Việt Nam cần ngày tự do báo chí hơn ngày nhà báo

Thứ Sáu, 25 Tháng Sáu 20214:00 SA(Xem: 2516)
Việt Nam cần ngày tự do báo chí hơn ngày nhà báo
voatiengviet.com

Việt Nam cần ngày tự do báo chí hơn ngày nhà báo

Nguyễn Hùng

Cứ mỗi dịp 21/6, Việt Nam lại rộn ràng Ngày Nhà báo. Chỉ liếc qua Facebook đã thấy hình ảnh thủ tướng, chủ tịch Quốc hội thăm viếng, chúc mừng giới báo chí.

Việt Nam khá độc đáo khi có ngày riêng cho những người làm báo, một nghề mà có những nhà báo nói chẳng có gì đặc biệt so với nhiều nghề khác trong xã hội. Trên thế giới tôi không rõ có còn nước nào có ngày nhà báo không. Nếu có cũng chỉ là thiểu số.

Bề ngoài Việt Nam có vẻ tôn vinh nghề báo nhưng thực tế không hẳn như vậy.

Theo hãng dữ liệu chuyên nghiệp Statista, lấy nguồn từ Uỷ ban Bảo vệ Nhà báo, Việt Nam nằm trong số 10 nước giam cầm nhiều nhà báo nhất trong năm 2020.

Việt Nam đứng thứ sáu cùng với Iran. Cả hai nước đều đang giam giữ 15 nhà báo so với 10 của Nga, nước đứng ngay sau Việt Nam.

Đứng đầu danh sách cầm tù nhiều nhà báo không phải ai khác mà chính là đại láng giềng Trung Quốc với con số 47, theo sau là 37 ở Thổ Nhĩ Kỳ, 27 ở Ai Cập, 24 ở Arab Saudi và 16 ở Eritrea.

Ba trong số 15 nhà báo bị giam giữ ở Việt Nam đã bị kết án tổng cộng 37 năm tù hồi đầu năm nay. Riêng ông Phạm Chí Dũng, Chủ tịch Hội Nhà báo Độc lập đã bị tuyên 15 năm tù và ba năm quản chế.

Hai thành viên của hội, ông Nguyễn Tường Thuỵ và ông Lê Hữu Minh Tuấn, bị phạt mỗi người 11 năm tù và ba năm quản chế.

Nhìn vào những mức án này có thể thấy Việt Nam ghét cay ghét đắng những ai viết không theo chỉ thị. Làm nhà báo quốc doanh hay nhà báo dễ bảo thì được. Nhưng muốn là nhà báo viết theo lương tâm, chứ không phải lương tháng, thì khó có đất sống ở Việt Nam. Nhất là khi các nhà báo có lương tâm lại còn tụ thành hội.

Tôi từng dẫn lời cây viết Phạm Đoan Trang, người nói rằng Hoa Kỳ coi những người dám viết ra sự thật như cô là “tài sản” chứ không phải là gánh nặng. Trang đã từ chối đề nghị ở lại tị nạn của Hoa Kỳ để rồi nằm trong thống kê 15 nhà báo bị cầm tù của Việt Nam.

Tại những nước thực sự có tự do, nếu nhà nước đụng tới các cây viết, những hội đoàn độc lập của giới báo chí sẽ lên tiếng bảo vệ họ. Còn ở Việt Nam, còn khuya Hội Nhà báo mới lên tiếng bảo vệ những người như Phạm Đoan Trang hay Phạm Chí Dũng. Có khi hội viên Hội Nhà báo còn bồi thêm cho mấy cú.

Nhưng chiếc áo không làm nên thầy tu. Hội viên Hội Nhà báo không nhất thiết đã là nhà báo. Cũng vậy, một nửa cốc nước vẫn là nước nhưng một nửa sự thật lại không phải là sự thật. Nhiều nhà báo quốc doanh của Việt Nam chỉ dám đưa một nửa sự thật thôi. Đó là khi họ được phép làm như vậy.

Bởi thế Việt Nam cần ngày tự do báo chí hơn nhiều so với ngày nhà báo.

Ý kiến bạn đọc
Thứ Sáu, 25 Tháng Sáu 202112:43 CH
Khách
hiếm có bài bình luận nào dù trích từ BBC, NBC , VOA etc... mà đúng như bài này .
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn