Của cải và vị thế của người chết

Thứ Ba, 06 Tháng Hai 20183:30 SA(Xem: 7592)
Của cải và vị thế của người chết

FB Luân Lê

Lăng mộ cho quan 1.400 tỷ có thể làm được gì?

Chết rồi còn muốn phân chia giai cấp và vị thế bằng cách xây nghĩa trang thật nguy nga dành riêng cho cán bộ cấp cao an táng.

Thế mới biết Karl Marx nói đúng, chỉ có loài súc vật mới quay lưng lại với đồng loại để chăn bẵm cho bộ lô của mình.

Đất nước còn nghèo, thuộc các quốc gia của thế giới thứ ba, thu nhập thấp, môi trường ô nhiễm, giáo dục tụt hậu, gần 1/4 (tức khoảng 20 triệu người) dân số sống ở mức đói, nghèo, cận nghèo. Nhiều nơi trẻ em không có trường để học, không có đường hay cầu qua sông, suối để đến lớp. Công nhân sống đời sống khổ cực và bấp bênh, bảo hiểm ít ỏi và khó khăn trong việc thụ hưởng. Việc nghiên cứu và đầu tư vào công nghệ, khoa học, y tế hay an sinh xã hội, họ thường nại ra là không có đủ tiền để thực hiện.

Nhưng thử nhìn vào những tượng đài nghìn tỷ, những dự án đắp chiếu hoặc thua lỗ hàng chục, thậm chí hàng trăm nghìn tỷ nhan nhản rải khắp trên cả nước. Nay thì còn có thêm dự án mà người sống lo cho xương cốt có nơi trú ngụ lộng lẫy và trang hoàng như vua chúa xưa kia thường hay làm khi chết.

Người sống thì còn không đủ ăn, đủ mặc, không đủ phương tiện đến trường, nợ công thì tăng cao làm kiệt quệ ngân khố, nhiều tỉnh còn làm công văn xin hỗ trợ gạo hoặc ngân sách để có tiền chi trả cho các hoạt động thường xuyên của địa phương, nhiều nơi còn nợ lương công chức, viên chức. Thế mà họ rảnh rang lại bày ra dự án lên tới hàng ngàn tỷ chỉ để lo khi lìa đời họ vẫn được hưởng vinh hoa phú quý.

Người Do Thái có đạo Do Thái giáo và họ được giáo dục rằng, tài sản là do Chúa ban tặng cho mỗi người để quản lý và họ có trách nhiệm làm sinh sôi nó nhiều hơn lên, đồng thời với đó là việc người Do Thái luôn tâm niệm phải biết cho đi tài sản (mà thực chất là thuộc sở hữu của Thượng đế), phải khiến người khác cũng giàu có lên như mình. Thế nên đi đâu, sống ở nơi nào, thời kỳ nào, họ cũng luôn làm cho không chỉ họ trở nên thành đạt mà họ còn khiến cộng đồng người của họ cũng trở nên thịnh vượng.

Karl Marx và Lenin lập ra luận thuyết của mình với mong muốn sẽ xoá bỏ đi giai cấp người trong một xã hội (và không còn nhà nước), nhưng thế hệ các quốc gia tiếp nhận chủ thuyết này, mặc dù là những chủ nghĩa sai lầm cả về mặt lý luận học thuật nội tại lẫn thực tiễn, đã khiến sự phân định giai cấp ngày càng trở nên rõ nét và khủng khiếp hơn, đến cả khi chết họ vẫn cần có một khuôn viên riêng dành cho 4 từ “cán bộ cao cấp” như là một sự phân định lố bịch nhất.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn