Đọc ‘Chủ Nghĩa Cộng Sản’, có thể hiểu “Vì sao là Trần Quốc Vượng?”

Thứ Năm, 08 Tháng Ba 20184:16 SA(Xem: 7703)
Đọc ‘Chủ Nghĩa Cộng Sản’, có thể hiểu “Vì sao là Trần Quốc Vượng?”
Ông Trần Quốc Vượng (thứ 2, từ phải) và các UV Bộ Chính trị chụp tại Hà Nội ngày 28/1/2016. Ảnh: AFP

Nếu soi chiếu những gì đang diễn ra trong đường lối lãnh đạo của ĐCS Việt Nam, có thể nhận thấy nó không những chỉ là bản sao của Liên Xô từ những năm 1918, mà nó còn đang cố gắng học theo chỉ đạo của Trung Cộng năm 2018.

Theo Rechard Pipes viết trong cuốn Chủ Nghĩa Cộng Sản (Dịch giả Phạm Nguyên Trường, NXB Giấy Vụn), Lê Nin – một người cuồng tín và sắt máu, đã áp đặt chế độ độc tài vô cùng tàn nhẫn lên dân tộc Nga, mà chẳng hề cắn rứt lương tâm. Khi sức khỏe của Lê Nin yếu đi, người được ông ta chọn kế nhiệm không phải là Trotsky (là người chống chính sách quan liêu của Stalin), mà là Joseph Stalin – một kẻ học hành không đến nơi đến chốn, đã từng bị đuổi khỏi trường dòng. Tuy nhiên, Stalin là người thủ đoạn và trung thành với cá nhân Lê Nin, người mà Lê Nin cho là sẽ kế tục xứng đáng với chế độ độc đoán, khủng bố mà mình đã dựng nên.

Mà cũng chẳng phải đợi lâu, ngay sau khi vào ghế, “đồ tể” Stalin đã “phất cờ” bằng cách sử dụng ghế của mình để thăng quan tiến chức cho các để tử trung thành nhằm củng cố địa vị, tạo nên tầng lớp đặc quyền đặc lợi, ăn trên ngồi trốc.

Quan điểm của Lê Nin là “cấm hoạt động bè phái” đã được Stalin lấy cớ để loại bỏ những người bất đồng chính kiến. Đây cũng được gọi là “cuộc tiến hóa giật lùi”: Những người có năng lực, có tri thức bị bỏ tù, bịt miệng. Còn những kẻ chỉ biết vâng lời, xu nịnh thì có cơ hội leo cao nhất.

Sự độc đoán và quan liêu đã đẩy các chế độ CS vào khủng hoảng. Và để làm một cái gì đó tìm lại tính chính danh, mong mang ra che mắt được hiên hạ, họ buộc đã phải “làm mới” mình. Cũng giống như Liên Xô, cuộc chiến chống tham nhũng ở TQ do Tập Cận Bình khoa trương giờ đây càng lộ rõ là cuộc chiến phe nhóm, khi Vương Kỳ Sơn được Tập chọn làm cánh tay đắc lực cho mình, còn tỷ lệ tham nhũng thì năm sau cao hơn năm trước.

Người dân cũng như chính thể, phải có công cụ làm chỗ dựa để hành động. Nếu không có nền tảng luật pháp chuẩn mực, thì sẽ không có lòng tin, sẽ dẫn đến rối loạn. Những ý tưởng nhằm cải cách đều bị những tư tưởng bảo thủ trong đảng đã ăn sâu, bám dễ – chống đối.

Nếu cho rằng, khủng hoảng luôn là cơ hội tuyệt vời cho mọi chế độ CS, thì sự suy giảm vai trò đầu tầu của Hoa Kỳ trong vấn đề bảo vệ nhân quyền, cộng thêm sự bảo trợ từ chế độ “quái thai” Bắc Kinh, tất yếu không thể hy vọng vào một tương lai tươi sáng hơn.

Thiếu vắng nền tảng văn hóa, không chấp nhận sở hữu tư nhân, coi trí thức là kẻ thù, kềm chế tôn giáo, bóp nghẹt tự do ngôn luận, dựa vào bạo lực,… đó là con đường dẫn tới khổ đau cho bất cứ dân tộc nào.

Khổ đau được tích tụ qua nhiều thập kỷ không thể đợi tháo van, nó sẽ phát nổ.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn