Người dân chờ đợi vượt đèo Hải Vân về quê trong mưa gió ( VC và Covid đang reo tang tóc ở VN )

Thứ Năm, 07 Tháng Mười 20212:00 CH(Xem: 3000)
Người dân chờ đợi vượt đèo Hải Vân về quê trong mưa gió ( VC và Covid đang reo tang tóc ở VN )
bbc.com

Covid: Người dân chờ vượt đèo Hải Vân trong đêm đen

Dân VN

Nguồn hình ảnh, Bạn đọc BBC

Chụp lại hình ảnh,

Chờ qua đèo Hải Vân trong đêm đen

Tối 6/10, đại diện Tập đoàn Đèo Cả cho biết sẽ mở cửa hầm Hải Vân để hỗ trợ người dân từ các tỉnh, thành phía Nam về quê, theo truyền thông nhà nước Việt Nam.

Dòng người bỏ chạy khỏi các khu công nghiệp quanh TP HCM về quê trong đại dịch Covid vẫn tiếp tục những ngày qua, và ảnh của một bạn đọc BBC gửi từ đèo Hải Vân cho thấy cảnh những đoàn xe máy chờ qua đèo, trước khi có quyết định mở cửa hầm.

Dư luận Việt Nam lo ngại chuyện vượt đèo trong cơn mưa do bão từ Biển Đông gây ra có thể nguy hiểm.

Theo báo Giao Thông (06/10), kế hoạch "qua hầm" là vào khoảng 23h đêm, giờ địa phương ở miền Trung Việt Nam trong ngày "đoàn xe máy đầu tiên sẽ đi qua hầm".

"Đơn vị vận hành hầm Hải Vân sẽ phối hợp với lực lượng chức năng tạm dừng các ô tô qua hầm để người dân đi lại an toàn, nhanh chóng."

Vẫn trang báo trên nhấn mạnh vai trò của công an Việt Nam trong công tác này:

"Được biết, từ ngày 3/10 đến 5/10, Công an TP Đà Nẵng đã tổ chức lực lượng đảm bảo an ninh trật tự, dẫn nhiều đoàn xe với hàng ngàn người dân từ các tỉnh, thành phía Nam về ngang qua thành phố. Riêng đêm 5/10, lực lượng CSGT Đà Nẵng đã dẫn đoàn với khoảng 2.000 người qua đèo Hải Vân an toàn."

"Trước đó, UBND TP Đà Nẵng có văn bản đề nghị Công ty CP Đầu tư hạ tầng giao thông Đèo Cả hỗ trợ, tạo điều kiện trung chuyển miễn phí các phương tiện xe máy của người dân qua hầm Hải Vân."

Thảm họa nhân đạo và sự tan rã của mô hình kinh tế

Người dânNguồn hình ảnh, Bạn đọc BBC

Chụp lại hình ảnh,

Trẻ em trong thảm cảnh 'tháo chạy về quê'

Dù truyền thông nhà nước luôn chủ động đề cập đến các hoạt động hỗ trợ của chính quyền, mạng xã hội Việt Nam lại nhìn vào các góc độ khác của câu chuyện.

Đèo Hải VânNguồn hình ảnh, Bạn đọc BBC

Chụp lại hình ảnh,

Ảnh của một bạn đọc BBC gửi từ đèo Hải Vân cho thấy cảnh những đoàn xe máy chờ qua đèo, trước khi có quyết định mở cửa hầm đêm 06/10

Đầu tiên là việc nhiều người dùng Facebook chia sẻ các cảnh thương tâm của người dân, gồm cả phụ nữ, trẻ em, có cả bé thơ ở tuổi bế ẵm, phải vạ vật trên đèo Hải Vân, nơi không hề có điểm trú chân an toàn, nhà vệ sinh, điểm ăn uống.

Có ý kiến chú ý đến cảnh một phụ nữ mang cả lồng gà từ Nam ra Bắc trên chiếc xe máy bết bùn đất, với bình luận khi sống tại các khu công nghiệp, người lao động bị bóc lột tới mức nào mới phải nâng niu cả đàn gà như vậy.

Viết trên Facebook của BBC News Tiếng Việt, bạn Yến Tuyết Hoàng thương cảm:

"Chặng đường dài và gian nan quá Có mấy đoàn đi từ Bình dương qua Hà nội về Hà giang không biết đi bao ngày đêm khổ thật."

Quyết định mở cửa hầm được một số ý kiến ở Việt Nam hoan nghênh, đồng tình, nhưng cũng có câu hỏi vì sao rất nhiều hoạt động của chính quyền thường là "chạy theo" để giải quyết hậu quả của thảm họa nhân đạo khiến người dân "tháo chạy về quê".

Sự rút đi có lúc bị báo chí chính thống lên án là "tự phát" của hàng vạn lao động nghèo ở các khu đô thị giàu có phía Nam nước này đặt ra các câu hỏi khác về chính sách hỗ trợ nạn nhân kinh tế, xã hội của đại dịch Covid.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Diện đăng trên Facebook cá nhân câu hỏi có phải dòng người "về quê" từ các khu công nghiệp phía Nam là chỉ dấu cả ba chính sách: Chống dịch Covid, kinh tế và an sinh của chính quyền đã thất bại?

Sự quan tâm của dư luận Việt Nam về chủ đề "tháo chạy về quê" hiện là rất lớn.

Chỉ một bài ngắn trên trang Facebook của BBC News Tiếng Việt về đề xuất của Quân đội NDVN muốn hỗ trợ người dân về quê đã có trên 116 nghìn người tiếp cận, 6577 lượt tương tác sau một ngày.

Viết trên trang này, Facebooker Quang Doan nêu ý kiến:

"Chi phí cho nguồn lực để đưa dân về quê thì sao không lấy tiền đó trợ cấp đầy đủ cho dân sống yên ổn tại chỗ. Họ đói khát suốt 4 tháng trời thì về quê là bước đường cùng. Rồi về quê lỡ mang dịch toả ra thì vỡ trận. Làm quản lý mà tầm nhìn kém thì chưa đánh trận đã thua rồi!"

Phonnhu Doan viết:

"Không lẽ đến giờ mới thấy tác hại hậu làn sóng về quê của lao động nhập cư đang xẩy ra?

Nếu như các gói cứu trợ chính phủ đúng đối tượng và kịp thời hẳn không thể xảy ra như dự đoán: "Ước lượng 2,5 triệu/3,5 triệu lao động sẽ rời 4 thành phố về quê trong dịp này".

Facebooker Luật Nguyễn Đình thì đặt câu hỏi về lãnh đạo:

"Từ 1/10 đến nay dân bỏ tphcm về quê để sống, vì ở tp không có tiền để sống, để trả tiền nhà trọ... Vậy mà không thấy bí thư tp hay chủ tịch tphcm xuất hiện trên báo đài nói về vấn đề này, cũng không trực tiếp gặp gỡ dân để thấu hiểu và giải quyết tình trạng này. Lặn mất tăm..!"

Hiện chưa rõ ngoài việc người lao động bỏ về các vùng quê sẽ có tác động thế nào đến hoạt động sản xuất hoặc tái khởi động dây chuyền cung ứng hàng xuất khẩu tại các đô thị TP HCM, Bình Dương, Đồng Nai...

Cùng lúc, chính phủ Việt Nam đang phải đối mặt với yêu cầu của giới đầu tư nước ngoài sớm mở cửa trở lại để không làm đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu mà nước này là một mắt xích quan trọng.

Cũng có ý kiến cho rằng khó khăn kinh tế vì đại dịch Covid tác động đến thị trường lao động không chỉ ở Việt Nam.

Trạm kiểm soát số 5 đặt dưới chân đèo Hải Vân, thị trấn Lăng Cô (huyện Phú Lộc) đón hàng trăm người dân vào khai báo y tế lúc 17h ngày 4/10Nguồn hình ảnh, vnxpress

Chụp lại hình ảnh,

Trạm kiểm soát số 5 đặt dưới chân đèo Hải Vân, thị trấn Lăng Cô (huyện Phú Lộc) đón hàng trăm người dân vào khai báo y tế lúc 17h ngày 4/10

Người ta cũng nghi nhận các lãnh đạo nước này đã cố gắng nhiều để giảm thiểu khó khăn chung trên tầm quốc gia, nhất là trong việc xin vaccine để tiêm đại trà cho dân chúng nhằm phục hồi sớm nhất có thể nền kinh tế ở quốc gia 96 triệu dân.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn