Quang Nguyên - Nguyễn Phú Trọng ngồi lại: dấu hiệu suy tàn của ĐCSVN

Thứ Tư, 03 Tháng Hai 20216:00 SA(Xem: 3373)
Quang Nguyên - Nguyễn Phú Trọng ngồi lại: dấu hiệu suy tàn của ĐCSVN

Bầu lại ông Nguyễn Phú Trọng bất chấp ông đã 2 nhiệm kỳ làm TBT, đã quá tuổi quy định và sức khỏe không tốt dẫn đến những suy nghĩ đưa đến kết luận sư suy tàn của chế độ CSVN cận kề.

ChoCanNhau
Nguyễn Phú Trọng ngồi lại: dấu hiệu suy tàn của ĐCSVN

Hội nghị lần thứ nhất Trung ương khóa XIII đã bầu 18 Ủy viên Bộ Chính trị, trong đó 8 người tái cử và 10 người tham gia lần đầu.

Kết quả bầu cử tại Đại hội XIII ghi nhận 10 “trường hợp đặc biệt”, là những nhân sự ngoài độ tuổi theo quy định, do Trung ương khóa cũ đề cử với Đại hội và được 1.587 đại biểu tín nhiệm bầu vào Trung ương khóa mới. Bộ Chính trị khóa XII tái cử có 2 “trường hợp đặc biệt” là Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Chuyện hai ông Trọng và Phúc ngồi lại TW, một ông tiếp tục làm TBT, một ông làm chủ tịch nước, đặc biệt trường hợp ông Trọng, dẫn đến những ngờ vực về báo hiệu nguy cơ vô cùng nguy hiểm cho đảng CSVN. 

Đảng CSVN không còn người đủ tiêu chuẩn về chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống, về năng lực, trình độ, uy tín như 2 ông Trọng và Phúc. 

Theo quy định số 90-QĐ/TW ngày 4/8/2017 của Bộ Chính trị về tiêu chuẩn chức danh, tiêu chí đánh giá cán bộ thuộc diện Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý (*) nếu có ai đó trong 200 ủy viên trung ương đủ tiêu chuẩn theo quy định thì tại sao phải lưu giữ ông Trọng, người ‘quá sức đặc biệt’ này tới 2 lần được lưu làm TBT? Hay quy định trên chỉ là mớ giấy lộn không xem là cần phải dùng làm tiêu chuẩn của sự chọn lựa nhân sự trong đảng, một thứ tài liệu dùng trang trí, hay dùng để giới han người bị đám đông không ưa? Không thể tìm được người có phẩm chất như đảng mong muốn, như ông Trọng, điều này dẫn đến các nghi ngờ sau:

Trong ủy ban trung ương, các ủy viên thiếu lòng tin vào các đồng chí khác của mình. Họ tự nhìn mình và nghi ngờ các đồng chí còn lại cũng giống mình không hội đủ tiêu chuẩn của quy định trên, lọt được vào trung ương có thể chỉ do bè phái, mua chuộc kéo co nhau, quyền lợi cá nhân phe nhóm trên quyền lợi đảng. Họ nghi ngờ cái năng lực người này người kia, hoặc giả nhìn thấy lối sống tha hóa, vô đạo đức, đố kỵ như  nhau. 

Nhưng cái lo nhất của họ với nhau nằm trong cái lo mà Đại Tướng Tô Lâm, Bộ Trưởng công an đã nêu ra trong bản tham luận của ông như những lời cảnh cáo giữa các đồng chí: “Nguy cơ ‘tự diễn biến’, ‘tự chuyển hóa’ trong nội bộ. nguy cơ mất an ninh chính trị nội bộ, suy giảm thế trận lòng dân, làm suy yếu sức chiến đấu của Đảng, của chế độ ta từ gốc, từ bên trong là nguy hiểm nhất.” Bầu ông Trọng vào ghế TBT, những người ủy viên trung ương có thể yên tâm  khộng lo lắng một Gorbachev Việt Nam, yên tâm thụ hưởng quyền lợi của nhóm chóp bu trong đảng ít nhất thêm 5 năm nữa. 

Chính ông Trọng cũng không tin các đàn em trẻ tuổi hơn ông. Trọng từng chứng tỏ sự kiên trì con đường Mác Lê. Chủ trương công an trị tối đa để giữ được đảng khiến ông phải ngồi ghế bí thư đảng bộ công an, trực tiếp chỉ đạo, uốn nắn ngay cả bộ trưởng công an, một công việc hẳn chiếm nhiều thì giờ trong thời khóa biểu của ông. 

Ông Trọng cũng không tin ai có thể sẽ đảm đương được công việc của một TBT có thể trấn áp được các phe phái luôn kèn cựa nhau, tranh giành lợi ích, khoanh tay ngồi im như đám học trò tiểu học của ông. Ông Trọng cũng không tin các đồng chí khác kiên trì, không đi chệch hướng con đường tiến lên xã hội chủ nghĩa đã nhiều lần chính ông phải uốn nắn lại theo ý của ông. 

Ông Trong lo lắng về sự lai căng trong tư tưởng của các đồng chí trẻ hơn, nóng nảy và cấp tiến trong  TW. Ông cũng không tin ai ngoài ông ra có quyết đoán, quyết liệt để quyết định những vấn đề khó, phức tạp liên quan đến vận mệnh của Đảng, của quốc gia, của dân tộc. Có năng lực lãnh đạo, điều hành Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư. 

Trong 2 nhiệm kỳ qua, ông Trọng đã đút được một số đối thủ cộm cán của phe nhóm chống ông vào lò, đã phủ dụ, đàn áp được các phe nhóm khác, tạo được sự ổn định giả tạo trong nội bộ. Sự tạm ổn định này làm các phe phái trong TW yên tâm không sợ còn bị thanh trừng tiếp theo, và tốt hơn cả chọn không bầu một người mới dễ có nguy cơ bị thanh trừng. Chỗ ngồi trong TW béo bở  mong yên vị, miếng ăn đã được sắp xếp, tốt nhất đừng thay đổi cho lành.

Nếu những nhận xét trên là đúng, không còn người lãnh đạo đảng tốt, tài năng, trung kiên theo ý của họ, không đoàn kết tin tưởng nhau, tư tưởng đảng viên giao động, diễn biến chống lại đảng, chế độ cộng sản Việt Nam đang đi đến chỗ sự suy tàn.

Quang Nguyên

________________

Ghi chú:

(*) https://tulieuvankien.dangcongsan.vn/he-thong-van-ban/van-ban-cua-dang/quy-dinh-so-90-qdtw-ngay-482017-cua-bo-chinh-tri-ve-tieu-chuan-chuc-danh-tieu-chi-danh-gia-can-bo-thuoc-dien-ban-chap-3459

(VNTB)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn