Melbourne – Vietnam Veterans’ Day 2018 ( TVQ, Úc Châu, chuyển )

Thứ Tư, 22 Tháng Tám 20186:51 CH(Xem: 16813)
Melbourne – Vietnam Veterans’ Day 2018 ( TVQ, Úc Châu, chuyển )

Melbourne – Vietnam Veterans’ Day 2018

lyhuong.net

Ngày 18 Tháng 8 hàng năm, nguyên thuỷ, là ngày tưởng niệm Trận Đánh Long Tân (Long Tan Day), nhưng vào năm 1987 Thủ Tướng Úc Bob Hawke đã tuyên bố lấy Ngày Tưởng Niệm Trận Đánh Long Tân làm Ngày Cựu Chiến Binh Úc Tham Chiến Tại Việt Nam (Vietnam Veterans’ Day). Một ngày lễ để tưởng niệm và tri ân cho tất cả những người Úc (quân đội cũng như dân sự) đã từng phục vụ trong cuộc chiến tranh Việt Nam.

Trận Đánh Long Tân, xảy ra vào ngày 18/08/1966, là một trong những trận đánh khốc liệt nhất và nổi tiếng nhất của quân đội Úc trong cuộc chiến tranh tại Việt Nam. Nếu nhìn vào con số thương vong của quân đội Úc thì không thấy được cái cường độ khốc liệt của trận đánh. Nhưng khi so sánh sự tương quan lực lượng giữa Úc và VC, 1 đối lại 20 – hơn 100 chiến binh Úc đã phải chống trả lại sự tấn công của trên 2000 quân VC thì chúng ta mới thấy đây là một trận đánh đẫm máu nhất, khốc liệt nhất với 245 xác chết của VC bỏ lại chiến trường, về phía quân đội Úc thì có 18 chết và 24 bị thương.

Vào năm 1969, một cây Thập Tự Giá Long Tân (Long Tan Cross) đã được quân đội Úc dựng lên tại địa điểm xảy ra trận đánh làm bia tưởng niệm cho những đồng đội đã nằm xuống. Và từ đó, lễ tưởng niệm Trận Đánh Long Tân (Long Tan Day) được tổ chức vào ngày 18/08 hàng năm mãi cho đến năm 1987 thì đổi tên thành Ngày Cựu Chiến Binh Úc Tham Chiến Tại Việt Nam (Vietnam Veterans’ Day).

Người dân Úc tỏ ra rất trân trọng đối với ngày lễ tưởng niệm Trận Đánh Long Tân. Vào năm 2016, đã có hơn 1000 người Úc (cựu chiến binh Úc và gia đình) đã bay sang Việt Nam để tham dự buổi lễ tưởng niệm đánh dấu 50 năm Trận Đánh Long Tân. Nhưng bất ngờ, buổi lễ đã bị nhà cầm quyền CSVN ngăn cấm vào giờ phút cuối gây nên những phản ứng giận dữ của người dân và chính phủ Úc. Và để xóa bỏ luôn dấu tích lịch sử của Trận Đánh Long Tân, CSVN đã bí mật trao lại Thập Tự Giá Long Tân cho Úc vào cuối nằm 2017.

Việc sửa đổi, xóa bỏ, đập phá những chi tiết, di tích lịch sử là những việc làm không có gì đáng ngạc nhiên đối với CSVN. Gần đây nhất, chỉ một vài hôm trước Ngày Cựu Chiến Binh Úc Tham Chiến Tại Việt Nam, Tượng Đài Chiến Sĩ Úc-Việt tại Sunshine bị đập phá.

Ai là thủ phạm của những việc làm này? Xét về lý lịch (trích ngang, trích dọc) của CSVN với đầy rẫy những thành tích dối trá, hèn hạ, phá hoại, khủng bố, cướp bóc, giết chóc, bán nước, hại dân thì nghi phạm đầu tiên không ai khác hơn là CSVN. Trong nước, CSVN đã có một chuổi thành tích phá bỏ Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa và tất cả các nghĩa trang quân đội VNCH cùng vô số các nghĩa trang dân sự trên khắp Miền Nam Việt Nam. Không những thế CSVN còn thẳng tay phá bỏ Chùa Liên Trì, Nhà Thờ Trà Cổ, lăng mộ của vợ vua Tự Đức để làm bãi đậu xe, tấm bia ghi Công Trạng Vua Quang Trung, bia tưởng niệm khắc tên những nạn nhân bị thảm sát trong Mậu Thân – Huế (dù không ghi ai là thủ phạm),… và ngay cả Bia Khánh Khê đánh dấu sự xâm lăng của TC trong cuộc “Chiến Tranh Biên Giới 1979” cũng bị đục bỏ dòng chữ “quân Trung Quốc xâm lược”. Ở hải ngoại, các bia tưởng niệm thuyền nhân đã bỏ mình trên đường đi tìm tự do được dựng lên tại Mã Lai, Nam Dương cũng bị CSVN dùng áp lực phá bỏ và ngay tại Sydney tượng đài Chiến Sĩ Úc-Việt tại Cabra-Vale Park, Fairfield cũng đã bị phá hoại vào năm 2008. LS Võ Trí Dũng, lúc bấy giờ là Chủ Tịch CĐNVTD/NSW đã gọi đó là “một hành động khủng bố” (“an act of terror”).

Trả lời phỏng vấn về việc Tượng Đài Chiến Sĩ Úc-Việt tại Sunshine bị đập phá, ông Nguyễn Thế Phong khẳng định – CSVN có thể đập phá tượng đài ở đây hoặc ở bất cứ nơi đâu nhưng không bao giờ có thể phá bỏ lòng kính trọng, đập phá các “tượng đài” trong lòng của người dân Việt Nam đối với các chiến binh Úc, người dân Úc và các chiến sĩ QLVNCH (“They may destroy this monument and everywhere else but one thing they cannot destroy, they cannot vandalise is the respect, the monument in the heart of every Vietnamese of the community towards the Australian soldiers, towards the Australian people and towards the Army of the Republic of Vietnam soldiers”)

Trở lại với Ngày Cựu Chiến Binh Úc Tham Chiến Tại Việt Nam, buổi lễ đã được tổ chức thật trang trọng tại Tượng Đài Chiến Sĩ Trận Vong (Shrine of Remembrance) với sự tham dự của các cựu chiến binh Úc, các cựu quân nhân QLVNCH, đông đảo người dân Úc và chính giới cũng như đại diện của nhiều hội đoàn, đoàn thể, tổ chức và trường học.

Bắt đầu buổi lễ là một cuộc diễn hành đi ngang qua khán đài các quan khách gồm có các đơn vị đã từng tham chiến tại Việt Nam. Dẫn đầu là một ban quân nhạc và các thiếu sinh quân Úc, sau cùng là đoàn cựu quân nhân QLVNCH hiên ngang với lá Cờ Vàng tung bay giữa bầu trời tự do.

Ông Bob Elworthy (Chủ Tịch Hội Cựu Chiến Binh Úc /Victoria – VVAA Victoria Branch) nói rằng – Ngày hôm nay, chúng ta tưởng nhớ đến sự hy sinh của tất cả những người đã phục vụ cho quốc gia (Úc) trong cuộc chiến tranh Việt Nam và đặc biệt là 521 chiến binh đã bỏ mình tại Việt Nam.

Sau khi nhắc lại một lời nói của vị cựu Thống Đốc Sir William Deane (có bài phát biểu trong buổi lễ ANZAC DAY 1999) – “Anzac is not merely about loss. It is about courage, and endurance, and duty, and love of country, and mateship, and good humour and the survival of a sense of self-worth and decency in the face of dreadful odds”, ông Daniel Andrews, Thủ Hiến Victoria, đã nhấn mạnh rằng những lời ca tụng này rất đúng đối với các chiến binh Úc vì tinh thần dũng cảm, lòng yêu nước, sự chịu đựng, tình đồng đội, tinh thần kỷ luật và danh dự của họ khi phải đối diện với những tình huống kinh hoàng và đáng sợ nhất.

Năm nay cũng là kỷ niệm 50 năm (1968-2018) trận đánh Coral-Balmoral, ông Daniel Andrew đã ghi nhận, tri ân và vinh danh tinh thần chiến đấu dũng cảm và sự hy sinh của các chiến binh Úc trong trận đánh kéo dài 26 ngày đêm. Có lẽ đó là một trận đánh đẫm máu và khốc liệt hơn cả Trận Đánh Long Tân với 267 xác VC bỏ lại trận địa, phía Úc có 26 chết và 99 người bị thương.

Ông đã chấm dứt bài phát biểu với một lời nói như một thông điệp gởi đến cho các thế hệ: Ngày hôm nay cũng như mọi ngày, chúng tôi xin vinh danh tinh thần phục vụ của quý vị, ngày hôm nay cũng như mọi ngày chúng tôi xin vinh danh quý vị và gia đình của quý vị. Chúng tôi xin thành kính tri ân những người ra đi mà không trở lại và chúng tôi quyết tâm không để cho lịch sử của cuộc chiến tranh Việt Nam cũng như tinh thần chiến đấu dũng cảm của các con dân Úc Châu đi vào quên lãng. (Today and everyday we honour your service, today and everyday we honour you and your families. We pay solemnly tribute to those who never returned home and we commit to ensuring the legacy of that war, the bravery of our Australian men and women is never forgotten.)

Sau những bài diễn văn là phần đặt các vòng hoa tưởng niệm chung quanh Ngọn Lữa Vĩnh Cửu (The Eternal Flame). Trong số các vị bước lên đặt vòng hoa thấy có cả một người đại điện cho cựu chiến binh Hoa Kỳ mặc chiếc áo khoác da có hàng chữ “Tet Offensive Survivor” (Người sống sót sau trận đánh Tết Mậu Thân) và trên vòng hoa có màu Cờ Vàng ghi rõ “Vietnam Veterans of America”.

Cô Phượng Vỹ (Chủ Tịch CĐNVTD/VIC), đã có một lá thư với nội dung thật sâu sắc gởi đến cho ông Bob Elworthy nói lên lòng tri ân đối với sự hy sinh của các chiến binh Úc cũng như các quân nhân thuộc QLVNCH và gia đình, và những sự hy sinh cao cả ấy sẽ được khắc ghi trong lòng của thế hệ thứ nhất cũng như các thế hệ trẻ người Úc gốc Việt. Đặc biệt lá thư này đã được in ra và kẹp vào giữa tờ chương trình của buổi lễ, khi quan khách mở ra thì sẽ thấy cả một tấm lòng của người Việt tỵ nạn ở trong đó (lá thư đính kèm).

Melbourne
18/08/2018

Một vài hình ảnh của buổi lễ – https://photos.app.goo.gl/RBnmJFD3E34fpoit6

Hình ảnh của ông Nguyễn Trường Hưng – https://photos.app.goo.gl/6FP3d1YVhTnn8EN38

Hình ảnh và bài viết trên báo Úc về Ngày Cựu Chiến Binh Úc 2018

Hình ảnh và bài viết trên báo Úc về vụ phá hoại Tượng Đài Chiến sĩ Úc-Việt

 

134_01

134_02

134_03

134_04

134_05

134_06

134_07

134_08

134_09

134_10

134_11

134_12

134_13

134_14

134_15

134_16

134_17

134_18

134_19

134_20

134_21

134_22

134_23

134_24

134_25

134_26

134_27

134_28

134_29

134_30

Nguồn: http://www.lyhuong.net/au/index.php/8-shcd/134-134


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn