Chuyện Việt Nam và đảng Vẹm _ Đào Nương

Chủ Nhật, 30 Tháng Mười 20224:00 SA(Xem: 1889)
Chuyện Việt Nam và đảng Vẹm _ Đào Nương
Sau nhiều tháng cầm cự ngày 17 tháng 10, năm 2022 nhà nước CSVN đã phải quyết định “phá giá” Việt Nam Đồng sau khi Quỹ ngoại hối dự trữ của quốc gia đã” teo” lại từ 100 tỷ dô la xuống còn 80 tỷ rồi 60 tỷ chỉ trong vòng vài tháng do ảnh hưởng của đồng đô la quá mạnh. Giá đô la tại Việt Nam đã gia tăng hầu như mỗi ngày. Hôm nay, ngày 20 tháng 10, giá đô la tại Saigon vượt trên $25,000 đồng VN cho một đô la. 

Sự phá giá đồng bạc Việt Nam sẽ ảnh hưởng đến tổng nợ công của Việt Nam vì Việt Nam sẽ phải mua ngoại tệ với giá cao hơn để trả nợ cộng với lãi suất. Nhưng ngay thời điểm hiện tại, cán cân ngoại hối của Việt Nam đang âm trong 6 tháng đầu năm 2022. Khi lãi suất tăng, số tiền đầu tư nước ngoài vào Việt Nam cũng phải có mức lãi suất tăng cao tương ứng thì họ mới đầu tư. Hiện tại, dòng vốn đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán đều đang giảm đi. Số suất nhập khẩu của Việt Nam cũng đang âm trong 6 tháng đầu năm, tức tiền ngoại tệ thu về thấp hơn so với ngoại tệ chi ra, điều đó sẽ tác động ngược lại đến tỷ giá của cán cân thương mại mà nhà nước CSVN đã cố cầm cự để giữ cân bằng trong mấy tháng qua và đến hôm nay thì phải tuyên bố phá giá “Việt Nam Đồng”

Căn cứ theo tỷ giá của Sở Giao dịch của Ngân hàng Nhà nước, từ đầu năm đến nay, đồng USD đã tăng giá khoảng 6,5% so với VND, làm tăng dư nợ Chính phủ bằng USD quy VND khoảng 16 nghìn tỷ đồng. Trong khi đó, đồng EURO đã giảm giá khoảng 12,3% so với VND, ước làm giảm dư nợ Chính phủ bằng EUR quy VND khoảng 22 nghìn tỷ đồng. Đồng JPY giảm giá khoảng 14% so với VND, ước làm giảm dư nợ Chính phủ bằng JPY khoảng 48 nghìn tỷ đồng.

Nghĩa là tuy đồng USD lên giá nhưng đồng EURO và đồng Yên của Nhật lại xuống giá khiến nợ công của Việt Nam tính đến cuối năm 2022 ước giảm khoảng 54 nghìn tỷ đồng, tương ứng giảm khoảng 2% so với cuối năm 2021”, 

Đặc biệt, hiện số tiền vay trong nước của Chính phủ đang chiếm vai trò chủ đạo nhiều hơn nợ nước ngoài bảo đảm an toàn nợ công nước ngoài và an ninh tài chính quốc gia của Việt Nam.

Giá USD lên mạnh sau khi Ngân hàng Nhà nước cho phép nới biên độ tỷ giá thêm 2% từ 17/10. Quyết định tnày diễn ra trong bối cảnh các ngân hàng trung ương trên thế giới tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ. Trên thị trường quốc tế, chỉ số USD Index - thước đo sức mạnh đồng bạc xanh - một tháng gần đây vẫn duy trì trên 110 điểm, vùng giá cao nhất 20 năm.

Từ đầu năm tới nay, quỹ dự trữ ngoại hối của Việt Nam đã giảm khoảng 20% khi Ngân hàng Nhà nước phải bán đồng đô la để ổn định tỷ giá. Đại diện một ngân hàng lớn tại Saigon cho rằng nhu cầu ngoại tệ trong nước những tháng cuối năm dự kiến còn tăng cao, sức ép tỷ giá đồng $US sẽ gia tăng cao hơn nữa.

Hiện nay, cảnh các công xưởng bận rộn chỉ còn là quá khứ ở Việt Nam vì nhiều nhà máy phải cắt giảm hoạt động do đơn đặt hàng từ Hoa Kỳ và các nước Âu châu chậm lại vì suy thoái kinh tế và tình trạng lạm phát khiến nhu cầu tiêu dùng giảm hẳn xuống. Tóm lại, sự kiện các đối tác lớn hàng đầu của Việt Nam là Mỹ, EU chịu ảnh hưởng nặng nề vì suy thoái, khủng hoảng năng lượng, lạm phát, nhu cầu tiêu dùng giảm chưa biết khi nào mới khôi phục lại sẽ có ảnh hưởng đáng kể đến xuất khẩu và giao thương của một đất nước có một nền kinh tế đang phát triển nhưng chưa ổn định như Việt Nam. 

Theo ông Megha Khemka, Giám đốc công ty S.P. Yarns , người đã có mặt tại TP.HCM trong một hội chợ thương mại thì “Năm nay, hoạt động không chỉ chậm lại mà còn là đóng băng. S.P. Yarns, công ty có trụ sở tại Ấn Độ của Khemka có đơn đặt hàng ở Indonesia, Bangladesh và Việt Nam, chuyên sản xuất hàng may mặc cho các nhà bán lẻ như H&M và Primark của châu Âu.
Công ty tài chánh Goldman Sachs cho biết xuất khẩu của Việt Nam giảm "mạnh" hơn dự kiến, mức thấp nhất trong năm nay.
Maybank của Malaysia cho biết, các mặt hàng máy tính, thiết bị di động và các sản phẩm liên quan "là những mặt hàng chính chịu ảnh hưởng, giảm mạnh xuất khẩu trong bối cảnh nhu cầu toàn cầu sụt giảm". Maybank dự đoán tăng trưởng quý IV của Việt Nam sẽ giảm tốc xuống còn 5,7%.
Ngân hàng Thế giới (WB) cũng cho biết, hàng tồn kho cao và tiêu thụ giảm ở các nước nhập khẩu sẽ làm giảm nhu cầu đối với hàng xuất khẩu từ châu Á, kể cả Việt Nam. Dự báo các nền kinh tế trong khu vực châu Á nếu tăng trưởng 3,2% trong năm nay, thay vì con số 5% được dự báo vào tháng Tư thì đó cũng là một điều lạc quan.
 
Tại  sao nhà nước CSVN lại thanh trừng các doanh nghiệp lớn nhất sàn chứng khoán lúc này?
Như đã nói ở trên, ngoài việc xuất khẩu,  thị trường trái phiếu tại Việt Nam được nhà nước CSVN khuyến khích phát triển. Nghe chuyện trái phiếu trong Việt Nam mà cứ ngỡ như là chuyện chơi … tiền giả hơn là tiền thật. Ví dụ như chuyện ông tỷ phú Trịnh Văn Quyết, như được cụ Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng giới thiệu với tổng thống Trump khi ông Tổng Trọng việng thăm Hoa Kỳ. 
Chủ tịch tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết một trong những người giàu nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam bị bắt với vì tội Thao túng thị trường chứng khoán  vào ngày 29/3. 


image-20221022172220-1
  Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết. Ảnh: Ngọc Thành

Đến tối 29/3, tập đoàn FLC cho hay vụ bị bắt này là "việc cá nhân" của ông Quyết trong giao dịch mua, bán chứng khoán không … liên quan đến tập đoàn  nên việc này "không làm thay đổi các định hướng quan trọng" của FLC trong kinh doanh, sản xuất; "không làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của khách hàng cũng như đối tác".
Trước khi vào tù, ông Quyết ủy quyền cho Phó tổng giám đốc Vũ Đặng Hải Yến thay mặt và đại diện thực hiện các công việc Chủ tịch HĐQT tại FLC và Công ty cổ phần Hàng không Tre Việt – Bamboo Airlines, cũng như các quyền liên quan tài sản thuộc sở hữu của ông, 
Ông Quyết, 47 tuổi, khởi nghiệp với nghề luật sư khi cùng các cộng sự mở văn phòng luật SMiC năm 2001. Năm 2008, ông lập một loạt doanh nghiệp. Thương hiệu FLC được hình thành đầu năm 2010 để hợp nhất các doanh nghiệp trên.
Năm 2019, Bamboo Airways do FLC thành lập gia nhập thị trường hàng không. Sau hơn 10 năm thành lập, vốn điều lệ của FLC là 10.500 tỷ đồng vào đầu năm 2021 (khoảng 425 triệu đô la). Trước khi vào tù, ông Quyết giữ khoảng 200 triệu đô la cổ phiếu của tất cả công ty ông thành lập. 
Song song với Trịnh Văn Quyết là Chủ tịch tập đoàn Tân Hoàng Minh là Đỗ Anh Dũng cũng bị bắt với cùng tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản ngày 5/4.
Cùng với ông Dũng, công an cũng khởi tố 5 người gồm: Đỗ Hoàng Việt (con trai ông Dũng, Phó Tổng giám đốc Tân Hoàng Minh), Nguyễn Mạnh Hùng (nguyên Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH Đầu tư Bất động sản Ngôi Sao Việt), Trần Hồng Sơn (Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đầu tư và Dịch vụ khách sạn Soleil), Nguyễn Khoa Đức (Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty CP Cung điện Mùa Đông), Lê Văn Thịnh ( Phó Tổng giám đốc Tân Hoàng Minh), Phùng Thế Tính (nguyên Giám đốc Tài chính kế toán Tân Hoàng Minh) về cùng tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

image-20221022172220-2
Bị can Đỗ Anh Dũng (trái) và con trai Đỗ Hoàng Việt. Ảnh: Bộ Công an

Theo VNEXpress, Tân Hoàng Minh vi phạm việc phát hành trái phiếu, huy động tiền của nhà đầu tư của các công ty thành viên thuộc Công ty TNHH Thương mại dịch vụ Khách sạn Tân Hoàng Minh. Kết quả điều tra ban đầu cáo buộc từ tháng 7/2021 đến tháng 3, ông Dũng và các cá nhân tại Tập đoàn Tân Hoàng Minh đã có hành vi gian dối, sử dụng 3 công ty thành viên gồm Công ty TNHH Đầu tư Bất động sản Ngôi Sao Việt, Công ty CP Đầu tư và Dịch vụ khách sạn Soleil, Công ty CP Cung điện Mùa Đông và các công ty liên quan để phát hành 9 đợt trái phiếu trái quy định pháp luật, tổng trị giá 10.300 tỷ đồng.

Nhưng những doanh nghiệp chưa vào tù như công ty FLC hay Tân Hoàng Minh thì lại  bị mất tiền thê thãm như 10 công ty lớn nhất sàn chứng khoán Việt Nam hiện nay:
• Vingroup, Vinhomes giảm 6 tỷ USD. 
• Hòa Phát mất 4 tỷ USD, suýt bị đánh bật khỏi top 10 cổ phiếu giá trị nhất sàn chứng khoán.
Masan (MSN), Techcombank (TCB), Vietcombank (VCB), PV Gas (GAS), Sabeco (SAB).
Tổng giá trị vốn hóa thị trường của 10 doanh nghiệp lớn nhất sàn chứng khoán TP HCM vào đầu năm nay là 2,4 triệu tỷ đồng, nhưng đến hết phiên hôm qua chỉ còn 1,76 triệu tỷ đồng. 
 
Tấn cộng tập đoàn Vạn Thịnh Phát? 
Nhưng những “danh nghiệp” trên không ăn thua gì với tập đoàn Vạn Thịnh Phát của bà Trương Mỹ Lan, người làm chủ 156 cơ ngơi hạng nhất của Saigon ngày nay. Bà này mới là người giàu nhất Việt Nam chứ không phải ông Phạm Nhật Vượng. 

Ngày 8 Tháng Mười, tin bà Trương Mỹ Lan cùng với 3 bị can khác trong gia đình của bà gồm: Trương Huệ Vân, sinh năm 1988, trú tại TP HCM, Tổng Giám đốc Công ty Cổ Phần Tập đoàn quản lý Bất động sản Windsor; Nguyễn Phương Hồng,sinh năm 1984, trú tại TP HCM là Trợ lý Công ty Cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát; và Hồ Bửu Phương, sinh năm 1972, trú tại TP HCM, cựu Chủ tịch Hội đồng Quản Trị Công ty CP Chứng khoán Tân Việt, cựu Phó Tổng Giám đốc phụ trách tài chính Công ty Cổ Phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát bị bắt, giới địa ốc ở Saigon rúng động. 

Theo tin của nhiều báo, nhiều đài trong và ngoài nước thì 30 năm về trước, bà Trương Mỹ Lan tên là Trương Muội, một bà buôn bán ở chợ An Đông, là một người Việt gốc Hoa. Sau này khi trở thành đại gia rồi bà Trương Muội đổi tên thành Trương Mỹ Lan – chủ Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, một thế lực kinh tài mạnh nhất đất Sài Gòn. Đây là một thí dụ điển hình cho câu “thần chú”: Nhất than, nhì thế khi sống trong thiên đường XHCN của ông Hồ. Không phải là một “tình cờ” khi tất cả những khu đất vàng của Saigon đều được giao cho bà Trương Mỹ Lan xử lý. Người ta thường thổi phồng vai trò của ông chồng người Hoàng Kông của bà, ông Eric Chu như là một thế mạnh tài chính đằng sau sự lớn mạnh của tập đoàn Vạn Thịnh Phát như để lập lờ về việc bà TRương Mỹ Lan có Hoa Nam và tư bản Hồng Kông sau lưng qua sự móc nối của ông chồng. Thật ra đây là một người rất tầm thường, khi lập gia đình với bà Trương Muội, ông Eric Chu chỉ là một người đại diện cho một hãng bia của Đức đi đến Việt Nam để bán bia. “Gia tộc” của bà Trương Muội có nghề bán vải ở chợ An Đông. Sự lớn mạnh của Vạn Thịnh Phát chỉ là nhờ cái bóng quyền lực của ông Lê Thanh Hải, tên VC là Hai Nhật, “lãnh chúa” Saigon từ 2005-2015.  Nghe đồn, bà Trương Muội có liên hệ họ hàng với bà Lê Thanh Hải. Chính ông Lê Thanh Hải đã thâu tóm ngân hàng Đệ Nhất (Firstcombank), ngân hàng Việt Nam Tín Nghĩa (Tin Nghia Bank) và ngân hàng SCB thành ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB) vào cuối năm 2011. 

Báo chí Việt Cộng có “thông lệ” là gọi những gia đình giàu mới ở Việt Nam bằng những danh xưng như “gia tộc, hào môn” mà không hiểu ý nghĩa của những danh xưng này. Nhưng tập đoàn Vạn Thịnh của gia đình họ Trương, tuy được xếp vào hàng những công ty gia đình giàu có bậc nhất tại Việt Nam, nhưng họ rất kín tiếng, gần như không tiếp xúc với truyền thông theo lối làm ăn kín đáo của người Hoa, “vua” hối lộ cửa công nhưng chỉ cầu mong được bình an, không ai để ý đến mình, rất sợ liên hệ với công quyền. Thái độ khác hẳn thái độ của những cô người mẫu, diễn viên, hoa hậu Việt Nam thường lên đài khe nhà, khoe xe, khoe thân. Nhất là cô Lý  thường khoe là em nuôi, con nuôi, chị nuôi của tỷ phú Hồng Kông, Phi, Ấn Độ nhưng người cho cô tiền thì chắc không phải là những người này. Tội nghiệp cho các ông Trương Tấn Sang. Nguyễn Xuân Phúc khi hình các ông ngồi rúm ró bên cạnh cô Lý đã đi vào lịch sử “các chủ tịch nước” của nhà nước CSVN. 
 
https://lh6.googleusercontent.com/kO-pIWDmbSiAU8gOrq57Ij5y0_7J8ONVd1g2idKGt1_Y90PmwuxY_cM_WJdyJctf_FBF7q9MK2r6qcyChWjVpc8Otq0FGvD2rYVrR_ndPm6k5BhswwzgTgCGpVlb9tFfqtsGc8OaQbb-Ho53hATp60Wt58Rtu9qsfL3tCKLFI1gdgcSrqw7opFHzFV2-wzfu6Qu6uw
“Lãnh chúa” Lê Thanh Hải

Năm 2014, bà Trương Mỹ Lan cùng 9 thành viên khác trong gia đình là Trương Lập Hưng, Trương Mễ, Trương Huệ Nhi, Trương Chí Trung, Ngô Thanh Nhã, Trương Lập Tân, Trương Huệ Vân, Trương Lập Phát và Lâm Thị Hoà đồng loạt xin bỏ quốc tịch Việt Nam theo quốc tịch Tàu. Nhưng sau đó, không hiểu vì lý do gì họ lại đổi ý và hiện nay vẫn còn mang quốc tịch Việt Nam.


https://lh3.googleusercontent.com/kWHypmzbfsIlix0id9nQVhGnrKsOzOK7IpFeyZ9sxG8CakxEgwkcO8itqP4GNqBHjcDk8cYV2V01MX_bBgqJClTlyWqmX5EnxHuJS8aHBklw-8h61hQysiT43rWTnQQi_7FXQDgkPt4w19zeg6QYxyctWKzNePeSr9JoTygT5eQc9Pbz6dEQtDIE89DRj7mhBH9gdw
                          Hình: Bà Trương Mỹ Lan khi bị bắt
Nhưng tin bà Trương Mỹ Lan bị bắt ngày 8 tháng 10 không làm cho người ta kinh sợ cái thiên đàng chủ nghĩa của ông Hồ bằng những cái chết trước và sau khi bà Trương Mỹ Lan vào tù. 

Ngày 7/10, báo chí Việt Nam đồng loạt đưa tin, ông Nguyễn Tiến Thành, Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm CEO Chứng khoán Tân Việt (TVSI) đã qua đời đêm (6/10). Sự ra đi đột ngột của ông Nguyễn Tiến Thành càng gây chú ý khi công ty Tân Việt là đối tác chính của ngân hàng Saigon của tập đoàn Vạn Thịnh Phát đang bị Thanh tra Chính phủ nêu tên liên quan đến những sai phạm trong các dự án chuyển đổi nhà đất công ở thành phố Saigon. Ông Nguyễn Tiến Thành 50 tuổi.

Hai ngày sau đó, bà Nguyễn Phương Hồng, người bị bắt cùng lúc với bà Hồng bị chết khi đang bị công ăn bắt giữ mà không ai biết nguyên nhân khi mới 48 tuổi.

Cách đây vài năm, có tin thượng tướng công an Phạm Quý Ngọ bị chết bất đắc kỳ tử sau khi nhận 1 triệu đô la tiền hối lộ của bà Trương Mỹ Lan do Dương Tiến Dũng đưa bị lộ. Nhưng tin này đã được luật sư biện hộ cho Dương Tiến Dũng cho biết đó là tin thất thiệt mặc dù đó cũng là một cái chết bí ấn “chuyện thường ở huyện” của thiên đường XHCN.

Sau cái chết của bà Nguyễn Phương Hồng, có tin đồn rằng đã có thêm hai người là ông Lưu Quốc Thắng – Trưởng Ban kiểm soát ngân hàng Saigon SCB và ông Diệp Bảo Châu – Phó Tổng Giám đốc SCB đã bị đột tử. Tin này tuy chưa được xác nhận nhưng nhiều người cho biết không thấy mặt 2 ông này sau khi bà Trương Mỹ Lan bị bắt.

Nhưng nếu ông Lưu Quốc Thắng  và ông  Diệp Bảo Châu không chết thì tin ông Nguyễn Ngọc Dương giám đốc công ty Sài Gòn Peninsula, và là cựu tổng giám đốc công ty Vạn Phát Hưng đã nhảy lầu tự tử và … chết chắc. Hình ảnh về bản cáo phó được tung lên mạng và cả bức thư tuyệt mệnh nhưng với nhiều người thận trọng họ cần sự xác minh, bởi bảng cáo phó có thể Photoshop và viết bức thư tuyệt mệnh không khó. Cái chết của ông Nguyễn Ngọc Dương đã được một người đại diện của nhà tang lễ Vãng Sanh Đường, chùa Vĩnh Nghiêm, quận 3, TP HCM, xác nhận rằng đám tang ông Nguyễn Ngọc Dươngđược tổ chức tại đây. Như vậy là đến giờ đã có 4 người phải bỏ mạng sau khi bà Trương Mỹ Lan vào tù.
 
Tóm lại nhờ có sự bảo kê của Bí Thư Thành Ủy Saigon Lê Thanh Hải mà bà Trương Mỹ Lan Vạn Thịnh Phát đã giành được nhiều khu đất vàng để trở thành người giàu nhất Việt Nam với 156 bất động sản thuộc hạng bật nhất của cả nước. Người ta cho rằng ông Tổng Trọng tấn công Vạn Thịnh Phát để lấy kho bạc của nhà họ Trương bù vào ngân sách thiếu hụt do đại dịch COVID, do kinh tế trì trệ và nhất là… đảng chỉ lấy lại cái quyền quản lý, lấy lại tài sản của nhân dân mà bà Trương Mỹ Lan đã cầm nhầm và cứ tưởng là của mình.
Sai phạm về đất đai của lãnh chúa đất Saigon Lê Thanh Hải là rất rõ ràng, nhưng đã nhiều năm qua ông Nguyễn Phú Trọng, ông Nguyễn tấn Dũng  vẫn không làm gì được. Đất Saigon nổi tiếng với Tam Trụ “ăn đất” gồm: Lê Thanh Hải, Lê Hoàng Quân và Nguyễn Văn  Đua. Sáng nay có tin Trần Đình Thành, cựu Bí thư Tỉnh uỷ và Đinh Quốc Thái, cựu Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai đã bị bắt giam với cáo buộc nhận hối lộ khi ông Thành giữ chức Bí thư Tỉnh uỷ tỉnh Đồng Nai, ông Thái giữ chức Chủ tịch UBND tỉnh này.

image-20221022172220-3Đinh Quốc Thái (bên trái) cùng Trần Đình Thành năm 2016. Ảnh: Báo Đồng Nai

Trần Đình Thành là em của Lê Hoàng Quân, một trong “Tam Trụ Ăn Đất” bị bắt liên can đến Vũ Nhôm tức Phan Huy Anh Vũ, nguyên Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai (Giám đốc Sở Y tế Đồng Nai) và Nguyễn Thị Thanh Nhàn, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc Công ty AIC, về tội "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng". Tức là ngay sau vụ Vạn Thịnh Phát nay đến cựu bí thư tỉnh Đông Nai xộ khám, coi như Tổng Trọng đã khai hỏa tấn công “lãnh chúa” Saigon Lê Thanh Hải.

Nghe nói khi nhận chức bí thư thành ủy Saigon, ông Nguyễn Văn Nên hứa với Tổng Trọng là sẽ khử được tập đoàn mafia mạnh nhất ở đất Saigon dù chúng có sự hậu thuẫn của Hội Tam Hoàng và tình báo Hoa Nam. Nếu lần này mà Tổng Trọng vẫn không mang củi vào lò của nhà “bố già” Lê Thanh Hải được thì câu nói “chống tham nhũng không có vùng cấm” của Tổng Trọng phải sửa lại thành “chống Hai Nhật (bí danh của Lê Thanh Hải) phải tránh vùng cấm… Trương muội muội”. Chưa biết rằng ai sẽ đốt ai! Nhiều khi đi xa không chết mà chết vì lỗ chân trâu là vì vậy!

Chỉ khổ cho những “ông chủ” tức nhân dân của XHCN, nhà đất thì bị nhà nước CSVN cướp giao cho bọn “cò đất” lập dự án, chia khu… cho chúng dựa lưng lập nhà băng, doanh nghiệp bán cổ phiếu, xây nhà thu tiền của người dân dành dụm dể hy vọng có chút ít tiển lãi, có nơi cư ngụ… Bây giờ cũng chính nhà nước CSVN cho biết bọn doanh nghiệp này là bọn lừa đảo nên bắt chúng cho vào tù… Cũng may là lần này người dân ngày nay tuy mất tiền, mất nhà nhưng không phải đi cải tạo như dân miền Nam sau 1975 vì cái tội … đã hợp tác gửi tiền cho bọn ăn cướp khiến cho nhà nước ta phải bận tâm cướp lại.

Đừng tin những gì Việt Cộng nói mà hãy nhìn những gì Việt Cộng làm là vì vậy!

Đào Nương
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn