Lo vỡ đại hội – Tô Lâm cho bắt nhà báo Trương Châu Hữu Danh

Chủ Nhật, 20 Tháng Mười Hai 202011:50 SA(Xem: 4756)
Lo vỡ đại hội – Tô Lâm cho bắt nhà báo Trương Châu Hữu Danh
Nhà báo Trương Châu Hữu Danh rất nổi tiếng trong cộng đồng mạng, anh là một nhà báo tự do và là một người đấu tranh tích cực chống BOT bẩn. Bất ngờ ngày 17/12 đồng loạt các tờ báo nhà nước đưa tin Công an TP Cần Thơ đã khởi tố bị can, bắt tạm giam ông Trương Châu Hữu Danh 38 tuổi, ngụ đường Khương Minh Ngọc, ấp Vĩnh Hòa, xã An Vĩnh Ngãi, TP Tân An, Long An.
1i0GHBgObtzilk26C8ncAeAjMU0gxMfGUi_TYHhSpjuG0c678N_ZvDgxb-GyAxV3aCvbnkt0sGlvIoA19OCqf7BfCZ1maqsc_A1hqC24rfn7FtU7A-_YWU27KRN5SPTL29R130I=w400-h225
Lo vỡ đại hội – Tô Lâm cho bắt nhà báo Trương Châu Hữu Danh

Chiều 17-12, ông thiếu tướng Nguyễn Văn Thuận, giám đốc Công an TP Cần Thơ, xác nhận cùng ngày cơ quan an ninh điều tra Công an TP Cần Thơ đã khởi tố bị can và thực hiện lệnh bắt đối với ông Trương Châu Hữu Danh. Trước khi báo chí CS thông báo thì cộng đồng mạng đã biết tin này từ sáng ngày 17/12 rồi. Nói chung, cộng đồng mạng thông tin nhanh hơn báo đảng.

Theo phía chính quyền CS cho biết thì ông Danh bị khởi tố, bắt tạm giam 3 tháng về tội: “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”, được quy định tại Điều 331, Bộ luật hình sự 2015. Một điều luật khá mới mẻ đối với cộng đồng mạng. Trên thế giới không có quốc gia tự do nào có cái cái tội rất quái đản, đó là “lợi dụng quyền tự do ngôn luận cả”. Nếu chính quyền cho dân dùng cái quyền đó thì dân dùng chứ tại sao khi người dùng quyền đó để bày tỏ chính kiến lại chụp mũ người ta “lợi dụng”? Rất ô lí.

Ông Trương Châu Hữu Danh sinh năm 1982, tại ấp Vĩnh Hòa, xã An Vĩnh Ngãi, TP Tân An, Long An. Ông Danh từng là phóng viên của một số tờ báo nhà nước trước khi làm nhà báo tự do.

Cùng ngày, ông Danh đã được di lý về nhà riêng tại phường 6, TP Tân An, tỉnh Long An để thực hiện các thủ tục khám xét.

Nguyên Nhân sao ông Trương Châu Hữu Danh bị bắt?

Ông Trương Châu Hữu Danh rất nổi tiếng trong vấn đề chống tiêu cực, từ đánh BOT bẩn đến đưa sự thật hồ sơ vụ án Hồ Duy Hải ra trước công luận, tham gia tích cực vào phong trào chống tiêu cực khác như vụ án Thủ Thiêm vv… Chính vì vậy mà khi ông Danh bị bắt, người ta không biết vì loạt bài báo nào đã dẫn tới hành động bắt bớ của nhà cầm quyền, bởi đơn giản ông có quá nhiều bài viết về tiêu cực. Trên cộng đồng mạng đang tranh luận xôn xao lý do vì sao ông Danh bị bắt.

Ông Trương Châu Hữu Danh nổi tiếng ở Việt Nam trong vai trò chủ tài khoản Facebook thường xuyên cập nhật tình hình thời sự, chính trị, xã hội ở Việt Nam chính vì nói lên sự thật này mà chính quyền CS mới gán cho ông là có tư tưởng chống phá Đảng và Nhà Nước. Thực chất là ông Danh chống tiêu cực nhưng họ ghép vào tội chống phá nhã nước thì khác nào chính quyền CS đã gián tiếp thừa nhận chính họ là tiêu cực?

Ngoài là chủ Facebook Trương Châu Hữu Danh, ông còn là thành viên “top” của nhóm “Bạn hữu đường xa” tích cực chống BOT bẩn – hoạt động thu phí không minh bạch ở các trạm BOT. Ông Danh cũng là thành viên sáng lập nhóm “Báo sạch” nổi tiếng trên mạng xã hội.

Gần đây, cơ quan chức năng xác định, ông Danh lợi dụng sự nổi tiếng của bản thân với 167.917 người theo dõi, Facebooker này thường đăng nhiều bài viết chống phá chính quyền, Đảng và Nhà nước, ảnh hưởng đến uy tín của các lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Chính phủ, gây chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc.

Gần đây nhất, trang Facebook của ông Danh thường xuyên cập nhật về việc chống tham nhũng của Đảng, Nhà nước, bắt Cựu Chủ tịch HĐQT Saigon Co.op Diệp Dũng và vụ bắt ông Tất Thành Cang, cựu Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP.HCM.

Nếu bị ghép tội vào điều 331 Bộ luật hình sự thì ông Danh đối diện với mức án nào?

Theo Điều 331, Bộ Luật Hình sự năm 2015, ông Danh có thể đối mặt với mức án cao nhất lên đến 7 năm tù tùy vào mức độ vi phạm.

Cụ thể, Điều 331 quy định về Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khẳng định, người nào lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự do dân chủ khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.

Trong trường hợp nặng hơn, phạm tội gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội, thì bị phạt tù từ 2 năm đến 7 năm tù. Vấn đề là từ 2 đến 7 năm là một khoảng co giãn rất rộng, liệu ông Danh sẽ nhận mức án 2 năm hay hơn hay thậm chí là 7 năm?

Nếu xem nhiều vụ án để so sánh thì có thể thấy rằng, khi chính quyền xử quan chức thì họ tìm mọi cách để giảm nhẹ hình phạt, còn xử dân thì họ tìm mọi cách để tăng nặng hình phạt nhằm kiếm chút đỉnh tiền chạy án của bị cáo.


Lấy vụ án xử ông cựu đô đốc Hải Quân Nguyễn Văn Hiến và ông cựu chủ tịch thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung thì sẽ rõ, hai ông này được ưu ái mức án rất nhẹ sơ với tội danh. Ông Hiến thì dưới 5 năm, còn ông Chung thì nhận mức án 5 năm từ giam so với khung quy định mức án cho tội chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước là từ 10 đến 15 năm.

Quay lại chuyện Trương Châu Hữu Danh, ông bị bắt vì chính quyền muốn bịt miệng tiếng nói chống tiêu cực, vì vậy thông thường chính quyền co xu hướng tăng nặng hình phạt để cho dân sợ mà để yên cho quan chức chính quyền sai phạm.

Quyền tự do ngôn luận ở Việt Nam chỉ là cái bẫy

Chính quyền CS Việt Nam luôn ra rả rằng họ đảm bảo thực thi tự do báo chí, tự do ngôn luận và họ ghi trong điều 25 hiến pháp 2015, thế nhưng thực tế thì tù nhân ở Việt Nam đi tù vì tội “lợi dụng quyền tự do ngôn luận” thì rất nhiều.

Trong cuộc họp báo chiều 17/12, trước câu hỏi của phóng viên quốc tế đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam về thông tin từ tổ chức Ủy ban Bảo vệ Nhà báo quốc tế (CPJ) cho rằng, chính sách quản chế tự do báo chí, tự do ngôn luận của Việt Nam ngày càng khắt khe, nghiêm khắc khi có nhiều nhà báo bị bỏ tù, người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng khẳng định Việt Nam đảm bảo thực thi tự do báo chí, tự do ngôn luận. Thì bà Lê Thị Thu Hằng khẳng định rằng: “Chúng tôi hoàn toàn bác bỏ những nội dung sai sự thật, không khách quan, mang định kiến xấu của Ủy ban bảo vệ các nhà báo (CPJ) đưa ra về tình hình Việt Nam”,

Bà Lê Thị Thu Hằng nhắc lại sự thật này được quy định cụ thể trong Hiến pháp 2013 và nhiều văn bản pháp luật liên quan, được thể hiện rõ ràng qua sự phát triển mạnh mẽ của báo chí Việt Nam trong những năm gần đây.

Minh chứng cho phát biểu của mình, đại diện Bộ Ngoại giao đã nêu ra một số dữ liệu như tính đến hết năm 2019, Việt Nam có 868 cơ quan báo chí, 125 kênh truyền hình, mạng di động phủ sóng 99,7% dân số. Trong đó mạng 3G, 4G phục vụ 98% dân số. Hơn 64 triệu người dân Việt Nam đang sử dụng mạng internet và hơn 62 triệu người dân Việt Nam đang sử dụng mạng xã hội.

“Tôi nghĩ đây là những con số khá ấn tượng. Ở Việt Nam cũng như ở bất kỳ nhà nước pháp quyền nào trên thế giới, mọi người đều bình đẳng trước pháp luật và bất cứ ai, nếu có hành vi vi phạm pháp luật, đều phải bị xét xử theo đúng trình tự tố tụng đã được quy định trong pháp luật hiện hành của Việt Nam”.

Đấy là những gì mà phía Việt Nam đã chối trước sự chất vấn của báo chí quốc tế. Nói theo cách mà người dân Việt Nam hay dùng là “chẳng ai chịu cha thằng ăn cướp” cả. Vâng! Lâu nay, chính quyền CS Việt Nam vẫn không bao giờ chịu thừa nhận những điều xấu xa mà họ đã làm. Ngày nay, tù nhân lương tâm ngồi trong nhà tù CS không phải là ít, Phạm Thành, Nguyễn Tường Thụy, Phạm Chí Dũng, Phạm Đoan Trang vv… và rất nhiều người khác đang ngồi từ vì cái bẫy “quyền tự do ngôn luận” mà chính quyền CS giăng ra.

Vì sao Tô Lâm đã bủa vây ông Trương Châu Hữu Danh?

Ông Trương Châu Hữu Danh là một người dân của tỉnh Long An, đúng ra chỉ có công an tỉnh này thụ lí vụ án. Ấy vậy mà ông Danh lại bị công anh thành phố cần thơ bắt, điều này cho thấy có lệnh của Tô Lâm thì công an các tỉnh mới phối hợp với nhau bắt người.

Ông Trương Châu Hữu Danh, một nhà báo và Facebooker năng nổ trong hoạt động chống các trạm BOT bị cho là ‘bẩn’ tại Việt Nam. Ông động chạm tới nhóm lợi ích rất lớn đang được Nguyễn Văn Thể bảo vệ. Những chủ trạm BOT bẩn là những sân sau các ủy viện Bộ Chính Trị, chính vì vậy mà Tô Lâm mới ra tay mạnh để bịt tiếng nói đấu tranh chống tiêu cực.

Theo chỉ đạo của Tô Lâm, Cơ quan An Ninh Điều tra thuộc Công an Thành phố Cần Thơ, sau khi có sự đồng ý phê chuẩn của Viện Kiểm Sát Nhân dân Thành phố Cần Thơ, tiến hành khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam ông này 3 tháng để phục vụ mục đích điều tra. Theo truyền thông Nhà nước Việt Nam thì ông Trương Châu Hữu Danh bị bắt để điều tra về cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân’ theo Điều 331, Bộ Luật Hình sự Việt Nam năm 2015.

Được biết bài đăng cuối cùng trên Fanpage Trương Châu Hữu Danh là hình ảnh photoshop 2 ông Tất Thành Cang và Đinh La Thăng khoác tay nhau và mặc áo tù cùng dòng trạng thái “Trùng phùng“.

Hôm 1-12-2020 vừa qua, tổ chức Ân Xá Quốc Tế ra báo cáo về tình trạng kiểm duyệt của các mạng xã hội lớn trong đó có nhắc đến Trương Châu Hữu Danh như là “một nhà báo tự do nổi tiếng tại Việt Nam tập trung vào các vấn đề như cáo buộc tham nhũng, công bằng xã hội và cáo buộc lạm quyền của các quan chức chính phủ.”

Theo báo cáo này, ông Danh sử dụng tài khoản Facebook cá nhân với gần 150.000 người theo dõi để đăng các bài viết của mình. Hàng nghìn người tương tác với bài của ông mỗi ngày.

Tuy nhiên một số bài đăng của ông về vụ bê bối cáo buộc có tham nhũng tại tỉnh Bình Dương đã bị Facebook hạn chế tại Việt Nam mà thiếu lựa chọn để khiếu nại.

Lần này Tô Lâm ra tay với Trương Châu Hữu Danh, xem như ông tướng công an này đã ra tay cứu rất nhiều quan tham đang lộng hành trên đất nước này. Nguyễn Phú trọng hô hào trong sạch nhưng người dân lên tiếng cho một xã hội trong sạch thì bị bắt như thế, không biết còn bao nhiêu người tin vào “sự trọng sạch” của chế độ này? Chắc là không còn ai.

Nguyễn Duy – Thoibao.de (Tổng hợp)

https://thoibao.
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn