Người Buôn Gió - Đày viễn xứ: tội ác của những tên phát xít.

Thứ Năm, 22 Tháng Ba 20186:00 CH(Xem: 7676)
Người Buôn Gió - Đày viễn xứ: tội ác của những tên phát xít.
Sau đại hội đảng khoá 12, đảng CSVN bắt tay ngay vào một chiến dịch trấn áp khổng lồ với những người đấu tranh cho quyền con người và quyền tự do ngôn luận, tự do tôn giáo. Trong vòng một năm từ 2016 đến 2017 con số những nhà đấu tranh , hoạt động bị bắt giữ lên tới hơn 30 người. Đặc biệt lần đàn áp này còn có những phụ nữ đang nuôi con nhỏ, họ bị những phiên toà một chiều không cho tranh luận kết những mức án tù khủng khiếp 9 đến 10 năm như trường hợp của Thuý Nga và Như Quỳnh.
Điều rất lạ là ở những năm trước giới đấu tranh dân chủ thường nêu tên tuổi của những kẻ chủ mưu trấn áp phong trào dân chủ, thì ở lần này mặc dù con số bị bắt quá khủng khiếp. Nhưng hầu hết không ai nói ra đích danh kẻ nào là tác giả. Những kẻ chủ mưu tội ác được đứng trong bóng tối, vì thế chúng không có gì phải e ngại. Những vị trí trước kia mỗi khi có đàn áp bị lôi ra cáo buộc trách nhiệm như thủ tướng, bộ trưởng công an thì ngày nay, chẳng thấy lời nào kết tội cho những kẻ đương nhiệm này. Nhiều nhà dân chủ còn bày tỏ thủ tướng đương nhiệm là người hiền lành, giản dị và dễ gần và cả tổng bí thư cũng vậy.
26060382_544511635882988_2020660479153888388_o
Hình minh họa
Nếu tổng bí thư, thủ tướng hiền lành. Chủ tịch nước và bộ trưởng công an không có thực quyền. Vậy kẻ nào là tác giả của những vụ bắt bớ tràn làn trong hai năm vừa qua ?
Thủ tướng, tổng bí thư đọc báo đều, đọc tin trên mạng cũng đều. Từ chiếc xe biển xanh ở tỉnh lẻ đến quán cà phê nhỏ ở một thành phố kia , có chuyện lên báo, lên mạng xã hội tổng bí thư, thủ tướng đều biết cả. Duy có hàng chục người hoạt động vì quyền con người bị bắt là các vị ấy không biết. Mặc dù mạng xã hội và các hãng truyền thông quốc tế liên tiếp đưa những hình ảnh đau thương của những đứa trẻ nhỏ do mẹ chúng bị bắt tù như Thuý Nga, Như Quỳnh. Nhưng chẳng vị lãnh đạo nào biết đến, làn sóng trấn áp với mức độ dã man và tinh vi càng lớn hơn.
Sau án tù 9, 10 năm dành cho hai phụ nữ đang nuôi con nhỏ này. Chưa thoả mãn sự tàn bạo mang tính trả thù đê tiện , chế độ cộng sản còn đi tiếp bước bức hại nữa là chuyển những người phụ nữ này đi giam giữ ở những nơi cách xa nhà của họ.
Như trường hợp Thuý Nga nhà ở miền Bắc bị chuyển vào trại tù ở miền Nam. Còn với trường hợp Như Quỳnh nhà ở miền Nam thì chuyển ra trại tù phía Bắc.
Chuyển phạm nhân như vậy khiến cho gia đình đi thăm gặp, tiếp tế thực phẩm gặp nhiều khó khăn. Những người tù nếu chỉ trông chờ vào lương thực của trại tù phát sẽ không đủ dinh dưỡng để chống lại những mầm bệnh có trong trại tù, có vô số những căn bệnh tiềm ẩn trong trại tù , chỉ cần sức đề kháng yếu , cơ thể suy nhược sẽ bị chúng tấn công vào cơ thể biến thành bệnh nan y.
Đây là cách mà trước đây chế độ cộng sản VN từng làm để thủ tiêu một cách tinh vi những tù nhân chính trị khi đưa họ ra những núi rừng sâu thẳm phía Bắc, không hợp với khí hậu, lao động khổ sai, điều kiện sinh hoạt mất vệ sinh, ăn uống thiếu thốn là nguyên nhân khiến nhiều tù nhân phải bỏ mạng. Ông Kiều Duy Vĩnh một tù nhân trong thời gian này kể đội tù ông có hơn 70 người, số người chết trong tù vừa tròn 70.
Ngày nay với điều kiện đi lại và thăm gặp đối với những trại xa được cải thiện, nhưng nó vẫn là những khó khăn với những người tù và thân nhân họ, đặc biệt là những người phụ nữ có mức án tù dài. Đây thực sự là một ý đồ thâm độc, được triển khai có bài bản từ cấp cao nhất trong Bộ chính trị chứ không phải là một ý đồ từ trong bộ công an.
Những tù nhân hình sự dù án chung thân, phạm tội nhiều lần cũng không bị chuyển đi xa nhà như vậy, chỉ duy nhất tù chính trị là bị áp dụng biện pháp này.
Ai là tác giả của những vụ bắt bớ và hành hạ đê tiện với những người hoạt động nhân quyền như vậy.?
Trên thế giới có 2 lãnh tụ độc tài nổi tiếng trong chuyện dùng nhà tù, trại tập trung và các thủ đoạn áp dụng trong nhà tù để bảo vệ chế độ đó là Hitler và Stalin. Cả hai đều có tuổi thơ nghèo khó, đều có những cảm hứng về nghệ thuật như thơ ca và hoạ. Cả hai đều đi lên và chiếm được quyền lực bằng những thủ đoạn lẻo mép. Đồng thời cả hai đều nắm vững lực lượng công an trong tay mình.
Việt Nam hiện nay kẻ có những tương đồng với hai tên diệt chủng kia, không ai khác ngoài chính dương kim tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, người mà năm 2016 đã nhảy vào đảng uỷ Bộ Công An kiểm soát bộ này, để rồi từ đó những vụ bắt bớ, trấn áp những người bất đồng chính kiến, những người đòi hỏi quyền tự do tôn giáo, ngôn luận ngày càng dã man hơn.
Là người cuồng tín chủ nghĩa cộng sản độc tài và chuyên ngành xây dựng chế độ độc tài, với những kiến thức mà Trọng thu nạp thời thanh niên là thời kỳ của sự cuồng tín, sùng bái cộng sản cao nhất. Trọng ít nhiều bị tổn thương khi thấy lúc uy tín của chế độ cộng sản bị suy giảm và ảnh hưởng của những người đối kháng chế độ cộng sản dâng cao. Với bản chất đê hèn và một tâm hồn què quặt mà người ta thường thấy ở những tên độc tài khát máu, Nguyễn Phú Trọng đã khuyến khích bộ công an phải dùng những thủ đoạn thâm độc và xảo trá để trả thù những người đấu tranh, đồng thời y cũng đẻ ra những tổ chức cờ đỏ như hồng vệ binh để cỗ vũ cho sự cuồng tín cộng sản. Tuy nhiên Nguyễn Phú Trọng khéo léo hơn là y biết giữ sao cho dư luận không đổ được trách nhiệm những vụ trấn áp lên đầu y, bằng cách dùng tay chân cài trong hàng ngũ những nhà đấu tranh để đánh lạc hướng dư luận vào những vụ việc khác .
Trước sau gì những tội ác của Nguyễn Phú Trọng dù được che giấu tinh vi đến đâu , cũng sẽ có ngày bị chính những đồng chí của y tố cáo. Làng Lại Đà nơi sinh ra Nguyễn Phú Trọng không những chẳng được vinh quang gì, mà khi rở thành mảnh đất ô nhục khi sinh ra một tên tội phạm sát nhân đang tâm bách hại đàn bà, con gái vì trái với lý tưởng cộng sản mà y tôn thờ.
Nếu còn chút lương tri, Nguyễn Phú Trọng nên có ngay chỉ thị cho bộ công an chấm dứt hành vi đê hèn trả thù những phụ nữ như Thuý Nga, Như Quỳnh ngay lập tức.
Người Buôn Gió
(Blog Người Buôn Gió)
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn