Bạo hành, luật rừng và phong kiến thời nay

Chủ Nhật, 11 Tháng Ba 20181:54 SA(Xem: 7789)
Bạo hành, luật rừng và phong kiến thời nay

Nguyễn Tiến Dũng

Chuyện Tây: một ông bố người Italia đét đít đứa con 6 tuổi nghịch ngợm ở sân bay ở Thụy Điển, bị bắt phạt tù vì tội bạo lực với trẻ em. Ông tổng thống Hung, ông bộ trưởng quốc phòng Đức đều từ chức khi bị phát hiện đạo văn.

Chuyện Ta: Cô giáo bắt học sinh quỳ, rồi phụ huynh đến lớp bắt cô giáo quỳ. Một chuyện khác, cảnh sát phải đuổi theo một chiếc xe cả 100km để xin lỗi, vì lúc trước khi bắt phạt xe đó, bắt “nhầm” phải quan to. Chuyện khác nữa, một ông ứng cử viên PGS bị tố cáo đạo văn thì báo chí đăng ầm ỹ, ông này phải tự xin rút ngay, còn ông bộ trưởng cũng bị tố cáo đạo văn với chứng cơ đàng hoàng thì báo chí im thin thít, ông vẫn làm như không có gì xảy ra.

Ta khác Tây điểm nào?

- Tây có luật áp dụng với tất cả mọi người. Ta cũng có luật nhưng dùng luật rừng, trên nạt dưới, càng lên trên càng ra ngoài luật.

- “Dưới nhất” ở Ta là trẻ em, theo báo chính thống có viết đâu đó thì đến 40% trẻ em ở Việt Nam từng bị bạo hành ngay tại nhà, còn Tây thì việc bảo vệ trẻ em đặt lên hàng đầu.

Tuy Việt Nam có tên gọi XHCN, nhưng nếu gọi là “phong kiến định hướng XHCN” thì có lẽ đúng bản chất hơn.

Sự phong kiến đó thể hiện ở ngay nhiều người được coi là có học thức cao, tầng lớp ưu tú của xã hội.

Một lần cách đây không lâu, BBC có làm phỏng vấn bàn tròn với tôi và một bà tiến sỹ giảng viên đại học ở Việt Nam và mấy người khác. Trong lúc phỏng vấn, bà có nói “con cái… là tài sản quý báu nhất của mình …”. Câu nói đó rất chân thực và theo nghĩa tốt, là yêu quý con, thế nhưng đồng thời để lộ ra một cái đuôi phong kiến còn sót lại: đó là coi con (và coi vợ) là *tài sản* của mình. Đã là *tài sản* tức là ta làm gì với nó cũng được, nó không làm ta hài lòng thì thậm chí ta có thể đánh đập vứt bỏ nó. Tất nhiên, đã qua cái thời “thịt con cho mẹ ăn” trong sách dậy về hiếu nghĩa, nhưng việc coi vợ, coi con là *tài sản*, cũng như coi quan là *quan phụ mẫu*, vẫn còn ăn sâu trong tâm trí người Việt.

Nều giáo dục phải xoá được tư tưởng phong kiến này đi, thì mới bớt được bạo lực ở nhà và ở trường, con người mới trở nên bình đẳng hơn, pháp luật mới trở nên nghiêm minh hơn.

Quay lại các ví dụ chuyện xảy ra ở Ta:

- Cả cô giáo bắt học trò quỳ, và phụ huynh bắt cô giáo quỳ, nếu ở Tây thì đều phạm luật. Theo luật Việt Nam thì tôi không rõ, nhưng tôi nghĩ phụ huynh cần xin lỗi cô giáo, và cô giáo cần xin lỗi học sinh, và các nơi cần lấy đó làm bài học cho cả các thầy cô và các phụ huynh. Những ai nhìn thấy cô giáo bị quỳ mà không can thiệp cũng cần bị lên án.

- Bộ trưởng hay không bộ trưởng, đã phạm tội giả khoa học thì đều cần được xử lý nghiêm minh. Chức càng to thì việc xử lý càng phải được làm cho đàng hoàng, vì kể cả trong xã hội phong kiến đi nữa các cụ cũng đã có câu “thượng bất chính, hạ tắc loạn”.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Năm, 29 Tháng Mười 20206:00 CH