Nghi vấn về hai cái chết liên quan vụ bắt Chủ tịch Vạn Thịnh Phát?

Thứ Sáu, 14 Tháng Mười 20226:00 SA(Xem: 2358)
Nghi vấn về hai cái chết liên quan vụ bắt Chủ tịch Vạn Thịnh Phát?
rfa.org

Nghi vấn về hai cái chết liên quan vụ bắt Chủ tịch Vạn Thịnh Phát?

RFA

Hai cái chết liên quan cùng một vụ án xảy ra chỉ trong mấy ngày bị dư luận xã hội nhận định là "bất thường", nhất là báo chí chính thống lại gỡ tin sau khi loan chỉ vài giờ. Thực tế đó khiến thêm nhiều nghi vấn nảy sinh.

Ba ngày sau cái chết đột ngột của ông Nguyễn Tiến Thành, thành viên Hội đồng Quản trị Độc lập ngân hàng SCB, được báo chí Nhà nước loan tải, bà Nguyễn Phương Hồng, trợ lý tập đoàn Vạn Thịnh Phát lại chết khi mới vừa bị công an bắt hai ngày. Ông Thành là chồng của bà Tống Thị Thanh Hoàng - Phó tổng giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, chết đúng vào ngày bà Trương Mỹ Lan bị bắt.

Theo tin từ một số tờ báo Nhà nước bị gỡ sau đó, bà Nguyễn Phương Hồng qua đời hôm 9 tháng 10, sau hai ngày bị bắt tạm giam cùng với bà Trương Mỹ Lan, người sáng lập và giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát. Nguyên do vì sao bà Hồng qua đời và mất trong trường hợp nào không được thông tin.

Cái chết liên tiếp của hai người liên quan trong một vụ án, cụ thể là liên quan đến tập đoàn Vạn Thịnh Phát, dư luận cho rằng đây không phải là những cái chết bình thường.

Một luật gia ở Hà Nội, từng là đảng viên, không muốn nêu tên vì an toàn, nói với RFA sáng 12 tháng 10:

Cả hai cái chết này đều bất thường. Trước hết vì nó đều liên quan đến Vạn Thịnh Phát. Thứ hai, theo logic thì cô Hồng chết trong khi bị tạm giam thì trách nhiệm thuộc về công an, tại sao báo chí chính thống của Nhà nước lại im lặng? Chỉ có vài tờ báo đưa lên lại gỡ ngay?

Chắc chắn bên công an đã khám nghiệm tử thi, đã biết kết quả nhưng họ không nói. Lấy lý do là đang trong quá trình điều tra. Theo tôi, hai người này chết có thể là bị giết, bị đầu độc. Giết để diệt khẩu vì cô này là trợ lý Công ty cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát nên biết rất nhiều thông tin về tập đoàn này, thậm chí biết cả các sếp gặp gỡ ai, lúc nào…

Bên giết chỉ có thể là tay chân của những bị can trong vụ Vạn Thịnh Phát và có sự cấu kết của công an trại giam. Không thể có lý do chết vì bệnh vì cô này còn rất trẻ. Tự tử lại càng không vì không thể tự tử trong trại giam được. Họ canh rất kỹ.

Tất cả những cái chết này đều có mục đích phục vụ cho việc cản trở điều tra, có lợi cho bên đang bị điều tra. Cô Hồng là người thân tín của bà Trương Mỹ Lan.”

Vị luật gia này nói thêm, cũng có khi cô Hồng không chết nhưng họ phối hợp gia đình loan tin chết để bên kia tưởng là bịt được đầu mối rồi. Họ sẽ giấu cô này đi chỗ khác để khai thác. Hơn nữa, tung tin chết cũng là để an toàn cho cô này. Cộng sản nó kinh lắm, có thể làm được mọi thứ!

Chắc chắn bên công an đã khám nghiệm tử thi, đã biết kết quả nhưng họ không nói. Lấy lý do là đang trong quá trình điều tra. Theo tôi, hai người này chết có thể là bị giết, bị đầu độc. Giết để diệt khẩu vì cô này là trợ lý Công ty cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát nên biết rất nhiều thông tin về tập đoàn này, thậm chí biết cả các sếp gặp gỡ ai, lúc nào… - Một luật gia

Việc ông Nguyễn Tiến Thành qua đời không gây náo loạn các trang mạng xã hội bằng việc bà Nguyễn Phương Hồng qua đời, bởi tin bà Hồng chết bị báo chí Nhà nước gỡ xuống chỉ sau vài giờ. Vậy những tin tức loại nào thường bị xóa sau khi đăng và ai là người có thẩm quyền đó?

Nhà báo Nguyễn Vũ Bình nhận định:

Theo tôi, những thông tin nào khó giải thích, bất bình thường và có những yếu tố kiểu mafia trong xã hội hoặc những thông tin nào bất lợi cho tuyên truyền của Đảng và Nhà nước thì họ cho gỡ xuống. Cụ thể là vụ hai người chết liên quan một vụ án chết chỉ trong mấy ngày. Nó bất thường không lý giải nổi.

Trong Ban Tuyên giáo có bộ phận theo dõi về báo chí đó là Vụ Báo chí của Ban Tuyên giáo Trung ương. Bên an ninh cũng có bộ phận theo dõi về báo chí nữa. Khi họ phát hiện ra những thông tin như thế thì họ đề xuất lên là cần phải gỡ thì họ điện cho tòa soạn lấy xuống.”

2a6c6079-cd16-4d4e-945f-b0a4053ada00.jpeg
Chủ tịch nước Trần Đại Quang tại Phủ Chủ tịch hôm 13/9/2018. Trước khi chết chỉ một tuần. AP

Những cái chết bất ngờ như bà Hồng và ông Thành được cư dân mạng gọi là những cái chết “đúng quy trình”. Người ta nhắc lại cái chết của ông Dương Bạch Mai do đột quỵ ngay trong ngày họp cuối cùng của kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa II ngày 4 tháng 4 năm 1964.

Trong cuốn “Đêm Giữa Ban Ngày”, tác giả Vũ Thư Hiên viết: “Dương Bạch Mai, con hổ dữ chống lại đường lối thân Trung Quốc đột tử khi ông đang dự cuộc họp Quốc hội tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Vào lúc giải lao, các đại biểu kéo nhau đi uống bia ở bar, ông Mai thết trước các bạn một chầu bia mừng sinh nhật ông hôm sau. Ông ngã xuống. Ly bia chưa cạn."

Những năm qua cũng có những cái chết bị cho là “đúng quy trình” như vậy. Chẳng hạn như cái chết của Thứ trưởng Bộ Công an Phạm Quý Ngọ tối 18 tháng 2 năm 2014 tại bệnh viện Quân y 108, Hà Nội khi vẫn còn là ủy viên Ban chấp hành Trung ương đảng. Ông Ngọ chết chỉ một ngày sau khi có quyết định đình chỉ chức vụ thứ trưởng Bộ Công an về tội làm lộ bí mật Nhà nước. Ông Ngọ cũng có liên quan đến một vụ án tham nhũng lớn vào thời đó ở Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines). Nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên Vinalines Dương Chí Dũng khai đã nhận của bà Trương Mỹ Lan 20 tỷ đồng (tương đương một triệu đô la Mỹ) để chuyển cho ông Ngọ.

Tôi cho là không loại trừ khả năng đó, bởi Việt Nam hiện nay bên ngoài mang vẻ bình yên, êm ả nhưng bên trong lại rất lộn xộn. Chính trường lộn xộn, nội bộ lộn xộn, các phe phái tranh giành quyền lực lẫn nhau. Đã có rất nhiều thông tin được đưa lên mạng xã hội, tuy không được kiểm chứng, nhưng nó cho thấy khả năng bị đầu độc bằng cách này cách khác có thể đã xảy ra. - Nhà báo Phạm Chí Dũng

Cái chết của ông Trần Đại Quang, Chủ tịch Việt Nam vào sáng 21 tháng 9 năm 2018 với lý do “mắc loại virus hiếm và độc hại, trên thế giới chưa có thuốc chữa”.

Một năm sau là cái chết của ông Trần Bắc Hà trưa 18 tháng 7 năm 2019 trong trại giam. Ông Hà là chủ tịch Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam. Ông Hà được xem là một quan chức nắm rất nhiều thông tin, rất nhiều vụ việc, có vai trò khá tích cực liên quan tới Ngân hàng Bản Việt của Nguyễn Thanh Phượng, con gái cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Cái chết của ông Nguyễn Bá Thanh đầu năm 2015 với nghi vấn bị đầu độc cũng được cho là cái chết “đúng quy trình”. Ông Thanh là Phó Trưởng Ban Phòng Chống Tham nhũng Trung ương, kiêm Trưởng Ban Nội chính Trung ương.

Nhà báo Phạm Chí Dũng, chủ tịch Hội Nhà báo Độc lập hiện đang phải thụ án 15 năm tù, lúc bấy giờ nêu nhận định của ông với RFA ngay sau cái chết của ông Trần Bắc Hà bị dư luận cho là “giết người, diệt khẩu’:

“Tôi cho là không loại trừ khả năng đó, bởi Việt Nam hiện nay bên ngoài mang vẻ bình yên, êm ả nhưng bên trong lại rất lộn xộn. Chính trường lộn xộn, nội bộ lộn xộn, các phe phái tranh giành quyền lực lẫn nhau. Đã có rất nhiều thông tin được đưa lên mạng xã hội, tuy không được kiểm chứng, nhưng nó cho thấy khả năng bị đầu độc bằng cách này cách khác có thể đã xảy ra.”

Ngoài những cái chết của các quan chức cấp cao vừa nêu, những cái chết của người dân trong đồn công an thường được giải thích là do tự tử hay do bệnh.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn