chứa 130 lbs chất nổ TNT, có gài đồng hồ nổ chậm, được móc vào neo của tàu, cột dây nilon để có thể thả mìn trôi theo dòng nước..

   -23 tháng 8, 1966 : Tấn công Tàu SS Baton Rouge Victory, tàu bị đặc công nước VC gài 2 quả mìn limpet mine (2400 lbs)(4) , gây nổ nơi phòng máy, lỗ thủng to  16 x 45 ft (4.9x 13.7m). Thuyền trưởng lái tàu vào bãi cạn. 7 nhân viên dân sự tử nạn vì bị kẹt trong phòng máy ngập nước. Hai chiến đỉnh vớt mìn MLMS của HQVN đã bị tấn công trước khi thương thuyền đến khúc sông này. Tàu chở hàng hóa gồm xe quân sự và chiến cụ nặng..Tàu được trục ngày 30 tháng 8 , 1966 và kéo về Vũng Tàu.

(CSBV ghi : Đầu năm 1966, CQ tại Rừng Sác nhận được 4 thủy lôi ‘chạm súng’ K5 (Nga), dự trù tấn công tàu lớn tại Vàm Ngã Bảy và tập luyện trong một tháng để tấn công bất cứ tàu nào qua thủy lộ khi họ thấy thuận tiện.. Họ còn ghi thêm.. là trong cuộc tấn công này..kéo dài.. 7 ngày (?) hạ thêm 8 tàu khác ? Còn lại 2 quả K5 khác , sử dụng sau đó không tác dụng : một bị chiến đỉnh MSB rà vớt được , và một trôi giạt vào Nhà Bè ngày 31 tháng 12-1966  được trục vớt và đem triển lãm..)[ Quả mìn K5 này dài 52 inches, đường kính 34.5 inches chứa 500 lbs chất nổ , có sợi dây cáp móc dài 7m]

   – 28 và 29 tháng 8, 1966 , CQ tấn công vào các tàu vớt mìn của HQVN và HQ Mỹ : Ngày 28 : một MLMS của HQVN bị chìm, 2 thủy thủ tử nạn, 5 bị thương.

Ngày 29 : MSB 54 (HK)(2) trúng đạn nhưng vẫn vận chuyển về Nhà Bè sửa chữa và tái hoạt động (VC ghi là bắn chìm), [MSB 54 bị tấn công lần thứ nhì ngày 1 tháng 11, 1966 khi đang vớt mìn tại 14km cách Nhà Bè, tàu bị trúng mìn thả trôi và tấn công bằng súng 57 và bị chìm..2 thủy thủ tử nạn, các nhân viên bị thương được MSB-49 cứu thoát]. Ngày 3 tháng 11 MSB 54 được trục vớt, cuộc hành quân tảo thanh hai ven bờ tìm thấy 13 hầm chiến đấu, với các vị trí đặt súng kiên cố dùng thân cây tạo sức chịu phi pháo

   – Trong năm 1966, các tàu hàng SS Eugene Lykes, SS Flying Gull bị bắn sẻ trên thủy lộ Lòng Tảo, không có tổn thất nhân mạng.

    – Năm 1967, các vụ..bắn tàu trên thủy lộ này tăng nhiều hơn..:

– SS Amiee Lykes ngày 4 tháng 9 bị bắn cách SG 18 km

– SS President Buchanan ngày 18 tháng 11, hư hại nhẹ

– SS Seatran Texas, bị gài chất nổ khi neo tại Nhà Bè, tháng 12-1967

    – Năm 1968 : CQ tiếp tục tấn công thương thuyền di chuyển trên sông Lòng Tảo :

– SS US Tourist ngày 14 tháng 2 bị pháo kích 9 quả đạn khi neo tại Cát Lái. (Quân sử VC ghi là tàu bị bắn cháy .. trên Sông SG (?), rồi ngày 17-2 VC bắn cháy thêm 3 tàu khác cũng tại Cát Lái và  trong đó có cả chiếc Tourist (!) ..cháy 2 lần ??)

– SS Arizona State, ngày 25 tháng 2 bị bắn 3 quả SKZ 57

– SS Tulane Victory , 25 tháng 4 bị CQ chạn bắn tại 16km cách SG, Các chiến đỉnh PBR can thiệp cùng trực thăng vũ trang..

– SS Del Sol, 1 tháng 5 bi tấn công cách SG 12km

– Từ 13 đến 31 tháng 5, các thượng thuyền bị bắn sẻ trên sông thường xuyên hơn.

(19 tháng 5-68 (Sinh nhật HCM) CQ ghi bắn cháy .. 5 tàu chở hàng (?) bằng SKZ.. không có ghi nhận của Cơ quan Hàng hải Mỹ !!)

Riêng 23 tháng 5 SS Cuba Victory bị gài mìn khi đang bốc dỡ đạn tại Cát Lái, 2 tàu kéo bị hư hại nặng cùng 3 nhân viên chuyển hàng tử nạn..

– 22 tháng 8 : VC pháo kích liên tục vào các tàu chở đạn đến Cát Lái ; 2 tàu USNS Lt. Robert Craig và SS Santa Clara bị trúng đạn pháo khi đang dỡ hàng.

– SS Transglobe , ngày 30 tháng 8 bị bắn cách SG 14 km, Hư hại nhẹ

– SS Fred Morris, ngày 13 tháng 11, cũng bị tấn công tại cùng địa điểm..

Tổng kết trong năm 1968 có 44 vụ tấn công vào thuyền bè của CQ

Trong khoảng 1-1 năm 1969 đến 17 tháng 5-1969 : CQ tấn công tàu 33 vụ, gây các thiệt hại nhẹ..Sau đó thưa dần ,cho đến tháng 8 chỉ còn 1 vụ

Năm 1970 : Hoạt động phá hoại hầu như không còn .. chỉ có 1 vụ thả mìn trôi vào USNS Petrarca ngày 26 tháng 2-1970

Tàu dầu Esso Yokohama vận chuyển trên sông Lòng Tàu ngang căn cứ Hải quân Nhà Bè tháng 5 năm 1971 (Ảnh của Dick Leonhardt).

Các chiến dịch Hành quân :

  • Chiến dịch Ranch Hand

    Đây là Chiến dịch phun thuốc khai quang, diệt cỏ và cây cối hai bên ven bờ các sông Lòng Tảo và  Soài Rạp trong những năm 1963-64.. do các C-123 chuyên dụng của Phi đội 309th Air Commando thực hiện.

  • Chiến dịch Jackstay (26 tháng 3, 1966 đến 6 tháng 4, 1966)

   Ngày 26 tháng 2 năm 1966, CQ tấn công thương thuyền Panama SS Lorinda tại sông Lòng Tảo, đoạn 18km cách SG, gây thiệt hại nhẹ, 6 thùy thủ bị thương, tàu mắc cạn.. MAC-V quyết định hành quân vào Rừng Sác để tảo thanh CQ. Lực lượng hành quân gồm TĐ 1/5 TQLC MỸ và 2 TĐ TQLC VNCH. Có hải pháo ngoài khơi yểm trợ cùng các PCF và WPB của Lực lượng Tuần duyên thuộc Chiến dịch Market Times tham dự..(trước đó từ 7 tháng 3, 1966 , 2 Tuần duyên đỉnh WPB Mỹ đã cùng tuần tiễu khu vực cửa sông Soài Rạp với Duyên đoàn 33, WPB Point White từngvào Rạch Vàm Sát phục kích CQ và bắn hạ nhiều thuyền VC)

Sáng 26 tháng 3, phi pháo oanh kích dọn bãi đổ quân ; một ĐĐ TQLC Mỹ đổ bộ bằng thuyền gần Đông Hòa, 2 ĐĐ khác trực thăng vận vào khu vực hành quân, bao vây từ 3 phía.(Bán đảo Long Thạnh). PCF-311 bị tấn công trong đêm tại Cần Giờ.. 28 tháng 3 quân Mỹ-Việt đổ bộ bên sông Soài Rạp .. CQ kháng cự yếu ớt, bỏ chạy. Quan Việt-Mỹ khám phá một kho vũ khí  CQ thu 18 carbin và 1000 lựu đạn… Lực lượng hành quân tiếp tục các cuộc tảo thanh phá hủy các công binh xưởng, trại huấn luyện, cơ sở chỉ huy, kho hậu cần và bệnh xá.. tịch thu nhiều gạo, 60 ngàn viên đạn và 300 lbs thuốc súng.. Cuộc hành quân chấm dứt ngày 6 tháng 4. Tổng kết hạ được 63 VC tại chỗ, TQLC Mỹ có 5 tử thương.

  • Chiến dịch Lexington III (26 tháng 4- 4 tháng 5; sau đó 21-5 đến 5-6, 1966)  

     Sau cuộc Hành quân Jackstay, TQLC do kinh nghiệm chiến trường được giao nhiệm vụ huấn luyện cách đánh trận thủy bộ cho TĐ 1/ Lữ đoàn 18 BB  để thay TQLC hoạt động tại Rừng Sác. Từ 17 đến 21 tháng 4, quân TĐ 1/18  (Vanguards) được chia thành toán nhỏ đi theo TQLC tập hành quân .TĐ được chia thành 3 ĐĐ, chỉ một ĐĐ hành quân trong 36 giờ, sau đó về nghỉ luân phiên..

https://dongsongxua.files.wordpress.com/2020/09/fom-cua-giang-doan-28-xung-phong-yem-tro-lcm-8-hai-quan-hoa-ky-hanh-quan-dac-khu-rung-sat.jpg

Một cập Tiểu giáp đĩnh FOM của Giang đoàn 27 xung phong yểm trợ các Trung vận đĩnh LCM-8 hải quân Hoa Kỳ một trong cuộc hành quân tại Đặc khu Rừng Sát (Ảnh của cố vấn hải quân Hoa Kỳ).

Ngày 26 tháng 4 Chiến dịch khởi sự : BB Mỹ được Chiến đỉnh HQVN chuyển vận hành quân, phát xuất từ Nhà Bè.. sau 36 giờ phục kích, ĐĐ C được thay thế bằng ĐĐ B.. cuộc hành quân tạm ngưng ngày 4 tháng 5 với kết quả hạ được 23 VC.. Bộ Chỉ Huy Hành quân chuyển từ Nhà Bè về Vũng Tàu và tiếp tục trở lại ngày 21 tháng 5, kéo dài trong 2 tuần..Trong giai đoạn 2 này : 25 VC bị hạ, nhiều kho vũ khí bị khám phá Lực lượng hành quân tịch thu nhiều đạn AK-47, súng carbin, lựu đạn và mìn….

Tổng kết Lexington hạ được 58 VC; có 1 binh sĩ Mỹ tử trận, một số bị thương trong đó có hai.. bị ong đốt.

  • Chiến dịch River Raider

     15 tháng 2 năm 1967 , một tàu vớt mìn của HQ HK trúng mìn và chìm trên sông Lòng Tảo..Bộ Chỉ huy HQ phản ứng ngay bằng huy động một lực lượng ‘tạm’ của TĐ3/ 47 BB, phối hợp với RAS-9 , dùng 7 LCM-6 và 1 Commandement (2) mượn của HQVNCH để mở cuộc hành quân River Raider I ngày 16 tháng 2, tảo thanh Rừng Sác. Giang đoàn 27 Xung Phong của HQVN nhận nhiệm vụ vớt mìn và yểm trợ chung.

Hành quân River Raider chấm dứt ngày 20 tháng 3 năm 1967.

  (TĐ 3/47 thuộc Lữ đoàn 2-SĐ9 BB mới đến VN vào cuối tháng 12-1966 và đang được huấn luyện hành quân sình lầy tại Nhơn Trạch, dùng River Raider I này như một cuộc thực tập chiến trường)

   River Raider I không gặp kháng cự của CQ, không có cuộc đụng độ nào đáng kể, lực lượng hành quân hạ được 12 VC tại chỗ, 17 không tìm ra xác. Bên Việt-Mỹ có 8 bị thương. Phá hủy nhiều hầm hố, hang ẩn trú, kho chôn giấu vũ khí, kho công binh xưởng (ngày 21-2 phá cơ sở CQ có đến 17 chòi trú, 2 xưởng, một địa đạo ; ngày 7 tháng 3 tìm thấy một kho tàng trữ lớn gồm mìn, đạn súng cối, đạn súng nhỏ và gạo ; ngày 10-3, phá một doanh trại có nhiều xuống ba lá, 75 khối TNT, 2 mìn nước..nhiều tài liệu quan trọng)

Cuộc hành quân thực tập này đã giúp lập kế hoạch tổ chức Mobile Riverine Force (MRF) phối hợp hành quân giữa HQ và BB Hoa Kỳ (SĐ 9) trong các vùng sông-ngòi tại đồng bằng sông Cửu Long. Các cải thiện về vũ khí và trang bị cho các binh sĩ Mỹ cũng được thay đổi cho phù hợp với hiện trạng chiến trường..

   Vào những ngày cuối của cuộc hành quân.. Các chiến đỉnh mới ATC của HQHK được đưa vào sử dụng..

   Sau River Rider I, cuộc hành quân Spearhead I được tiếp tục tổ chức để tảo thanh các khu vực nghi ngờ là nơi tập trung của CQ tại Rừng Sát

   Chiến đoàn Mobile Riverine Force, sau kinh nghiệm hoạt động tại Rừng Sác di chuyển vế Căn cứ Đồng Tâm để hoạt động bình định các Tỉnh Long An, Định Tường, Kiến Tường trong một loạt Hành quân Coronado (xin xem bài Bà Rài-Cẩm sơn)

This image has an empty alt attribute; its file name is phong-do-hanh-quan-dac-khu-rung-sat-nam-1967.gif

Phóng đồ hành quân đặc khu Rừng Sát tháng 5 năm 1967 của Hải quân Hoa Kỳ.

River Squadron II đến Nhà Bè thay thế cho River Squadron 9 về Đồng Tâm

   MRF trở lại Rừng Sác trong cuộc hành quân Great Bend IV (hay Coronado III) (5 đến 17 tháng 8-1967) Các TĐ tham dự hành quân gồm 3 và 4/47, 3/39 của SĐ 9 BB HK. Đây là cuộc hành quân đầu tiên của MRF mà HQ sử dụng hoàn toàn chiến đỉnh cơ hữu (chế tạo riêng theo thiết kế của HQ Mỹ tại VN), không còn mượn các chiến đỉnh của HQVN. Cuộc hành quân không gặp kháng cự của CQ, hình như CQ tránh đụng độ. Lực lượng Mỹ chì khám phá và phá hủy một số kho vũ khí cùng cơ sở hậu cần.

10 tháng 10 MRF .. lại vào Rừng Sác trong Coronado VI ..tám ngày.. không gặp CQ !

  • Hoạt động quân sự của Đồng Minh tại Rừng Sác 1969-1971

  Cho đến khoảng giữa năm 1969, các cuộc hành quân Việt-Mỹ vào khu vực Rừng Sác chỉ có tính cách phòng vệ thụ động, các hoạt động quân sự tập trung vào vớt mìn, khai thông thủy lộ , dùng các đơn vị nhỏ ĐPQ tìm phá các vị trí CQ ẩn núp, đôi khi sử dụng Mike Force khi lực lượng này khả dụng..

  Từ giữa năm 1969, MAC-V có kế hoạch lập một lực lượng bộ chiến phối hợp với HQ Việt-Mỹ để thường xuyên có mặt trong Khu vực Rừng Sác. Quân lực VNCH không còn quân trừ bị để dành riêng cho Đặc khu. Bộ Tư lệnh Lực lượng Dã chiến II Hoa Kỳ đã tổ chức một lực lượng phối hợp gồm 2 TĐ quân Hoàng Gia Thái (5) , một ĐĐ quân Úc thuộc LL Đặc nhiệm Số 1 Hoàng Gia Úc (6), một số đơn vị ĐPQ và Cảnh sát VNCH, một ĐĐ BB Hoa kỳ thuộc Lữ đoàn 199 khinh chiến.. HQ Việt Mỹ đóng góp 1 Giang đoàn Việt, Mỹ có SEAL, các chiến đỉnh  PBR và ASPB, một phóng hỏa đỉnh Zippo (2)

Lực lượng ‘đa quốc’ này đã hành quân vào Rừng Sác từ 24 đến 30 tháng 6, 1969 , tấn công vùng phía Bắc Rừng Sác và phía Nam Quận Nhơn Trạch phá hủy 4 căn cứ, hạ 51 VC bắt sống 2 tù binh.. Ba đơn vị cấp Trung đội của Đoàn 10 VC phải rút về Phước Tuy.. Bên Đồng minh có 1 lính Thái tử trận, 24 binh sĩ Thái và 2 binh sĩ Mỹ bị thương.. Sau cuộc hành quân này, các vụ phá rối của CQ tạm ngưng.

   Sau cuộc hành quân thành công này, quân Việt-Mỹ tiếp tục một kế hoạch bình định kéo dài 30 ngày, dùng các cuộc đột kích liên tục của SEAL và LĐNN Việt, các đơn vị Thám sát Tỉnh PRU, dựa vào các nguồn tình báo và dẫn đường của hồi chánh viên, tấn công các cơ sở, binh trạm CQ..Các hệ thống thăm dò hơi người và cảm ứng điện tử được sử dụng tìm các nơi tập trung của CQ và dùng phi pháo để thanh toán.

Tháng 8, 1969 Hai cuộc hành quân ‘quốc tế’ khác : Friendship và Platypus  được tổ chức, tảo thanh Căn cứ Đoàn 10 VC tại Nhơn Trạch.

    Tháng 9, 1969 Hành quân Chương Dương của quân Việt-Mỹ tảo thanh trở lại khu vực này.. CQ hầu như rút chạy..

     Trong tháng 10, 1969, một loạt hành quân Wolf Pack tấn công các cứ điểm của Đoàn 10 VC,  sử dụng các chiến đỉnh của HQ Việt-Mỹ làm lực lượng ngăn chặn, và các đơn vị Thái, Úc, ĐPQ VN tảo thanh trên bộ. Vùng Nam quận Nhơn Trạch bị rải thuốc khai quang và ven bờ bị đào ủi ..xa hơn vào phía trong..

This image has an empty alt attribute; its file name is giang-toc-dinh-pbr-hqvnch-tuan-tieu-tren-song-soai-rap.jpg

Giang tốc đĩnh PBR của Giang đoàn 57 tuần thám tuần tiểu trên sông Soài Rạp (Ảnh của Dick Leonhardt).

Các hoạt động quân sự ‘Đồng Minh’ đã khiến CQ phải ngưng các cuộc tấn công tàu bè suốt 117 ngày.. Trong thời gian này các tàu vớt mìn dọc thủy lộ Lòng Tảo không..tìm được mìn và chất nổ thả trôi (!) và cũng không bị VC bắn quấy rối.

    Báo cáo tổng kết của LL vớt mìn MSB tại Rừng Sác ghi : Từ 3 tháng 3, 1969 đến 14 tháng 2, 1970 , đơn vị vớt mìn 112 đã làm 2000 vụ vớt mìn, hoạt động 53,000 miles trên sông Lòng Tảo.. vớt được 17 quả mìn có gắn hệ thống gây nổ điều khiển từ xa..

    Từ tháng 2, 1970 HQVN nhận trách nhiệm tuần tiễu trên sông, tuy phần vớt mìn vẫn do HQHK đảm trách..

   Ngày 9 tháng 11, 1970 RAD (River Assault Division) 153 rời Nhà Bè, rút khỏi VN , và tháng 12, 1970 Mine Division 112 cũng chấm dứt nhiệm vụ..

  • Đặc khu Rừng Sác những ngày cuối của VNCH :

Theo tác giả Điệp Mỹ Linh :

    Tại Căn cứ Nhà Bè có Liên đoàn 33 do HQ Tr tá Nguyễn Kim Khánh chỉ huy gồm:

Các Giang đoàn 28 và 30 Xung phong; GĐ 51 Tuần thám và GĐ 91 Trục Lôi.. không có các ghi nhận nào về cuộc di tản từ Nhà Bè (?)

     Trong ‘Phương vị các Chiến hạm HQ /VNCH ra khơi’ Tác giả Trần Đỗ Cẩm ghi :

“ HQ 800 neo tại ngã ba sông Nhà Bè, được chỉ định đón ban tham mưu  của BTL/HQ và nhận lệnh thẳng từ TL /HQ”  Chiến hạm ra khơi đêm 29-4. Căn cứ Nhà Bè bị ĐPQ trú đóng.. đóng cửa cầu tàu !

    Đại Tá  Cổ Tấn Tinh Châu (TQLC) Chỉ huy trưởng sau cùng của Đặc Khu Rừng Sác ghi lại (dongsongcu.wordpress.com) :

..” CSBV đánh Thành Tuy Hạ vào sáng sớm 29/4 và pháo kích kéo dài..Sáng 29/4 CHT/ĐKRS trình diện Tư Lệnh HQ , nhận lệnh sửa soạn di chuyển về Quân Khu 4 khi cần.. Chiều 29/4..sau khi HQ tại Saigon ra đi..Tôi nói HQ Tr tá Nguyễn văn Nghĩa , Chi khu trưởng Quảng Xuyên đưa anh em HQ và dân đi trước..và chúng tôi di chuyển theo sông Lòng Tảo và ra biển bằng PGM và hải thuyền.. Sáng 30/4 chúng tôi ra đến Cần Giờ  và tiếp tục di tản..khi có lệnh buông súng..”

Tác giả Trần Đỗ Cẩm không ghi gì về Đăc khu Rừng Sác.

Ghi chú :

  1. : Nhà Bè : có Bộ Chỉ huy Căn cứ riêng . Năm 1975  LL HQ trong Căn cứ lo những công tác của HQ như chuyên chở, tiếp liệu cho HQ . Diện địa là TĐ ĐPQ (của Tỉnh Gia Định) lo phòng thủ an ninh.. có quyền khóa cửa ..cầu tàu khi có biến cố (!)
  2. : Về tên viết tắt của các Chiến đỉnh cùng đặc điểm xin đọc các bài của Trần Lý như Bà Rài- Cẩm Sơn ; Trà Cú..
  3. : YRBM-16 loại sà lan (Barge) chuyên lo sửa chữa, làm nơi cập chiến đỉnh nhỏ và nghỉ ngơi cho thủy thủ (NSP). Tên cũ là YFNB-21. Kích thước  261′ x 48′ . Độ chìm 9′.Trọng tải 2700 tấn. Không vũ trang và không máy tự hành. Bàn giao cho HQVNCH tháng 10-1971, trở thành Cơ xưởng nổi HQ 9612
  4. : Limpet mine : mìn nổ gắn vào thành tàu bằng nam châm. Tên limpet đặt vì dính như loài ốc biển=limpet hút vào đá. Mìn do đặc công gắn vào vỏ tàu nơi trống trải. Limpet mine do HQ Anh phát minh năm 1939, riêng nam châm do.. Mỹ chế tạo.. được dùng nhiều trong Thế chiến 2 và vẫn còn đang được nhiều HQ trên thế giới sử dụng, kế cả Iran tấn công tàu dầu trong Vịnh Hormuz
  5. : Trung đoàn Quân Tình nguyện Hoàng Gia Thái (Mãng xà vương) đến VN ngày 17 tháng 7, 1967 và hoạt động trong vùng Nhơn Trạch. Đến tháng 10-1968 Lực lượng Thái tại VN tăng thành cấp Sư Đoàn (SĐ Hắc Báo), 11 ngàn 200 quân; trú đóng tại Căn cứ Bearcat (Long Thành) và hoạt động bình định khu Bến Cầm giữa QL 15 và LTL 25..
  6.  : Lực lượng Hoàng Gia Úc tại VN hoạt động chính tại Phước Tuy, tuy nhiên vẫn có những đơn vị hoạt động tăng phái theo yêu cầu của MAC-V

Trần Lý  8-2020

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn