Thủy Tiên và Mặt trận Tổ quốc – Lòng dân và quyền lực chính trị

Thứ Ba, 20 Tháng Mười 202011:59 SA(Xem: 5895)
Thủy Tiên và Mặt trận Tổ quốc – Lòng dân và quyền lực chính trị

 Con số trăm tỷ của ca sĩ Thủy Tiên vận động được trong tuần qua và hơn 20 tỷ của MC Phan Anh mấy năm trước không thể nào nói hết tinh thần "lá lành đùm lá rách" của người dân Việt. Hàng triệu người vẫn âm thầm quyên góp và hàng ngàn người khác đang cứu trợ trong vùng lũ và đang chuẩn bị cho các chuyến đi cứu trợ miền Trung. Số tiền thực sự vận hành bởi lòng dân là không bao giờ đong đếm được.

1587872288-323-thuy-tien-2-1587868199-width960height748
                                                            Thuỷ Tiên đi làm từ thiện 

Trong Friendlist của tôi có nhiều bạn đang là cán bộ các hội đoàn và MTTQ hiện cũng đang ngồi thuyền cứu trợ. Tôi tin rằng các hội đoàn của Đảng, các cấp MTTQ cũng quyên góp được không ít. Nhưng, nếu phân tích các danh sách đóng góp, những người làm chính sách sẽ phải thay đổi cách tiếp cận rất nhiều. 

Tôi có trong tay danh sách đóng của một "tổ chức chính trị xã hội"(cho một chương trình từ thiện khác), số tiền khá lớn, nhưng số đầu mối góp chỉ đủ đếm trên đầu ngón tay; có nơi góp dăm, ba tỷ. 

Rồi MTTQ và các tổ chức chính trị xã hội khác sẽ mở các đợt vận động cứu trợ "đồng bào miền Trung". Sẽ có nhiều người lên tivi tuyên bố góp số tiền 5, 10 tỷ. Nhưng thành phần đóng góp đầu bảng sẽ là các doanh nghiệp nhà nước, các doanh nghiệp lớn, các doanh nghiệp "làm ăn" trên địa bàn... Cá nhân, phần lớn là cán bộ, công chức, đóng góp chủ yếu theo hình thức... khấu trừ lương. Dân chúng ngoài "hệ thống chính trị", ở các thành phố lớn, gần như chỉ góp khi những người vận động tới cùng... tổ trưởng dân phố và CSKV. 

Mặc dù, Nghị định 64/2008/NĐ-CP quy định "Ngoài các tổ chức, đơn vị nêu trên, không một tổ chức, đơn vị, cá nhân nào được quyền tổ chức tiếp nhận tiền, hàng cứu trợ". Liệu các địa phương có cam lòng ngăn cản các "tổ chức, cá nhân" làm nhà chống lũ, nấu bánh chưng, mua mì tôm, áo phao... mang đến cho dân mình khi họ đang đói rét.

Không phủ nhận là cũng có không ít trường hợp tự nguyện đóng góp thông qua MTTQ hoặc các tổ chức chính trị xã hội của Đảng. Nhưng, quyền lực chính trị của đảng cầm quyền, quyền lực nhà nước đang ảnh hưởng rất lớn lên các cuộc vận động này. Tôi tin là nếu MTTQ chỉ có mạng xã hội thì không thể nào trong vòng một tuần lại có thể vận động được nhiều người tự nguyện tham gia và góp số tiền lớn như Thủy Tiên làm được. 

Việt Nam đang có nhiều tổ chức cá nhân có thể quyên góp, có thể giúp người nghèo, người ở trong vùng thiên tai như Phan Anh, Thủy Tiên... Nhưng, Không biết Thủy Tiên đã trao đổi kinh nghiệm quản trị công tác từ thiện với Phan Anh; tôi chưa hình dung được, chưa có một pháp nhân, Thủy Tiên sẽ quản trị số tiền hơn trăm tỷ đồng này như thế nào.

Việc chỉ có rất ít người xin được giấy phép lập QUỸ và các rào cản trong Nghị định 64 hạn chế dân chúng nhận tiền cứu trợ, không chỉ đã đánh mất rất nhiều cơ hội bày tỏ lòng "thương nhau" của "người trong một nước", mà người nghèo, nạn nhân bão lụt cũng khó tiếp cận với các nguồn trợ giúp.

Hoạt động của Quỹ Học Trò Nghèo Vùng Cao và một số quỹ được cấp phép cho thấy nếu không có pháp nhân thì rất khó có chiến lược giúp dân bài bản và hiệu quả. 

Điều gì dân chúng làm được thì nhà nước, đảng cầm quyền không nên làm. Hãy sử dụng quyền lực chính trị đó làm những việc lớn như hòa giải, đoàn kết các sắc dân; đặc biệt, nghiên cứu chính sách giúp dân thoát nghèo. Nếu có những góc khuất mà chính sách chung không tới được hãy để "bầu bí thương nhau". Đừng phung phí uy tín và quyền lực chính trị vào những việc mà dân chúng không những có thể tự làm được mà còn làm tốt hơn các tổ chức chính trị đang dùng rất nhiều quyền lực.

Huy Đức

(FB Truong Huy San)

Ý kiến bạn đọc
Thứ Ba, 20 Tháng Mười 20208:45 CH
Khách
Rõ dở hơi cái nhà anh tác giả "Bên thắng cuộc" này. Không cho cơ quan nhà nước can thiệp vào việc cứu trợ, thì cán bộ hốt..phân mà ăn à. Nhiều khi cả năm mới có một lần là cơ hội cho các quan chức có dinh thự trong khu "cận nghèo" được hưởng cứu trợ tu bổ nhà cửa mà lại bỏ qua là làm sao hả ? Biệt thự, lâu đài các quan chức đảng viên ở khu vực sát dân nghèo đều được hưởng qui chế tài trợ cho "hộ cận nghèo" đồng chí Huy Đức có biết luật nhà nước này không ?
Ông nên để thì giờ tìm hiểu tại sao các đập thủy điện nhỏ của các lãnh đạo cao cấp thầu xây dựng (bán điện cho dân thu tiền chia nhau) phải bỗng dưng thi nhau xả nước để bảo vệ đập vì mưa lũ. Nước xả đập cùng mua lũ khiến dân bị nước ngập tới nóc nhà. Đó là lý do tại sao mười mấy cán bộ cao cấp từ Tá tới Tướng vì xót của nên vội vàng vào khu khai thác thủy điện xem xét hư hỏng rồi bỏ mạng vì sụt lở, chứ không phải lính tráng bày tôi sai đi công tác cứu hộ đâu nha.
Cán bộ phá rừng bán gỗ, xây thủy điện để bán điện nên mưa lũ tràn rừng, thủy điện xả nước cứu đập, gây ra lụt lội thảm thương, chết dân vô tội là theo đúng qui trình học tập đạo đức Hồ chí Chó Tàu.
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn