Đã có phe nhóm triệt hạ nhau trong nội bộ đảng cộng sản Việt Cộng? ( Vẹm không giết nhau mới là lạ )

Thứ Năm, 29 Tháng Mười 20203:00 CH(Xem: 5857)
Đã có phe nhóm triệt hạ nhau trong nội bộ đảng cộng sản Việt Cộng? ( Vẹm không giết nhau mới là lạ )
Chủ tịch Hội Truyền thống Trường Sơn – đường Hồ Chí Minh Việt Nam, thiếu tướng Võ Sở, nói rằng “Phải loại trừ bằng được phe nhóm trong lãnh đạo, quản lý”.
21
                                                                     Ảnh minh họa

Phải chăng trong nội bộ đảng cộng sản Việt Nam, các phe nhóm đã có được quyền lực đủ mạnh để tiến tới triệt hạ nhau vì lợi ích riêng?

Tại hội nghị lấy ý kiến các tổ chức thành viên của Mặt trận tổ quốc Việt Nam vào các dự thảo văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, thiếu tướng Võ Sở cảnh báo, “Phải loại trừ bằng được phe nhóm trong lãnh đạo, quản lý. Kiên quyết loại bỏ khỏi tổ chức Đảng những người không đủ phẩm chất từ khi đại hội hoặc trong quá trình công tác có biểu hiện xấu. Thực hiện các biện pháp để nhân dân tham gia xây dựng Đảng”.

Có hai ý xin dừng lại để luận bàn ở đây: thứ nhất, phải loại trừ phe nhóm trong lãnh đạo; thứ hai, người dân tham gia xây dựng Đảng.

Trước tiên với yêu cầu tạm gọi là “sạch, không dính lợi ích nhóm là yêu cầu phải có của một lãnh đạo”. Diễn giải cho yêu cầu này, có thể từ ví dụ, nếu không có những cán bộ cấp cao bao che, tiếp tay, thao túng như cựu Chủ tịch Đà Nẵng Văn Hữu Chiến, cựu Phó trưởng ban Tổ chức Trung ương, cựu Chủ tịch Đà Nẵng Trần Văn Minh, cựu trung tướng công an Phan Văn Vĩnh, cựu trung tướng tình báo Phan Hữu Tuấn… và cả những “củi tươi” chưa lộ diện, thì liệu những Vũ “nhôm”, Út “trọc” có “coi trời bằng vung”, có dám chỉ tay vào mặt một chủ tịch thành phố: “Tao sẽ cho mày bay chức” như đã từng?

Trong vế ngược lại, sẽ là thắc mắc, vậy thì nhóm quyền lực ‘bề trên’ nào đã chọn ‘dưới trướng’ là những Văn Hữu Chiến, Trần Văn Minh, Phan Văn Vĩnh, Phan Hữu Tuấn?

Để trả lời cả ‘hai vế’ của ví dụ nói trên, cho thấy nếu Đảng thật sự dũng cảm, thật sự cầu thị, thì cần chấp nhận cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước một cách độc lập do luật pháp quy định. Nôm na, đã đến lúc cần nghiên cứu để có một tổ chức mà thẩm quyền lớn hơn Ủy ban Kiểm tra Trung ương hiện nay, do Quốc hội phê chuẩn, chịu trách nhiệm trước Quốc hội; và lẽ đương nhiên là không chịu sự lệ thuộc, phụ thuộc kiểu ‘xin ý kiến’ Bộ Chính trị.

Cơ quan này có quyền thanh tra, kiểm tra, khởi tố các hành vi có dấu hiệu tham nhũng đối với tất cả các cán bộ, công chức trong bộ máy nhà nước và hệ thống chính trị từ trung ương đến các địa phương, kể cả trong Đảng và ngoài Đảng; thực hiện chức năng kiểm soát tổ chức và hoạt động của các bộ – bao gồm cả Bộ Chính trị, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, chính quyền địa phương và các tập đoàn kinh tế nhà nước.

Một gút mắc mang tính nguyên tắc cần phải giải quyết triệt để cho đề xuất ở trên, đó là xem lại cụm từ mệnh lệnh quen thuộc lâu nay mỗi khi luận bàn vấn đề gì được cho là có yếu tố nhạy cảm chính trị, đó là, “để đảm bảo sự lãnh đạo toàn diện và tuyệt đối của Đảng”.

Nếu lại tiếp tục đưa ra kiểu, “Đảng cần phải hóa thân vào Nhà nước để lãnh đạo trực tiếp cơ quan này; tổ chức này nên là một thiết chế nhà nước, hoạt động theo chế độ thường trực”, thì xem ra vẫn không giải quyết được, bởi đây vẫn là việc phụ thuộc vào lợi ích nhóm quyền lực nào đó trong chính nội bộ Đảng – điểu mà tướng Võ Sở đã cảnh báo như nêu ở phần đầu bài viết.

Còn với yêu cầu có “các biện pháp để nhân dân tham gia xây dựng Đảng” của Chủ tịch Hội Truyền thống Trường Sơn – đường Hồ Chí Minh Việt Nam, cho thấy có lẽ cần tu chỉnh Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017), các điều luật ở Chương XIII “Các tội xâm phạm an ninh quốc gia”.

Bởi, khi người dân vì ‘thương Đảng’ nên ‘cho roi, cho vọt’ – tức sẽ mạnh miệng phê phán với những lời đắng cay, thì Đảng sẽ không vì thế mà chụp chiếc mũ hình sự của lối suy diễn, đây là “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm có nội dung xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân” – Điều 117.1, Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017).

Vụ án khởi tố công dân Phạm Chí Dũng là một minh chứng cho chuyện vì bền bỉ ‘góp ý Đảng’, nên ông đã bị cáo buộc trở thành ‘phỉ báng chính quyền’, ‘gây chiến tranh tâm lý’.

 Lynn Huỳnh

(VNTB)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn