Bài học câm và nền giáo dục cam chịu

Thứ Bảy, 14 Tháng Tư 20181:30 SA(Xem: 7221)
Bài học câm và nền giáo dục cam chịu

FB Tâm Chánh

Chúng ta có cả một hệ thống chính trị hùng mạnh, nhưng hệ thống ấy ở đâu khi cô giáo im lặng suốt 4 tháng ở một lớp học thuộc trường THPT Long Thới, Nhà Bè, TPHCM?

Cũng hệ thống ấy đã bất lực để phải “di dời” cô học sinh đã tố cáo hành động của giáo viên nói trên khỏi ngôi trường mà cô ấy làm bí thư đoàn trường.

Sự chính trực đã phải trốn chạy sau một lần mở miệng. Lòng tin vào các giá trị dân chủ đã bị hạ đài ngay từ chập chững đám thiếu niên chuẩn bị làm chủ số phận, làm chủ xã hội, làm chủ đất nước.

Bài học câm của cô giáo cũng là bài học sống về lòng tin vào các giá trị dân chủ đối với đám trẻ. Người thầy bài bác lòng tin ấy. Nhưng nhà trường, rồi cách mà bà phó chủ tịch UBNDTP giải quyết sự vụ cũng không hề cân nhắc tới lòng tin ấy.

Cái lý do “sợ bạn bè kỳ thị, cô lập Toàn, Nhà trường bị đánh giá thi đua không như mong muốn dẫn đến việc coi đây là lỗi của em Toàn” theo lý giải của bà Nguyễn Thị Thu, Phó chủ tịch UBND TP là một xác tín như vậy.

Cách thức của chúng ta, từ cô giáo đến nhà trường, từ những phụ huynh tới bà phó chủ tịch đều nhất loạt nói với cô học sinh bí thư đoàn trường, xã hội của chúng ta là xã hội thỏa hiệp, cam chịu.

Lòng tin vào giá trị dân chủ của cô gái trẻ đã bị phản bội. Có lẽ cô sẽ yên thân hơn ở ngôi trường mới. Ngôi trường thân yêu của cô có lẽ sẽ chỉ là một hoài niệm cay đắng học khôn. Để lớn khôn, thực sự niềm cay đắng ấy trong cô có thể sẽ là hoài niệm về đất nước.

Những giọt nước mắt ấm ức của cô đang là nỗi tức tưởi của lòng tin vào các giá trị dân chủ bị kết liễu từ mới sơ sinh.

H1-67
Cô học sinh Phạm Song Toàn, nhân vật chính trong bài. Ảnh: internet

Người thầy cam chịu
Nhà trường cam chịu
Nền giáo dục cam chịu
Một thế hệ cam chịu nữa hình thành!

Chỉ có thể là như vậy thôi sao?

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Tư, 14 Tháng Mười 20208:00 SA
Thứ Bảy, 10 Tháng Mười 20205:00 CH
Thứ Bảy, 10 Tháng Mười 20201:00 SA