'Quan hệ dễ hối lộ' kéo dài biến quan chức tử tế ở VN thành kẻ tham nhũng ( VC làm đéo gì có quan tử tế ! )

Thứ Năm, 30 Tháng Mười Hai 20212:00 SA(Xem: 2945)
'Quan hệ dễ hối lộ' kéo dài biến quan chức tử tế ở VN thành kẻ tham nhũng ( VC làm đéo gì có quan tử tế ! )
bbc.com

Việt Nam: 'Hối lộ và lót tay quen dần dẫn tới tham nhũng lớn'


'Quan hệ dễ hối lộ' kéo dài biến quan chức tử tế ở VN thành kẻ tham nhũng

Nhìn lại năm 2021, công cuộc 'chống tham nhũng' của Đảng Cộng sản Việt Nam đã có tiến triển bằng một số vụ xử án lớn.

Chỉ số cảm nhận tham nhũng CPI của Việt Nam năm 2021 theo tổ chức Minh Bạch Quốc tế

Nguồn hình ảnh, Other

Chụp lại hình ảnh,

Chỉ số cảm nhận tham nhũng CPI của Việt Nam năm 2021 theo tổ chức Minh Bạch Quốc tế

Nhưng như một nghiên cứu của nhóm tác giả từ Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội, công bố tháng 9/2021 quan hệ nảy sinh hối lộ ở Việt Nam là hiện tượng sâu rộng hơn dư luận tưởng.

Nghiên cứu đăng trên tạp chí tiếng Anh có tựa đề "The perpetuation of bribery-prone relationships: A study from Vietnamese public official" nói về quan hệ dễ trao và nhận hối lộ không ngừng của giới chức VN được đăng trên 'Public Administration and Development, 41(5), 244-256 (nguồn tại đây).

Nhóm tác giả nghiên cứu quan hệ hối lộ ở Việt Nam dựa trên quá trình tâm lý của người trao và người nhận 'lời mời hưởng lợi' (favour - được hiểu là sự hối lộ), trong đó người nhận là nhóm công chức.

Quan hệ "bribery-prone" tạm dịch là "quan hệ dễ nảy sinh hối lộ, được đánh giá trên khảo sát thực tế.

Ở giai đoạn đầu, "khi một đối tác muốn bắt đầu mối quan hệ hối lộ, nghĩa là trao ra một lời mời hưởng lợi, công chức sẽ trải qua quá trình 'đánh giá tính toán' [calculative judgment]. Trong quá trình đánh giá này, công chức phải cân nhắc lợi ích và rủi ro tiềm ẩn của mối quan hệ, dựa trên thông tin không đầy đủ và không chắc chắn."

"Một mặt, lợi ích/cơ hội trao đổi [hối lộ] chủ yếu bắt nguồn từ các lỗ hổng quy định, thực thi yếu kém và nền kinh tế tiền mặt. Tương tự, hệ thống chính phủ điện tử [Việt Nam] kém phát triển không thể theo dõi thực giá bất động sản tại các địa điểm khác nhau, tạo cơ hội cho các quan chức địa phương ấn định giá có lợi cho đối tác [hối lộ] của họ."

"Mặt khác, rủi ro chủ yếu là về lòng nhân từ và/hoặc kỳ vọng của người đưa ra đề xuất, cũng như sự trừng phạt pháp luật."

Tuy vậy, mối quan hệ hối lộ không thể duy trì nếu chỉ dựa vào những lời mời hưởng lợi món quà có giá trị.

Đầu tư công

Nguồn hình ảnh, Mai Sơn

Chụp lại hình ảnh,

Đầu tư công. Các dự án đấu thầu và xây cất, mua sắm dùng ngân quỹ quốc gia được dư luận chú ý nhiều vì các vụ thất thoát, biển thủ, hoặc ăn tiền công trắng trợn.

"Thay vào đó, công chức thường đánh giá cao nỗ lực của người đưa ra lời mời ưu đãi (offeror) trong việc xây dựng mối quan hệ và xem xét sự an toàn của công chức," nghiên cứu chỉ ra.

Những lời mời hưởng lợi thường được thể hiện dưới nhiều dạng với cách gọi khác nhau như "quà", "thể hiện tinh cảm" hay "để ra mắt"...

Thậm chí, nó có thể được tạo ra cẩn thận hơn, chẳng hạn như tạo cơ hội cho công chức thắng giải ở một cuộc thi golf hoặc tổ chức chuyến đi lễ cho vợ của quan chức. Tinh vi hơn, đó có thể là một "món hàng" được "bán" cho công chức với giá chỉ bằng một phần nhỏ so với giá thị trường.

Nghiên cứu cũng tiết lộ thông tin "một công ty có thể 'nuôi' một quan chức trong 5 năm trước khi nhận được hợp đồng".

Nhân dịp cuối năm 2021, BBC News Tiếng Việt điểm lại một số vụ việc, con số được nêu ra tại Việt Nam liên quan đến hệ tham nhũng:

corruption

Nguồn hình ảnh, krisanapong detraphiphat

Vali tiền đô đem tới Trung ương Đảng

Đầu năm 2021, TBT Nguyễn Phú Trọng kể ra một cách thoải mái rằng Trung ương Đảng của ông là đối tượng của quan hệ hối lộ.

Theo lời kể của ông Nguyễn Phú Trọng hôm 1/2/2021 thì 'ai đó' mang một vali chứa đô la hối lộ Ủy ban Kiểm tra Trung ương, và bị ông ra lệnh 'kiểm tra' rồi không rõ người đem tiền đến có bị truy cứu gì không.

"Về trường hợp hối lộ, xách vali tiền đến Ủy ban Kiểm tra Trung ương để biếu xén, lấp liếm. Theo đó, đồng chí cán bộ kiểm tra mở vali xem đã thấy toàn tiền USD. Tôi yêu cầu khóa vali lại, niêm phong và lập biên bản", TBT Trọng hồn nhiên kể, theo báo Công an Nhân dân.

Thái độ dễ dãi của nhà lãnh đạo cao cấp nhất trong hệ thống chính trị Việt Nam cho thấy văn hóa hết sức bao dung với "đồng chí" của mình phần nào được phản ánh trong nghiên cứu nói trên về quan hệ "dễ nảy sinh hối lộ".

Tiền tham nhũng thu lại chỉ đạt 5%, và thấp hơn 2020

Số liệu nêu ra tại diễn đàn Quốc hội Việt Nam hôm 23/10/2021 cho thấy tổng số tiền 'phải thu hồi' từ các vụ án tham nhũng ở quốc gia này là 72 nghìn tỉ VND, tương đương 3,2 tỷ USD.

Nhưng ngân sách nhà nước chỉ thu được 5% con số đó, bằng 176,5 triệu USD.

Theo báo Thanh Niên, vấn đề này được một đại biểu QH của tỉnh Bến Tre, bà Nguyễn Thị Lệ Thủy, nêu ra và đề nghị làm rõ, vì sao "số tiền từ các vụ án, vụ việc tham nhũng là 72.000 tỉ đồng, song đến nay mới thu được trên 4.000 tỉ đồng, thấp hơn nhiều so với năm 2020".

'Hợp đồng công và lại quả 'tiền tỉ' trong vụ Công ty Việt Á

Vào những ngày cuối năm 2021, cái tên Công ty Việt Á và cụm từ khóa 'bộ xét nghiệm Covid-19' gây 'sốt' ở Việt Nam, cả ngoài đời thực lẫn trên mạng, cả trên truyền thông chính thức lẫn mạng xã hội.

Qua điều tra bước đầu, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an VN (C03) cho biết công ty Việt Á đã chi % ngoài hợp đồng cho Giám đốc CDC Hải Dương Phạm Duy Tuyến số tiền gần 30 tỉ đồng.

Dù chưa nêu tên hết các tỉnh thanh và bệnh viện có liên quan, cơ quan điều tra Việt Nam cho biết công ty này đã chi rất nhiều tiền để "bôi trơn" cho các cán bộ, lãnh đạo các đơn vị mua hàng.

Những khoản tiền khổng lồ này có thể hiểu là tiền hối lộ.

Việt Á bị cho là đã nâng giá sản phẩm quá cao, trong lúc chất lượng các bộ xét nghiệm mà công ty cung ứng cho các cơ sở y tế trên 62 tỉnh thành bị đặt câu hỏi.

Điều quan trọng hơn, Bộ Y tế VN và các cơ quan truyền thông nước này, gồm cả trang Đảng Cộng sản, đưa tin bộ xét nghiệm Việt Á 'đạt tiêu chuẩn quốc tế', điều không đúng với điều tra của BBC.

Nguồn hình ảnh, SUCKHOEDOISONG.VN

Chụp lại hình ảnh,

Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long trong một lần lên hình của đài báo VN. Hiện dư luận VN đặt câu hỏi về vai trò của ông trong vụ Việt Á

Thông tin này sau đó đã được rút đi khỏi các trang chính thức ở Việt Nam nhưng dư luận nước này đặt câu hỏi cả về vai trò của các bộ liên quan và ngành Quân y của Bộ Quốc phòng trong vụ án thế kỷ.

Dịch vụ công ở miền Bắc 'tham ô nhiều hơn miền Nam'

Họ phỏng vấn 1.085 người dân tại 19 tỉnh, thành phố trên cả nước trong tháng 7, 8 và 11/2019.

Các tỉnh, thành phố được lựa chọn khảo sát bao gồm Hà Nội, Vĩnh Phúc, Thái Bình, Lạng Sơn, Sơn La, Thái Nguyên, Nghệ An, Đà Nẵng, Quảng Nam, Phú Yên, Gia Lai, Đắc Lắc, Lâm Đồng, Hồ Chí Minh, Tây Ninh, Vũng Tàu, Cần Thơ, Bến Tre, và Cà Mau.

Người dân tham gia khảo sát được hỏi xem trong vòng 12 tháng qua họ có liên hệ/tiếp xúc với bất kỳ lĩnh vực dịch vụ công nào trong số 7 lĩnh vực được đưa ra hay không (bao gồm trường học công, bệnh viện hoặc phòng khám công, làm giấy tờ, dịch vụ tiện ích (điện, nước…), công an, cảnh sát giao thông và tòa án)

Và nếu có liên hệ/tiếp xúc thì họ có phải đưa hối lộ hay không.

66% người được hỏi có liên hệ/tiếp xúc với ít nhất một lĩnh vực dịch vụ và cứ 5 người thì lại có 1 người - tương đương 18% phải đưa hối lộ ít nhất một lần.

Khảo sát cho hay việc hối lộ ở miền Bắc dường như xảy ra nhiều hơn ở miền Nam.

Kết quả cho thấy, khi tiếp xúc với các cán bộ, công chức thuộc một trong 7 lĩnh vực dịch vụ công được khảo sát những người sử dụng dịch vụ công ở miền Bắc, đặc biệt ở vùng Đồng bằng Sông Hồng đưa hối lộ nhiều hơn.

Tỷ lệ đưa hối lộ ở Hà Nội (39%) cao gấp 3 lần tỷ lệ này ở thành phố Hồ Chí Minh (12%).

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn