Trọng vẫn ở hay đi? ( Chó Vàng, chó Vện đều là...Chó )

Thứ Sáu, 06 Tháng Năm 20223:50 CH(Xem: 2332)
Trọng vẫn ở hay đi? ( Chó Vàng, chó Vện đều là...Chó )
Hiện có nhiều đồn đoán cho rằng sự thay đổi trong Ban lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam có thể xuất hiện sớm hơn dự kiến. Liệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ đồng ý rời khỏi vị trí hiện nay? RFA trình bày dựa theo bài viết của tác giả David Hutt trên Asia Times ngày 6/5/2022.
RFA
2022.05.06
Share on WhatsApp
Share on WhatsApp
Hội nghị Trung ương 5: ông Trọng vẫn ở hay đi? Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng.
AFP / RFA Edited

Tác giả David Hutt nhận định về vấn đề nhân sự chóp bu của Đảng Cộng sản tại Hội nghị Trung ương năm đang diễn ra và nêu câu hỏi liệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ tự giải thoát cho mình sau kỳ họp này?

Theo tác giả David Hutt, nếu ông Nguyễn Phú Trọng - Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam - giữ chức vụ của mình cho đến hết nhiệm kỳ vào năm 2026, thì khi đó ông sẽ 81 tuổi, điều này sẽ khiến ông trở thành người đứng đầu Đảng lớn tuổi nhất trong lịch sử Việt Nam.

Giáo sư Carl Thayer từ Đại học New South Wales ở Úc, được tác giả dẫn lời rằng: “Vào tuần qua, những tin đồn đã lan truyền trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài đối lập với chính quyền ở Hà Nội rằng… ông Trọng sẽ từ chức trước khi hết nhiệm kỳ và những thay đổi lãnh đạo khác sẽ diễn ra trong một cuộc họp quan trọng của đảng sắp tới.”

Tin đồn ông Trọng từ chức một phần xuất phát từ một bài báo đăng trên tờ Haaretz của Israel, trong đó cáo buộc rằng việc ban hành lệnh bắt giữ một nữ doanh nhân Việt Nam nổi tiếng gần đây là một phần của cuộc tranh giành quyền lực trong giới chóp bu xem ai sẽ kế nhiệm ông Trọng.

Người mà báo Haaretz nhắc tới là bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn - nguyên Chủ tịch Công ty AIC - bị Công an Việt Nam hôm 29/4/2022 khởi tố bị can, bắt tạm giam vì liên quan vụ án hình sự “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai, Công ty AIC và các đơn vị liên quan.

Theo Haaretz, bà Nhàn là một nhân vật quan trọng và là người môi giới trong hàng loạt các thoả thuận mua bán vũ khí và thiết bị phục vụ cho công an Việt Nam từ hơn 10 năm qua.

Bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn từng bị Intelligentonline của Pháp đưa tin hồi năm 2020 có liên quan đến việc buôn bán vũ khí giữa Việt Nam và Israel có dính đến tham nhũng.

Tác giả cũng dẫn lời ông Alexander Vuving, giáo sư tại Trung tâm Nghiên cứu An Ninh Châu Á-Thái Bình Dương Daniel K Inouye, cho rằng việc ông Trọng ra đi không phải là một chủ đề mới. Theo ông Alexander, kế hoạch không chính thức được đồng ý vào năm ngoái là để ông Trọng từ chức trước năm 2026 nếu Đảng tìm được người kế nhiệm hợp ý, điều mà họ đã không thể làm được tại Đại hội toàn quốc lần trước.

Trong am hiểu của tôi thì ông Trọng sẽ vẫn tiếp tục ngồi lại, ít nhất là đến Đại hội giữa nhiệm kỳ vào năm 2023. Khi đó, nếu vẫn chưa tìm được nhân vật nào thay thế thì ông ta có thể phải ngồi lại hết nhiệm kỳ.
-Luật sư Nhân quyền Nguyễn Văn Đài

Luật sư Nhân quyền Nguyễn Văn Đài khi trả lời RFA từ Đức Quốc hôm 6/5 nhận định:

“Qua theo dõi bài phát biểu khai mạc của ông Nguyễn Phú Trọng, ông có nói vào tháng 1 đầu năm nay, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã có ba ngày bàn với nhau về đánh giá kiểm điểm từng cá nhân của thành viên Bộ Chính trị và Ban Bí thư. Đây là cuộc họp rất quan trọng để họ đưa ra quyết định ai là người có đủ năng lực thay thế ông Trọng tại Hội nghị Trung ương 5. Theo nhận định của tôi, trong ba ngày hội nghị đó, họ chưa chọn được một ứng cử viên nào có thể đoàn kết được Bộ Chính trị, Ban Bí thư... chưa nói đến đoàn kết được Ban Chấp hành Trung ương Đảng.”

Bởi vì theo Luật sư Nguyễn Văn Đài, ngoài ông Nguyễn Phú Trọng ra thì 100% quan chức khác trong Bộ Chính trị, cũng như Ban Bí thư đều có mặt yếu, đặc biệt là vấn đề tham nhũng, phe cánh, không đủ năng lực, uy tín để thống nhất được tầng lớp chóp bu của chế độ cộng sản Việt Nam. Ông Đài nói tiếp:

“Cho nên nếu mà một nhân vật khác chưa đủ tầm như vậy, mà thay thế ông Trọng thì sẽ dẫn đến sự rạn nứt, chia rẽ, và có thể dẫn tới sự sụp đổ của chế độ trong tương lai. Trong am hiểu của tôi thì ông Trọng sẽ vẫn tiếp tục ngồi lại, ít nhất là đến Đại hội giữa nhiệm kỳ vào năm 2023. Khi đó, nếu vẫn chưa tìm được nhân vật nào thay thế thì ông ta có thể phải ngồi lại hết nhiệm kỳ.”

hoi-nghi-tw5-960.jpg
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu khai mạc Hội nghị Trung ương 5 hôm 4/5/2022. Courtesy chinhphu.vn

Trước đó, ông Trọng đã hủy bỏ Hội nghị vào tháng 9 năm 2018 khi ông được bầu làm Chủ tịch nước, đồng thời giữ chức Tổng Bí thư, khiến ông trở thành nhà lãnh đạo Việt Nam đầu tiên kể từ những năm 1980 giữ hai trong số bốn chức vụ lãnh đạo cấp cao của đất nước.

Tại Đại hội Đảng toàn quốc năm ngoái, ông Trọng tiếp tục nắm được nhiệm kỳ thứ ba khi đã 76 tuổi. Trong khi các nhà lãnh đạo cấp cao thường ​​sẽ nghỉ hưu trước hoặc sau 65 tuổi.

Điều này, theo tác giả David Hutt, là do Đảng Cộng sản không thể đạt được đồng thuận về việc ai sẽ kế nhiệm ông. Người kế vị ưa thích của Trọng là ông Trần Quốc Vượng, cũng là cánh tay phải của ông, có vẻ đã không được ưa chuộng.

Tôi tin rằng Hội nghị Trung ương 5 về nhân sự thì khả năng rất cao ông Nguyễn Phú Trọng sẽ chuyển giao quyền lực.
-Nhà báo độc lập Nguyễn Ngọc Già

Nhưng nhà báo độc lập Nguyễn Ngọc Già, khi trả lời RFA từ Sài Gòn mới đây liên quan vấn đề này lại cho rằng ông Trọng sẽ ra đi:

“Tôi tin rằng Hội nghị Trung ương 5 về nhân sự thì khả năng rất cao ông Nguyễn Phú Trọng sẽ chuyển giao quyền lực. Bởi vì các lý do mà người dân thấy rất rõ, thứ nhất là vấn đề tuổi tác và sức khỏe. Thứ hai là chủ trương ‘đốt lò’ của ổng cũng thành công ở mức độ nhất định tối thiểu...”

Dù vậy, nhà báo Nguyễn Ngọc Già còn cho rằng, trong tình hình hiện nay thì vai trò của ông Nguyễn Phú Trọng đã chấm dứt. Đặt biệt cuộc chiến giữa Nga và Ukraine đang diễn ra rất dữ dội... thì Việt Nam cũng cần một người vừa bảo đảm về đối nội, nhưng cũng vừa bảo đảm đối ngoại. Ông Nguyễn Ngọc Già nói tiếp:

“Tôi nghĩ rằng, để mà chuyển giao quyền lực, thì tôi chọn một trong hai người có thể nắm chức Tổng Bí thư, một là ông Nguyễn Xuân Phúc, hai là ông Vương Đình Huệ. Tuy nhiên giữa ông Phúc và ông Huệ thì tôi cân nhắc và nghĩ rằng ông Nguyễn Xuân Phúc thích hợp hơn trong thời điểm hiện nay. Bởi vì ông Phúc là Chú tịch nước, bây giờ cần nắm luôn chức Tổng Bí thư để đảm bảo cả đối nội và đối ngoại.”

Theo Giáo sư Carl Thayer, nếu sức khỏe yếu bất ngờ buộc ông Nguyễn Phú Trọng phải từ chức, Việt Nam sẽ đứng trước lựa chọn khó khăn trong việc tìm người kế nhiệm. Vì theo Quy chế của Đảng Cộng sản Việt Nam, một ứng cử viên phải phục vụ đủ nhiệm kỳ 5 năm trong Bộ Chính trị. Hiện tại, chỉ có tám thành viên trong số 18 thành viên của cơ quan này đủ tiêu chuẩn.

Hai lựa chọn có khả năng thay thế ông Trọng theo ông Carl Thayer sẽ là ông Nguyễn Xuân Thắng - Ủy viên thường trực Ban Bí thư; hoặc Phan Đình Trạc - Phó trưởng Ban Chỉ đạo Phòng chống tham nhũng.

Còn Giáo sư Alexander Vuving thì cho rằng, cuộc đua vẫn đang diễn ra vào lúc này và có thể Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ gây bất ngờ cho những người bên ngoài khi chọn người kế nhiệm ông Trọng trong vài năm tới.

Nhà Nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai, nguyên Vụ trưởng Vụ Nghiên cứu, Ban Dân vận Trung ương, thì cho rằng vấn đề không phải là thay đổi nhân sự lãnh đạo Đảng mà phải thay đổi thể chế... hay ít nhất là phương thức lãnh đạo của Đảng. Vì nếu thay người lãnh đạo mà phương thức lãnh đạo không thay đổi, thì cũng không giải quyết được vấn đề gì.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn